Đánh giá Apple AirTag: Thẻ tìm kiếm đầu tay xuất sắc của Apple

Apple AirTag

Apple AirTag là một chiếc thẻ định vị thông minh do Apple sản xuất, có khả năng xác định vị trí chính xác những vật dụng mà bạn cần tìm nhờ sự kết hợp của kết nối Bluetooth và UWB. Tương tự như 2 dòng thiết bị định vị thông minh trên thị trường là Tile và Samsung Galaxy SmartTag, AirTag có thiết kế vô cùng gọn nhẹ, và cho kết quả tìm kiếm tốt ở mọi trường hợp hoàn cảnh.

Tuy nhiên, Apple AirTag không phải là một sản phẩm hoàn hảo, với những điểm hạn chế bao gồm việc không sở hữu lỗ móc chìa và chỉ tương thích với những thiết bị thông minh của Apple. Dù vậy, bằng việc kết hợp công nghệ chip xử lý mới nhất cùng với phần mềm tối ưu và độ bền cao, AirTag sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm những vật dụng mà bạn mất một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Shop Phụ Kiện Điện Thoại

Thông số kỹ thuật của Apple AirTag

  • Kích thước: 1.25 x 1.25 x 0.3 inch
  • Khối lượng: 11 gram
  • Phạm vi định vị tầm gần: 8.8 m
  • Pin: CR2032 (tháo được)

Thiết kế Apple AirTag

Thoạt nhìn, Apple AirTag đem lại ấn tượng tốt cho người dùng nhờ thiết kế tổng thể gọn nhẹ, với đường kính chỉ vỏn vẹn 1.3 inch và có độ dày 0.3 inch. Chỉ lớn hơn một chút so với một đồng xu, Airtag có thiết kế nhỏ hơn so với chiếc Galaxy SmartTag của Samsung.

Về mặt thẩm mỹ, AirTag có thiết kế bên ngoài trông giống như một đồng xu. Ở một mặt của chiếc AirTag được làm từ thép không gỉ bóng loáng trong khi mặt còn làm bằng nhựa, có màu trắng.

Apple AirTag

Bạn có thể đặt mua chiếc AirTag với nhiều hình ảnh hoặc lời nhắn tự chọn in bên trên mặt nhựa. Về mặt hạn chế, có nhiều người nói rằng bề mặt sắt không gỉ của chiếc AirTag rất dễ xước trong quá trình sử dụng bình thường.

AirTag có khối lượng 11 gram, trong khi 2 dòng sản phẩm Tile Mate và SmartTag lại nhẹ hơn một chút, với khối lượng đo được là 9.9 gram. Ở bên trong, AirTag sở hữu một quả pin, một bảng mạch có hình vòng tròn rỗng ở giữa và một chiếc loa. Ngoài tính năng định vị thông qua sóng Bluetooth ra, thiết bị còn sở hữu chip U1, đem lại khả năng bắt sóng UWB. Quả pin CR-2032 được trang bị trong chiếc AirTag có thời lượng pin khoảng một năm, theo lời của Apple.

Một điểm khác biệt của chiếc AirTag với các dòng sản phẩm định vị thông minh trên thị trường chính là AirTag không có lỗ để xâu chìa khóa.

AirTag là một trong những mẫu phụ kiện có độ bền cao nhất mà Apple sản xuất. Sản phẩm có tiêu chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP67. Để so sánh, chiếc SmartTag do Samsung sản xuất chỉ có tiêu chuẩn kháng nước và bụi bẩn là IP52, trong khi Tile Mate có tiêu chuẩn IP55.

Phương thức hoạt động Apple AirTag

Nằm bên trong mỗi chiếc AirTag là một con chip tinh vi có vai trò định vị vị trí của chiếc thẻ. Con chip này đồng thời còn liên tục cập nhật thuật toán mã hóa để không làm lộ vị trí của chiếc thẻ cho người ngoài.

AirTag còn sở hữu một bước tiến công nghệ khác nhờ khả năng truyền tín hiệu UWB để gửi về vị trí chính xác hơn. Điện thoại của bạn sẽ lấy dữ liệu từ các sóng UWB này, đồng thời sử dụng các cảm biến của máy để lấy vị trí của chiếc thẻ.

Tại thời điểm bài viết Apple AirTag là thiết bị định vị thông minh duy nhất sử dụng sóng UWB. Tuy nhiên, đây đồng thời là một điểm hạn chế lớn của chiếc AirTag. Lý do là bởi công nghệ đọc dữ liệu từ sóng UWB này chỉ tương thích với iPhone 11 hoặc 12 sử dụng hệ điều hành iOS 14.5 hoặc mới hơn.

Cài đặt Apple AirTag

Một trong những điểm mạnh của AirTag chính là công đoạn cài đặt của chiếc thẻ định vị này chỉ diễn ra trong nháy mắt. Những gì bạn cần làm là đặt chiếc AirTag mới mua cạnh thiết bị iPhone hoặc iPad và bóc tấm màng bọc bên ngoài ra. Một khi được bóc, chiếc thẻ định vị sẽ được kích hoạt và phát ra một tiếng chuông.

Lúc này, hãy mở ứng dụng FindMy của chiếc iPhone của bạn ra. Chiếc điện thoại sẽ nhận diện chiếc AirTag mới và hiện ra màn hình thông báo. Tại đây, hãy nhấn nút Connect và đặt tên chiếc AirTag mới của bạn.

Hiệu suất sử dụng thực tế

Để đo đạt hiệu suất sử dụng của chiếc AirTag so với 2 dòng sản phẩm là Tile và SmartTag, tôi dành 2 tuần chơi trốn tìm với những đồ dùng cá nhân được gắn thẻ của tôi. Tôi để những vật dụng này ở khắp nhà, ở quán cà-phê và ở công viên. Khi cần đến, tôi dùng iPhone để tìm kiếm những đồ vật này. Quá trình tìm kiếm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, AirTag lại thiếu đi tính năng báo hiệu khi tôi để quên đồ.

Ngoài chiếc iPhone của tôi ra, AirTag còn hoạt động tốt với MacBook Air với phiên bản hệ điều hành Big Sur 11.3.1. Về mặt hạn chế, chiếc thẻ định vị chỉ hoạt động ở chế độ Bluetooth.

Ứng dụng FindMy chỉ có trên iPhone và iPad, chứ không có trên những thiết bị Android, máy tính hoặc Chromebook.

Chế độ định vị lân cận

Tương tự như Tile và SmartTag, chức năng tìm kiếm chiếc thẻ định vị được phân loại giữa khoảng cách lân cận và khoảng cách tầm xa. Để tìm những đồ vật trong khoảng cách gần, những gì bạn cần làm là nhất nút Find Nearby trên màn hình giao diện của ứng dụng FindMy. Màn hình điện thoại lúc này sẽ hiện ra một vòng tròn được cấu thành bởi các chấm nhỏ di chuyển.

Một khi máy đã xác định được vị trí của chiếc thẻ, màn hình sẽ hiện ra một mũi tên chỉ đến vị trí chính xác của chiếc AirTag, đồng thời hiển thị khoảng cách ước lượng. Một tính năng khá hay của chế độ này chính là khi tôi đến gần hơn với vị trí của chiếc AirTag, trên tay tôi có thể cảm nhận được chiếc điện thoại đang rung ở bên trái hoặc bên phải, giúp tôi tìm kiếm chiếc thẻ một cách dễ dàng hơn.

Chế độ Thất lạc

Nếu bạn và đồ vật được gắn thẻ cách nhau ở một khoảng cách lớn hơn, chiếc AirTag của bạn có thể liên lạc với những chiếc điện thoại iPhone hoặc iPad ở gần đó.

Hãy nhấn chọn tính năng Lost Mode (tạm dịch là Chế độ thất lạc). Ứng dụng FindMy của bạn sẽ thay đổi phương thức tìm kiếm nhằm kết hợp với những chiếc iPhone hoặc iPad nặc danh nằm trong phạm vi Bluetooth của chiếc AirTag. Những ai không muốn tham ra vào tính năng giúp đỡ cộng đồng này có thể vô hiệu hóa trong mục cài đặt thiết bị.

Thời lượng pin

Apple AirTag sử dụng pin CR-2032, vậy nên bạn sẽ cần phải thay pin cho chiếc thẻ định vị khoảng mỗi năm một lần. Công đoạn tháo chiếc AirTag ra để thay pin cũng khá đơn giản.

Hãy bắt đầu bằng việc nhấn lên bề mặt thép không gỉ và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ cho đến khi chiếc nắp được tách rời. Bên dưới là quả pin của chiếc AirTag, bạn chỉ cần lấy tay cậy nhẹ ra là được. Để đóng nắp cho chiếc AirTag, bạn chỉ cần đặt tấm kim loại không gỉ lên và xoay cùng chiều kim đồng hồ. Chiếc AirTag lúc này sẽ phát ra một tiếng chuông khi được khởi động.

Tổng kết

Ở thị trường thẻ định vị thông minh đang ngày một phát triển AirTag là một sản phẩm đầu tay khá xuất sắc của Apple. Nhỏ nhắn, nhẹ và thiết kế bắt mắt, AirTag giúp bạn tìm kiếm những đồ vật bị thất lag ở tầm gần hoặc khoảng cách xa với độ chính xác cao nhờ công nghệ phát sóng UWB.

Tiêu chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP67 khiến chiếc AirTag có khả năng chống chịu mưa gió tốt. Và cũng tương tự như các dòng sản phẩm khác của Apple, hãng đã bỏ nhiều công sức trong việc phát triển phần mềm đi kèm, đem lại trải nghiệm sử dụng tốt cho người dùng.

Tuy nhiên, Apple AirTag không phải là chiếc thẻ định vị thông minh hoàn hảo. Bề mặt kim loại của chiếc thẻ rất dễ xước. Chưa hết, AirTag còn không có lỗ để bạn xâu chìa khóa và chỉ tương thích với những thiết bị của Apple.

Xét về mặt tổng thể, nếu bạn là người đã đầu tư kha khá vào hệ sinh thái của Apple, và đồng thời là người có tật hay để quên đồ, thì Apple AirTag là một sản phẩm thẻ định vị thông minh rất đáng để cân nhắc.

Điểm cộng

  • Tính năng định vị chính xác và hiệu quả
  • Sử dụng công nghệ phát sóng UWB tối tân
  • Giá thành phải chăng
  • Độ bền cao, thiết kế gọn nhẹ
  • Tiêu chuẩn kháng nước và bụi bẩn IP67

Điểm trừ

  • Không có lỗ xâu chùm chìa khóa
  • Chỉ có thể định vị thông qua các thiết bị thông minh của Apple
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!