Lenovo ThinkPad T495 là một chiếc laptop được sinh ra để làm các công việc văn phòng. Kể từ ngày thành lập, ThinkPad từ lâu đã được mọi người biết đến nhờ những dòng sản phẩm cao cấp, đáng tin cậy, và Lenovo ThinkPad T495 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bài viết hôm nay sẽ đi sâu đánh giá chi tiết điểm mạnh và điểm yếu của dòng sản phẩm.
Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkPad T495
- CPU: AMD Ryzen 5 Pro 3500U
- GPU: AMD Radeon Vega 8
- RAM: 8 GB
- Bộ nhớ: 256 GB PCIe SSD
- Màn hình: 14.0″ FHD IPS
- Kích thước: 331 x 227 x 17.9 mm
- Khối lượng: 1.54 kg
Thiết kế Lenovo ThinkPad T495
Nhìn từ xa, T495 có vẻ ngoài không khác gì so với các mẫu máy khác thuộc gia đình ThinkPad. Trên thực tế, gần như mọi dòng máy ThinkPad 14 inch đều sở hữu chung một loại vỏ máy, với phần trên được hoàn thiện đen than, và vỏ nhựa ở bên dưới.
Nằm ở góc trái trên nắp máy là logo ThinkPad, với chấm đỏ trên chữ “i”. Chấm đỏ này ửng sáng nhờ chiếc đèn LED đặt bên dưới, được hoạt động như một chiếc đèn báo tín hiệu.
Nằm bên dưới gầm máy là một tấm nhựa có thể tháo rời. Quá trình tháo rời chiếc laptop được diễn ra không quá phức tạp, cho phép người dùng dễ dàng nâng cấp linh kiện bên trong. Vị trí gầm máy còn là nơi trang bị hệ thống khe thông khí, nút reset khẩn cấp, lỗ thoát nước và bốn chân đế cao su.
Mở chiếc laptop hiện ra một bố cục hết sức quen thuộc. Trên thân máy có một tem dán AMD Ryzen Pro, nằm ở vị trí bên dưới góc trái. Nằm ở chính giữa vị trí kê tay là một chiếc touchpad với 3 nút click chuột. Nằm ở bên phải là một chiếc bảo mật vân tay, với logo ThinkPad được đặt ngay bên dưới.
Nằm bên trên bộ bàn phím là dải loa ngoài cùng với nút nguồn của máy. Bên trên màn hình là webcam với chức năng đóng ống kính vật lý, cùng với tổ hợp 3 microphone đặt cạnh bên.
Cổng kết nối Lenovo ThinkPad T495
Dọc theo cạnh trái của chiếc T495 là 1 cổng USB 3.1 Gen 2 Type-C dùng để sạc pin, 1 cổng USB 3.1 Gen1 Type-A, cổng xuất HDMI 2.0, giắc cắm tai nghe/microphone và khe đọc thẻ nhớ microSD.
Nằm tại cạnh phải đối diện là khóa Kensington, cổng Gigabit RJ45, hệ thống khe thông khí, 1 cổng USB 3.1 SuperSpeed và khe đọc thẻ Smart Card. Đằng sau thân máy được trang bị duy nhất một cổng WWAN.
Màn hình Lenovo ThinkPad T495
Loại màn hình của ThinkPad T495 phụ thuộc vào cấu hình bạn chọn. Máy có 4 phiên bản màn hình, có kích thước không đổi là 14 inch và có tính năng chống lóa. Phiên bản mặc định có giá rẻ nhất sở hữu màn hình độ phân giải 1366 x 768 pixel, có độ sáng khiêm tốn là 220 nit.
Phiên bản mà chúng tôi sử dụng để review có độ phân giải FHD, tấm nền IPS, độ sáng màn hình 250 nit. Máy còn có phiên bản màn hình FHD với độ sáng 300 nit và phiên bản cao cấp nhất với độ sáng lên đến 400 nit.
Phiên bản máy tôi dùng sử dụng tấm nền LP140WFA-SPD2 được sản xuất bởi LG. Đây là tấm nền được trang bị tương tự cho chiếc T490. Đây là một tấm nền có chất lượng tầm trung, với độ phủ màu khiêm tốn là 52% dải sRGB.
Màn hình tuy không phù hợp để làm các công việc thiết kế đồ họa hay làm content, nhưng hoàn toàn không có vấn đề gì khi bạn mang theo làm các công việc văn phòng hàng ngày.
Hiệu năng
Ẩn bên dưới lớp vỏ kim loại của chiếc laptop là con chip AMD Ryzen 5 Pro 3500U. Con chip sở hữu 4 nhân, 8 luồng với mức xung nhịp cơ bản là 2.1GHz, có thể đẩy lên mức 3.7GHz nhờ công nghệ Auto-Boost. Chip hỗ trợ bộ nhớ 2 kênh với tốc độ tối đa là 2400 MHz. Chip đồ họa liền là Radeon RX Vega 8. Con chip có 8 nhân đồ họa hoạt động với tần số lên đến 1200 MHz.
Điểm khác biệt giữa con chip Ryzen 5 PRO và Ryzen 5 thường chủ yếu nằm ở những tính năng doanh nghiệp. Phiên bản Pro của dòng chip được thiết kế dành cho phân khúc laptop doanh nghiệp, và sở hữu nhiều tính năng bảo mật để chống lại các cuộc tấn công mạng. Những tính năng này bao gồm Secure Boot, TrustZone, fTPM 2.0, TSME.
Ryzen 5 3500U có mức hiệu suất khi chơi game tương đương với dòng chip máy bàn Core i3-9100F và chip laptop Core i5-8250U; trong khi Vega 8 có hiệu suất tương đương với GTX 650.
ThinkPad T495 bị hạn chế bởi duy nhất một cổng NVMe PCIe 3.0, nơi mà chiếc ổ SSD SK Hynix HFS256GD dung lượng 250GB được lắp đặt.
Chiếc laptop Lenovo này được cài sẵn hệ điều hành Windows 10 Pro, cùng với một vài phần mềm tiện ích bao gồm Dolby Atmos Premium và H.265. Hệ điều hành không có bloatware thừa thãi. Về mặt ứng dụng tiện ích của hãng, chỉ có duy nhất một phần mềm có tên gọi Lenovo Vantage. Với phần mềm này, bạn có thể thay đổi chế độ tiêu thụ điện năng của hệ thống.
Bàn phím và touchpad
Lenovo ThinkPad T495 được trang bị một bàn phím dạng đảo, không có phím số. Các nút trên bàn phím được chiếu sáng bởi hệ thống đèn màu trắng bên dưới với 2 cấp độ khác nhau.
Các nút của bàn phím có bố cục khá cơ bản, cho phép tôi nhanh chóng làm quen và thích nghi với kích thước nhỏ của các phím. Tuy nhiên bàn phím cũng có một vài thay đổi nhất định, cụ thể là tại vị trí mặc định của cụm phím mũi tên, chiếc T495 lại trang bị nút Page Up/Down.
Các nút có sự ổn định tốt, được cách nhau khoảng cách vừa tầm, đem lại cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng.
Touchpad của máy có diện tích khá rộng rãi, được hoàn thiện với bề mặt phẳng mịn, với 3 nút bên trên và 2 nút bên dưới (ẩn bên dưới bề mặt touchpad). Về mặt tổng thể, chiếc touchpad cho trải nghiệm sử dụng khá dễ chịu tuy bề mặt được làm không mượt mà cho lắm khiến độ chính xác của con trỏ chuột không quá ấn tượng.
Rất may là với núm rê chuột TrackPoint, độ chính xác của con trỏ chuột sẽ được cải thiện đáng kể.
Thời lượng pin
Chiếc laptop được trang bị 1 quả pin 50Wh, và được hỗ trợ công nghệ sạc nhanh Rapid Charge, cho phép bạn nạp từ 0 đến 80% chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Máy có tốc độ sạc còn nhanh hơn một số dòng điện thoại thông minh mà chúng tôi từng review trong thời gian qua.
Bạn có thể sạc pin cho máy thông qua 1 trong 2 cổng USB Type-C, và chiếc laptop được bán kèm củ sạc công suất 65W.
Chiếc laptop có thời lượng pin khá tốt trong quá trình sử dụng hàng ngày của chúng tôi. Ở độ sáng màn hình tối đa, chúng tôi có thời lượng pin khoảng 8.5 giờ đồng hồ với các tác vụ cơ bản.
Tản nhiệt
ThinkPad T495 phát ra tiếng quạt hơi to khi thực hiện các tác vụ đòi hỏi khả năng xử lý cao. Sử dụng thước đo âm thanh Benetech GM1352, ở khoảng cách nửa mét, hệ thống quạt tản nhiệt của máy phát ra tiếng ồn tối đa lên đến 40 dB.
Nhiệt độ trung bình của con chip và nhân đồ họa trong quá trình làm việc tại văn phòng rơi vào khoảng 50 độ C. Trong bài kiểm tra cường độ cao, nhiệt độ bắt đầu tăng dần, chạm mức 77 và 69 độ C lần lượt với CPU và GPU. Tần số hoạt động của CPU lúc này rơi vào khoảng 2000 MHz.
Sau khi đạt ngưỡng đỉnh điểm, tần số hoạt động của các nhân giảm dần xuống mức 1900MHz. Do đó, nhiệt độ của CPU giảm xuống khoảng từ 5 đến 6 độ C, dù vậy, hệ thống quạt tản nhiệt của máy vẫn hoạt động ở công suất tối đa.
Webcam
ThinkPad T495 được trang bị 1 webcam 720p. Ở một số phiên bản cấu hình, chiếc webcam còn có khả năng quét hồng ngoại, cho phép người dùng đăng nhập hệ thống bằng khuôn mặt thông qua Windows Hello. Mọi phiên bản cấu hình của chiếc T495 đều có tính năng đóng ống kính vật lý ThinkShutter.
Tổng kết
Lenovo ThinkPad T495 là một chiếc laptop văn phòng chất lượng cao. Bền bỉ và lượng pin dài. Hợp thời và tối giản. Máy có những tính năng có thể sánh ngang với các dòng laptop cao cấp nhất trên thị trường. Nếu những gì bạn cần ở một chiếc laptop là mức độ tin cậy trong quá trình làm việc, thì ThinkPad T495 sẽ là một lựa chọn không tồi.
Điểm cộng
- Chất lượng build tốt
- Độ bền cao
- Thời lượng pin dài, tốc độ sạc nhanh
- Bàn phím thoải mái
- Có thể dễ dàng nâng cấp linh kiện bên trong
Điểm trừ
- Chất lượng màn hình không quá ấn tượng
- Thiết kế không có nhiều thay đổi so với các dòng máy cùng sê-ri