Những dòng laptop gaming hiệu năng cao thường có một điểm hạn chế lớn nhất đó là thiết kế cồng kềnh, tính di động không cao. Razer Blade 14 phá vỡ rào cản đó với một thân máy chỉ mỏng 0.66 inch và có cân nặng tổng thể là 1.77 kg. Được trang bị card đồ họa RTX sê-ri 3000, máy có thừa đủ mức hiệu năng để chơi tốt mọi tựa game mới phát hành với mức khung hình mượt mà nhất.
Thông số kỹ thuật của Razer Blade 14
- CPU: AMD Ryzen 9 5900HX
- GPU: Nvidia GeForce RTX 3070 Max-Q
- RAM: 16GB
- Bộ nhớ: 256GB SSD
- Màn hình: 14-inch IPS, 2560 x 1440
- Kích thước: 12.59 x 8.66 x 0.66 inch
- Khối lượng: 1.78kg
Thiết kế Razer Blade 14
Thân máy thon gọn của chiếc Blade 14 được làm từ nhôm nguyên khối, được hoàn thiện sơn tĩnh điện để cải thiện độ bền. Nằm ở chính giữa nắp máy đen tuyền của chiếc laptop chính là chiếc logo hình đầu rắn đặc trưng của hãng, ửng sáng đèn xanh rực rỡ đem lại điểm nhấn cho thiết kế.
Thiết kế tổng thể của Blade 14 khá trung tính, đặc biệt là khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh của máy. Nằm gọn gàng trên thân máy của chiếc laptop chính là bộ bàn phím với hệ thống đèn chiếu sáng RGB độc lập bên dưới, đem lại vẻ ngoài rực rỡ cho khu vực nội thất của chiếc laptop.
Tuy sở hữu một thân máy có phần nhỏ gọn, Blade 4 được trang bị khá nhiều loại cổng kết nối. Bên trái thân máy được trang bị giắc cắm tai nghe 3.5 mm, cổng USB Type-A và cổng USB Type-C. Cổng USB Type-C của máy được hỗ trợ kết nối DisplayPort 1.4, cho phép bạn liên kết chiếc laptop với một chiếc màn hình ngoài, ngoài bạn cũng có thể sạc nhanh chiếc laptop thông qua cổng này.
Nằm ở bên phải chiếc laptop là 1 cổng USB Type-A, 1 cổng USB Type-C và cổng HDMI 2. Xét về mặt tổng thể, Razer Blade 14 được trang bị đầy đủ các loại cổng kết nối thông dụng hiện nay trên thị trường. Ngoài ra, máy còn được trang bị khe lắp khóa chống trộm Kensington.
Một trong những điểm lợi thế của Blade 14 khi cạnh tranh với các dòng máy khác trong phân khúc chính là thiết kế thon gọn. Dù được trang bị một chiếc card đồ họa chuyên dụng, máy vẫn giữ được một thân máy khá mỏng. Chiếc laptop có kích thước 3 cạnh là 12.5 x 8.6 x 0.66 inch, với khối lượng tổng thể đo được là 1.77 kg.
Để so sánh, MSI Prestige 14 Evo, tuy sở hữu kích thước màn hình tương đồng, với kích thước 3 cạnh tương đương so với chiếc Blade 14, tuy nhiên lại không được trang bị card đồ họa chuyên dụng.
Hiệu suất chơi game Razer Blade 14
Phiên bản Razer Blade 14 mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị cấu hình card GeForce RTX 3070 Max-Q với 8GB VRAM, có công suất tối đa là 100W, và có tốc độ lên đến 1410 MHz.
Khi chơi tựa game Control ở độ phân giải 1080p với mức cấu hình High, chiếc laptop đạt mức khung hình bình quân là 120 – 135 fps. Máy thỉnh thoảng đạt được ngưỡng khung hình 144 fps ở các khung cảnh đơn giản. Mức khung hình của máy giảm xuống còn 43 – 49 fps khi đẩy độ phân giải lên mức 1440p.
Tiếp tục kiểm tra khả năng xử lý đồ họa của máy với tựa game Shadow of the Tomb Raider với mức cấu hình Highest và ở độ phân giải 1080p. Chiếc laptop đạt mức khung hình bình quân là 75 fps. Kết quả này ấn tượng hơn so với mức khung hình đạt được của Asus TUF Dash F15. Khi đẩy độ phân giải xử lý lên ngưỡng 1440p, mức khung hình của chiếc laptop Razer giảm xuống khoảng 29%, nhưng vẫn nằm ở mức chơi được là 53 fps.
Tựa game Grand Theft Auto V (cấu hình Very High), chạy ở mức khung hình bình quân là 93 fps. Mức khung hình này cao hơn so với hiệu suất đạt được của chiếc TUF Dash F15, nhưng lại thấp hơn một chút so với mức khung hình 98 fps của ROG Strix G15.
Hiệu năng
Blade 14 là chiếc laptop Razer đầu tiên chuyển qua Đội đỏ. Phiên bản mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Ryzen 9 5900HX, có mức xung nhịp cơ bản là 3.3GHz, và có thể được ép xung lên mức 4.6 GHz. Chiếc laptop được hoàn thiện với 16GB dung lượng RAM DDR4 và ổ SSD dung lượng 1TB.
Chiếc laptop sở hữu một mức hiệu năng tuyệt vời, cho phép tôi mở đồng loạt 40 tab Chrome, trong khi tựa game Grand Theft Auto V chạy ngầm mà không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.
Tuy là chiếc laptop gaming đầu tiên của Razer được trang bị chip Ryzen, nhưng đáng tiếc là con chip Ryzen 9 5900Hz có điểm số hiệu năng thấp hơn một chút so với dòng chip Intel cùng tầm ở bài kiểm tra Geekbench 5. Chiếc Blade 15 đạt điểm số hiệu suất xử lý đơn nhân là 1473, thấp hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc. Điều này khiến cho mức hiệu năng chơi game của máy không khác hơn là mấy so với các dòng máy được so sánh.
Khác biệt bắt đầu được thể hiện rõ khi chúng ta nhìn qua kết quả điểm hiệu suất đa nhân. Chiếc Blade 14 có kết quả đo được là 7474, thấp hơn tương đối nhiều so với Gigabyte Aorus 15P (9213 điểm).
Ở bài kiểm tra tốc độ chuyển đổi dữ liệu, chiếc Blade 14 hoàn thành việc sao chép 1 tệp tin nặng 25GB trong vòng 29.5 giây, tương đương với tốc độ ghi chép là 908.65 MBps. Kết quả này chậm hơn so với Aorus 15P (1,146.19 MBps) và TUF Dash F15 (1,003 MBps).
Ở bài kiểm tra tốc độ chuyển mã video với ứng dụng HandBrake, chiếc laptop hoàn thành việc chuyển đổi 1 video 4K sang độ phân giải 1080 với kết quả là 7 phút 20 giây. Thời gian này nhanh hơn 2 phút 20 giây so với TUF Dash F15, nhưng lại chậm hơn 1 phút 7 giây so với Aorus 15P.
Bàn phím và touchpad
Bàn phím của Blade 14 có hành trình sâu vừa tầm là 1.1 mm, nhưng lại mang lại khá nhiều tính năng, bao gồm hệ thống đèn chiếu RGB độc lập. Tuy không hoàn hảo, bàn phím của Blade 14 vẫn có chất lượng tốt hơn nhiều so với của các dòng laptop gaming cùng phân khúc.
Một trong những điểm trừ của bàn phím Blade 14 chính là bố cục hơi chật hẹp, điều này làm giảm phần nào trải nghiệm chơi game và nhập liệu của tôi trong quá trình sử dụng. Nút nguồn của máy được đặt liền trong bộ bàn phím, nhưng lại rất gần 2 phím chức năng quan trọng là Delete và nút Backspace. Điều này có thể sẽ khiến cho người dùng ấn nhầm trong quá trình sử dụng và tắt nguồn chiếc laptop khi đang làm việc.
Touchpad của máy có kích thước 2 cạnh là 4.3 x 2.9 inch, mang lại cho người dùng một diện tích sử dụng rộng rãi. Bề mặt của chiếc touchpad được hoàn thiện phẳng mịn, cho phép tôi thực hiện dễ dàng các thao tác điều khiển và điều hướng của Windows 10.
Thời lượng pin
Theo lời của hãng Blade 14 là chiếc laptop Razer có mức thời lượng pin dài nhất mà hãng từng sản xuất. Dù vậy, mức thời lượng pin của máy vẫn chưa thể so sánh được so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, ví dụ như ROG Strix G15.
Chiếc Blade 14 trụ được 6 giờ 2 phút trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, cụ thể là chiếc laptop lướt web liên tục bằng mạng wifi, với độ sáng màn hình 150 nit. Trong khi đó, chiếc G15 trụ được lâu hơn 4gioiwf 12 phút.
Khả năng tản nhiệt
Razer Blade 14 là một chiếc laptop gọn nhẹ với mức hiệu năng cao. Đây là 2 điểm khiến cho hiệu suất tản nhiệt của máy không được hiệu quả cho lắm. Sau khi sử dụng trong khoảng từ 10 đến 40 phút, bộ bàn phím trên thân máy tỏa ra một mức nhiệt khá ấm tay.
Tổng kết
Razer Blade 14 là một lựa chọn laptop gaming thú vị cho game thủ hiện nay. Với một thân máy siêu mỏng, cùng với một thiết kế trung tính, tối giản, bạn còn có thể sử dụng chiếc laptop như một chiếc laptop làm việc hàng ngày. Và dù có thân máy siêu mỏng, chiếc laptop vẫn được trang bị card đồ họa chuyên dụng RTX 3070, đem lại cho người dùng một mức hiệu năng đỉnh cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop gaming có hiệu năng cao, thiết kế cao cấp, và có tính di động cao, thì Razer Blade 14 chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Điểm trừ
- Thiết kế gọn nhẹ, tối giản
- Màn hình sống động, rực rỡ
- Hiệu năng tổng thể mạnh mẽ
- Có thể được sạc pin thông qua cổng USB Type-C
Điểm trừ
- Bàn phím bố cục chật hẹp
- Chất lượng webcam tầm trung
- Bề mặt bám nhiều vân tay
- Giá thành cao
- Mức thời lượng ở mức tầm trung