SSD là ổ cứng có khả năng chịu tác động vật lý khá cao, tuy nhiên, với những lý do mà bạn nghĩ rằng vô hại thì bạn lại có thể biến chúng thành “cục chặn giấy” lúc nào không hay.
Ổ SSD có tốc độ cao hơn hẳn so với ổ HDD, đó chính là lý do mà nhiều người lựa chọn sử dụng ổ SSD mặc dù giá của chúng cao hơn nhưng dung lượng lại thấp hơn so với ổ HDD.
Trong quá trình hoạt động, ổ cứng HDD khá dễ dàng bị tác động bởi ngoại lực do trong quá trình vận hành ổ HDD cần phải quay ổ đĩa ở trong để đọc và ghi dữ liệu. Nếu bị lực tác động vào, chúng có thể ngưng hoạt động, dữ liệu thì vẫn có thể cứu được còn chiếc ổ HDD của bạn thì không. Tuy nhiên, với ổ SSD thì khác, ổ SSD không có bất kì bộ phận chuyển động nào nên chúng vẫn có thể hoạt động tốt sau những tác động vật lý từ bên ngoài. Hơn nữa, chúng còn hoạt động mà không phát ra bất kì âm thanh nào.
Nhưng không phải lúc nào cũng tốt, ổ cứng SSD của bạn có thể bị hỏng bởi một số nguyên nhân mà bạn không ngờ tới.
Chống phân mảnh trên ổ cứng SSD
Nếu bạn đã quen với việc chống phân mảnh trên ổ cứng HDD thì tuyệt đối không được làm điều đó với cổ cứng SSD vì điều đó sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.
Tất cả các ổ cứng SSD đều gặp phải một vấn đềchính là việc bị hạn chế số lần ghi. Phân mảnh ổ giống như một hình thức sắp xếp và ghi lại dữ liệu và điều đó sẽ làm giảm số lần ghi dữ liệu còn lại của ổ cứng.
Hơn nữa, việc lưu trữ ở ổ SSD không sử dụng đĩa nên gần như không cần sử dụng đến thời gian để định vị dữ liệu vậy nên việc chống phân mảnh cũng không có tác dụng trong việc cải thiện tốc độ làm việc của chúng. Chính vì vậy, dù thông tin có nằm tại vùng nào của ổ đĩa SSD thì bạn cũng có thể truy cập với một tốc độ như nhau nên việc phân mảnh hay không phân mảnh cũng không còn là vấn đề.
Để ổ SSD trong tình trạng “đầy”
Đầy dữ liệu, khi gặp phải tình trạng này thì không chỉ ổ HDD mà cả ổ SSD cũng sẽ hoạt động chậm hơn. Khi khoảng lưu trữ còn ít, mỗi bộ nhớ NAND lưu trữ dữ liệu cũng gần đầy. Điều đó khiến cho ổ SSD phải đọc các khối dữ liệu cũ tại bộ nhớ đệm rồi mới đưa dữ liệu mới vào bộ nhớ đệm để sắp xếp kèm rồi cuối cùng mới đưa dữ liệu mới và dữ liệu cũ trở lại ổ cứng. Chính điều đó làm giảm hiệu suất ghi của ổ cứng SSD.
Thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới
Như đã nói ở trên, ổ SSD chỉ có thể ghi một số lần nhất định, vậy nên, việc sao chép và tạo dữ liệu mới quá nhiều sẽ khiến cho số lần ghi bị giảm và kéo theo tuổi thọ của chúng cũng bị giảm.
Khi hết số lần ghi cho phép, hiệu suất của ổ cứng sẽ giảm và dễ gặp phải trục trặc và dễ hỏng hóc hơn. Bạn có thể xử lý việc này bằng cách chỉ sử dụng ổ SSD vào việc chạy hệ điều hành và những phần mềm ứng dụng, còn những dữ liệu khác như phim hay nhạc thì bạn nên lưu vào ổ đĩa HDD để hạn chế việc ghi mới và xóa có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ cua ổ cứng SSD.
Không sử dụng lênh “TRIM”
Hiệu suất của ổ cứng SSD sẽ dần dần kém đi sau một thời gian sử dụng. Điều này là do bộ nhớ NAND không thể ghi đè dữ liệu. Khi ghi dữ liệu mới, dữ liệu muốn xóa sẽ bị xóa và thay vào đó là dữ liệu mới, đó được gọi là quá trình “gom dữ liệu bỏ đi” (garbabagr collection).
Lệnh “TRIM” cho phép một hệ điều hành được hỗ trợ như Windows 7 và thông báo tới SSD xem dữ liệu nào không sử dụng có thể xóa luôn từ bên trong. Điều đó sẽ giúp ổ SSD hoạt động hiệu quả hơn
Lệnh “TRIM” chỉ hỗ tợ cho hệ điều hành từ Windowx 7 trở lên. Khi bạn sử dụng Windows XP hoặc Windows Vista thì bạn có thể làm hại chính ổ đĩa. Vì khi hệ điều hành không thể gửi lệnh “TRIM” tới ổ đĩa, dữ liệu sẽ không thể xóa bỏ mà vẫn tồn tại. Điều đó sẽ làm giảm tốc độ ghi của ổ SSD.