Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế uy tín tại Hà Nội

Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế ở đâu tốt nhất ?

Hiện nay khoa học và công nghệ đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Con người đưa vào ứng dụng rất nhiều loại máy móc, công cụ hiện đại trong công tác khám và chữa bệnh.

Trong quá trình sử dụng, theo thời gian không thể tránh khỏi các vấn đề hư hỏng, sự cố không mong muốn. Để kéo dài thời gian sử dụng của các loại máy móc thiết bị y tế, đơn vị sử dụng cần thường xuyên bảo trì bảo dưỡng và thay thế các vật tư tiêu hao đúng thời hạn. Đặc biệt cần sửa chữa sớm những sự cố hư hỏng nếu có, tránh gây những thiệt hại lớn hơn khi cố gắng vận hành thiết bị.

Trong bài viết này chúng tôi cố gắng tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề bảo trì bảo dưỡng và xử lý những sự cố, hỏng hóc thường gặp trên các thiết bị y tế. Nếu bạn là người sử dụng về mặt chuyên môn (bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên chuyên môn,…) khám và chữa bênh. Bạn nên liên hệ đội ngũ kỹ thuật thiết bị y tế chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong trường hợp thiết bị sử dụng gặp lỗi hoặc trục trặc.

Thiết bị y tế là gì ?

Là những thiết bị được sử dụng trong các bệnh viện, phòng khám phục vụ cho công tác khám chẩn đoán và chữa bệnh, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, xét nghiệm, … Ngày nay có rất nhiều hãng đến từ nhiều quốc gia tham gia nghiên cứu và sản xuất các thiết bị trong ngành y tế có thể kể đến như: Siemen, Aloka, Shimadzu, MIndray, NIhon Kohden,….

Đặc thù của các thiết bị y tế thường đắt tiền, sử dụng các công nghệ mới và hiện đại, cần được hướng dẫn và chuyển giao sử dụng từ nhà sản xuất hoặc các chuyên gia được đào tạo của hãng sản xuất.

Máy móc thiết bị y tế cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao và cực kỳ khắt khe theo quy chuẩn quốc tế nên việc bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc cũng cần đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Bạn cần tư vấn kỹ thuật về các thiết bị y tế : 0943.774.012 – MR Thịnh

@thietbiketnoi_com tbyt 2023 #suadien #diy #thietbiketnoi ♬ Một Giấc Phiêu Bồng (Remix) – Chu Thúy Quỳnh & NH4T Remix

Lưu ý khi vận hành, sử dụng máy móc thiết bị y tế

Cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu bảo quản, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nên ngưng sử dụng thiết bị trong trường hợp thiết bị, máy móc xuất hiện các cảnh báo hoặc báo lỗi trong quá trình vận hành. Liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Sử chữa bảo dưỡng thiết bị y tế ở đâu ?

Đầu tiên đương nhiên phải kể đến là nhà sản xuất, thông thường các thiết bị y tế được bán ở Việt Nam đều sẽ có văn phòng đại diện của hãng hoặc các nhà phân phối, công ty được ủy quyền của nhà sản xuất. Các đơn vị này sẽ đại diện cho hãng sản xuất cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (bao gồm lắp đặt, chuyển giao, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa …) của sản phẩm do hãng sản xuất.

Ngoài ra cũng có các đơn vị ngoài chuyên sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị y tế nhưng bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng các tiêu chí như trình độ, kinh nghiệm, lĩnh vực sửa chữa, thời gian sửa chữa. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra khả năng đáp ứng các giấy tờ đi kèm sau sửa chữa bảo dưỡng của đơn vị đó.

Mỗi đơn vị kĩ thuật đều có những ưu và nhược điểm mà bạn nên biết. Đối với đội ngũ kỹ thuật của hãng, bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí nếu thiết bị vẫn còn trong diện bảo hành, có sẵn các linh kiện thay thế trong trường hợp cần. Nhưng nhược điểm là đội ngũ của nhà sản xuất nào thường chỉ sửa thiết bị của hãng đó mà thôi.

Các đơn vị ngoài thường có khả năng nhận sửa chữa nhiều thiết bị y tế của các hãng khác nhau cũng như nhiều khoa, phòng trong bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn có thể tiết kiệm thời gian thay vì phải tìm nhiều đơn vị khác nhau cho mỗi loại máy móc trong bệnh viện hoặc phòng khám. Nhược điểm là bạn sẽ phải mất chi phí và thời gian chờ thay linh kiện có thể dài hơn so với kỹ thuật của hãng sản xuất nếu cần thay thế.

Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

Phần này chúng tôi sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp đối với các thiết bị y tế trong quá trình sử dụng cũng như sửa chữa từ đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi.

Các lỗi thường gặp đối với monitor theo dõi bệnh nhân

Monitor bật không lên, màn hình tối đen, không có đèn báo

Lỗi này thường đến từ bộ cấp nguồn của monitor, hầu hết các thiết bị y tế hiện nay đều sử dụng nguồn xung, trừ một số thiết bị yêu cầu đặc biệt phải sử dụng nguồn biến áp. Đối với nguồn xung có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi nhưng phổ biến nhất là chập tải, hoạt động quá công suất thiết kế (do điện lưới thấp), lão hóa linh kiện theo thời gian. Đối với trường hợp này cần liên hệ với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp để chẩn đoán và khắc phục.

Monitor bật nháy đèn rồi tắt, không lên màn hình

Lỗi này có thể do chập tải trên thiết bị hoặc các mạch xử lý bên trong làm kích hoạt mạch bảo vệ nguồn của thiết bị, thử rút lần lượt các thiết bị cắm ngoài cũng như modul tùy chọn (bao gồm cả modul pin) và bật lại thiết bị, nếu thiết bị khởi động bình thường, thay thế các thiết bị cắm ngoài gây chập. Nếu thiết bị vẫn không khởi động, vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp để được tư vấn.

Monitor cảnh báo không nhận pin hoặc báo pin đầy nhưng mất điện là ngắt

Lỗi này thường đến từ modul pin, do quá thời hạn sử dụng (các hãng thường khuyến cáo thay pin sau mỗi 1 năm sử dụng), pin chai do thời gian hoặc lỗi phần mạch bảo vệ (BMS) trên khối pin. Lỗi này cần thay thế pin mới theo khuyến cáo của hãng hoặc liên hệ đội ngũ kỹ sư để được tư vấn.

Monitor không đo được huyết áp hoặc đo ra kết quả không chính xác

Lỗi này thường dến từ bao đo huyết áp, kiểm tra bao đo xem có bị rách thủng hoặc các ống dẫn đến bao đo có bị gập không, giắc cắm bao đo vào monitor có bị lỏng không. Thay thế bao đo mới và thử lại nếu cần thiết. Nếu vẫn không khắc phục được tình trạng vui lòng liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Các lỗi thường gặp đối với máy điện xung trị liệu

Các lỗi thường gặp đối với máy điện xung trị liệu

Không có xung điện trên các điện cực

điện cực dán dùng một lần

Đối với các máy sử dụng điện cực dán dùng một lần, kiểm tra độ kết dính của miếng điện cực, thay mới nếu thấy các dấu hiệu bẩn, không còn khả năng kết dính. Sau khi thay mới mà tình trạng lỗi không được khắc phục, vui lòng kiểm tra kết nối từ cáp nối đến điện cực ( dạng dây cắm, khuy bấm …) đảm bảo các kết nối chắc chắn, các bề mặt tiếp xúc không bị bẩn, han ghỉ. Kiểm tra cả đầu giắc cắm giữa dây điện cực và thiết bị, đảm bảo dây không bị đứt hoặc giắc cắm lỏng.

Đối với thiết bị sử dụng điện cực dùng nhiều lần (điện cực carbon hoặc cốc hút ) vui lòng kiểm tra, thay mới bao điện cực – đối với điện cực carbon hoặc bọt xốp đối với dạng cốc hút nếu đã được sử dụng trong một thời gian dài. Sau đó nếu tình trạng lỗi vẫn không được khắc phục vui lòng kiểm tra các kết nối giữa cáp điện cực đến cốc hút hoặc đến thiết bị. Đảm bảo các đầu nối được cắm chắc chắn (đối với điện cực giác hút vui lòng kiểm tra thêm lực hút của cốc hút và độ ẩm của các miếng xốp bên trong).

Nếu vẫn không thể khắc phục tình trạng. Vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ thêm.

Xem thêm: Lựa chọn phụ kiện tốt nhất cho máy điện xung giác hút, những lưu ý khi sử dụng

Máy điện xung gây bỏng tại vùng dán điện cực

Tình trạng này thường thấy với các máy sử dụng điện cực miếng dán, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc vùng tiếp xúc giữa da và điện cực dán không đều gây dẫn dòng cao tại 1 số điểm trên điện cực. Vui lòng đảm bảo điện cực được thay mới thường xuyên theo khuyến cáo, vệ sinh vùng da dán điện cực đảm bảo điện cực được dán chắc chắn.

Đối với loại kết nối đuôi chuột kiểm tra khu vực đầu nối dây với điện cực có bị rách, bong không. Thay mới nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Các loai điện cực dán thường được khuyến cáo thay mới sau mỗi 3-5 lần sử dụng.

Lựa chọn loại điện cực dán chất lượng tốt đảm bảo dòng điện được dẫn đồng đều trên tất cả các bề mặt điện cực, các loại điện cực kém chất lượng cũng thường gây ra tình trạng này.

Điện cực carbon bị lão hóa, cần thay thế
Điện cực carbon bị lão hóa, cần thay thế

Đối với các điện cực carbon sử dụng nhiều lần, do điều kiện môi trường Việt Nam nóng và độ ẩm cao dẫn đến tình trạng các điện cực này nhanh bị lão hóa. Nên thay mới mỗi 3-6 tháng sử dụng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Các lỗi thường gặp với Monitor nội soi

Monitor nội soi hay các loại màn hình chuyên dụng sẽ có cấu tạo và chức năng khác với các loại màn hình phổ thông như màn máy tính hay tivi. Thông thường các monitor chuyên dụng sẽ có thiết kế phức tạp hơn và có các chức năng chuyên biệt dành riêng cho mục đích sử dụng mà nó được thiết kế. Dưới đây là hình ảnh bo điều khiển của màn hình chuyên dụng sử dụng cho máy nội soi.

Cấu tạo bo mạch xử lý của màn hình nội soi chuyên dụng

Ngoài các chức năng cơ bản của một màn hình thông thường, monitor nội soi được trang bị bộ xử lý đồ họa được thiết kế riêng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh hiển thị. Nó cũng có các chức năng lọc mầu, lọc nhiễu, chống lóa,…

Các lỗi thường gặp nhất là mất nguồn, monitor bật không lên, màn hình bị giảm độ sáng, kẻ màn, … Nếu gặp các lỗi như trên, bạn cần liên hệ với đội kỹ thuật chuyên nghiệp để sửa chữa. Những lỗi này thường là do trục trặc phần cứng bên trong.

(đang cập nhập…)

Nguồn: Biên tập thietbiketnoi.com 

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.