Hướng dẫn build PC từ A đến Z: Cẩm nang lắp máy tính dành cho người mới bắt đầu

Build PC

Build PC là một công việc không hề đơn giản, và đặc biệt khó khăn nếu bạn là một người không biết chút gì về công nghệ. Để tự mình lắp ráp một chiếc máy bàn hoàn chỉnh, bạn không những cần phải có những kiến thức cơ bản về các linh kiện bên trong máy tính, mà còn phải biết được chính xác nhu cầu sử dụng của mình là gì, để từ đó tìm chọn những linh kiện có cấu hình phù hợp nhất.

Đừng quá lo lắng bởi bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách build PC từ A đến Z, từ công đoạn chọn mua linh kiện sao cho phù hợp nhất với mục đích, nhu cầu sử dụng, cho đến cách lắp từng linh kiện lại với nhau.

Bạn cần loại PC nào?

Hiện nay, một chiếc máy tính để bàn là một thiết bị không thể thiếu đối với mọi nhà, nhưng do những mẫu máy này có nhiều chủng loại khác nhau, vậy nên bạn cần biết chính xác được mục đích sử dụng cá nhân trước khi bắt tay vào việc build PC.

Để lấy ví dụ, nếu bạn chỉ sử dụng chiếc máy tính của máy để thực hiện các công việc văn phòng hàng ngày – như lướt web hay soạn thảo văn bản – thì bạn sẽ không phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để lắp một chiếc máy gaming. Build 1 chiếc PC với con chip giá trị cao như AMD Ryzen 5 5600G sẽ mang lại cho bạn một mức hiệu năng tốc độ mà không tốn quá nhiều tiền.

Và trong trường hợp bạn build PC với mục đích chính là để chơi game, thì bạn cần cân nhắc lựa chọn một chiếc card đồ họa nằm trong tầm tiền cho phép của bạn. Một điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý là hãy luôn chọn mua 1 con chip và 1 chiếc card đồ họa với mức giá tương đồng nhau để có được hiệu suất chơi game tổng thể tối ưu nhất.

Các bước build PC cụ thể

1. Tháo rời case máy tính

Điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là tháo rời chiếc case máy tính mà bạn vừa mới mua. Tháo rời mọi mặt máy có thể, và đặt gọn những chi tiết này ở những nơi an toàn (ví dụ như ở trong chiếc hộp đựng). Chúng tôi khuyên bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc bát để đựng các con ốc trong suốt quá trình build PC.

Build PC

2. Lắp quạt

Nếu bạn mua những chiếc quạt tản nhiệt kèm, thì bây giờ là lúc để lắp đặt chúng. Hãy đảm bảo rằng hệ thống tản nhiệt của bạn luôn được cân bằng, giúp cho lượng gió được hút vào tương đương với lượng gió được thổi ra. Trong trường hợp bạn không xác định được hướng gió của quạt, thì hướng lắp khung bảo vệ của quạt thường là nơi gió được thổi ra.

Thông thường, đối với một chiếc PC hiện đại, bạn cần 2 chiếc quạt thông gió ở mặt trước để hút gió vào bên trong, và ít nhất một chiếc quạt ở đằng sau để đẩy luồng khí nóng từ bên trong ra ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp 1 hoặc 2 chiếc quạt lên trần của chiếc case để cải thiện lượng gió lưu thông, trong chiếc hợp chiếc case của bạn được trang bị các điểm gắn quạt ở vị trí đó.

3. Lắp bảng mạch chủ Motherboard

Trước khi tiến hành lắp ráp bo mạch chủ, bạn cần kiểm tra một số thông tin về chiếc case máy tính của bạn. Điều đầu tiên, bạn cần kiểm tra các chân ốc được lắp sẵn trên thân case, đảm bảo chính xác rằng các chân này nằm ở vị trí phù hợp với các lỗ trên chiếc Motherboard của bạn.

Một khi đã kiểm tra xong, lúc này bạn cần tìm lớp chắn I/O của motherboard, và đặt nó vào khe hở hình chữ nhật ở mặt sau của case. Tiếp theo, hay đặt motherboard vào trong case, sau đó sử dụng ốc vít để cố định bảng mạch với thân máy.

Build PC

4. Lắp CPU

Tiếp đến là công đoạn lắp đặt CPU vào bảng mạch chủ. Công đoạn này sẽ khác một chút, tùy thuộc vào loại chip hoặc nhãn hiệu CPU mà mà bạn lựa chọn.

Đối với những dòng chip Intel thông dụng, điều bạn cần làm trước tiên là tháo trượt cánh tay giữ lò xo có tải ra, sau đó giá đỡ lên. Sau đó, đặt nhẹ con chip của bạn vào trong ổ cắm. Tiếp đến, cố định nắp bảo vệ của CPU là hoàn tất.

Build PC

5. Lắp đặt RAM

Công đoạn tiếp theo của việc build PC chính là lắp đặt RAM. Trước tiên, hãy nhấn 2 chốt ở 2 đầu của khe lắp RAM trên bảng mạch chủ. Sau đó, hãy lựa sao cho rãnh của thanh RAM được đặt vừa vặn vào trong rãnh của khe lắp. Tiếp đến, bạn có thể hoàn thành việc cài đặt bằng cách nhấn nhẹ nhàng 2 đầu của thanh RAM xuống khe lắp. Lúc này, bạn sẽ nghe một tiếng click nhẹ khi thanh RAM được đặt chắc chắn và trong khe.

Đối với những dòng main cao cấp, bạn có thể sẽ có từ 4 đến 8 khe lắp thanh RAM khác nhau. Và ở các khe này được sơn màu theo cặp. Trong trường hợp bạn có 2 thanh RAM, hãy lắp 2 thanh này vào các khe có trùng màu để có được hiệu suất tốt nhất.

Build PC

6. Lắp bộ tản nhiệt CPU

Đây là công đoạn phức tạp cuối cùng trong việc build PC, đó là lắp bộ tản nhiệt cho CPU. Phần lớn các loại tản nhiệt từ bên thứ 3 đòi hỏi bạn phải lắp một tấm nền ở mặt sau của motherboard. Mỗi loại quạt tản nhiệt đều đi kèm các hướng dẫn cụ thể mà bạn nên tham khảo, với công đoạn chính bao gồm việc lắp tấm nền vào sau bảng mạch, sau đó luồn 4 chiếc ốc vào tấm nền này qua bảng mạch.

7. Lắp bộ nhớ trong

Bộ nhớ được chia ra làm hai loại, ổ cứng HDD và ổ SSD. Đối với một số loại case có sẵn khe lắp ổ SSD, bạn chỉ việc trượt ổ vào khe này sau đó sử dụng ốc vít để cố định là xong. Trong trường hợp case của bạn không được trang bị chi tiết trên, bạn có thể đặt ổ SSD tại các khe lắp ổ HDD.

8. Lắp đặt nguồn

Sau khi đã lắp đặt xong bảng mạch, CPU và RAM, thì công đoạn tiếp theo trong việc build PC chính là lắp đặt cục nguồn cho máy. Nếu chiếc case máy tính của bạn được trang bị sẵn khung lắp nguồn PSU, hãy tháo chiếc khung này ra và đặt cục nguồn của bạn vào đó. Sau đó, luôn các dây cáp thông qua khe PSU ở mặt sau của chiếc case trước, sau đó đặt cục nguồn vào đúng chỗ.

Tùy thuộc thiết kế của các loại case, bạn cần điều chỉnh sao cho quạt của cục nguồn được hướng tới khu vực thông gió ở bên trong. Đối với phần lớn các loại case máy tính, chúng tôi khuyên bạn điều chỉnh sao cho quạt của cục nguồn được đặt hướng xuống dưới hoặc hướng sang ngang so với các linh kiện bên trong của máy. Bằng cách này, chiếc PSU của bạn có thể thu được luồng gió mát và phả ra những luồng khí nóng ra phía sau.

9. Liên kết nút của case với motherboard

Để giúp cho nút nguồn trên case hoạt động bình thường, bạn cần phải ghép nối chiếc case của bạn với motherboard một cách chính xác. Đối với phần lớn các loại case máy tính trên thị trường, bạn cần lấy từng dây cắm đơn lẻ và cắm vào main thông qua hướng dẫn cài đặt đi kèm của motherboard. Hãy chú ý thực hiện công đoạn này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh việc các chân kết nối bị bẻ cong.

Đây cũng là lúc bạn cắm các chân kết nối của cổng USB 3.0, USB 2.0 và các cổng giao tiếp âm thanh. Cổng âm thanh thường được đặt ở góc trái phía dưới trên phần lớn các loại motherboard trên thị trường. Loại chân cắm này sẽ được đánh dấu, và có hình dáng thiết kế khác so với các chân cắm của cổng USB 2.0.

10. Lắp đặt GPU

Trước tiên, hãy nhìn qua chiếc motherboard của bạn và xác định xem khe PCIe nào có vị trí gần nhất so với con chip của bạn. Tại đây, xác định 2 khe PCIe được đặt kế tiếp vị trí mà bạn muốn lắp đặt GPU và tháo chúng ra. Sau đó lấy chiếc GPU của bạn ra khỏi hộp và đặt vào các khe mà bạn vừa tháo mở.

11. Dây cáp

Đây là bước bạn cắm các linh kiện với các dây cáp nguồn. Hãy tìm dây cáp EPS 8-pin và kéo chúng ra và lắp vào chân nguồn 8 đầu nằm ở trên bảng mạch chủ. Sau đó, tìm sợi cáp 24 pin có kích thước dày hơn, sau đó lắp vào cổng nguồn ATX 24 pin của bảng mạch.

Sau đó, hãy lấy dây cáp SATA của bạn và kết nối với các ổ nhớ của máy. Cuối cùng bạn sử dụng các dây nguồn PCIe và kết nối chúng với chiếc GPU của bạn.

Nguồn: Biên tập thietbiketnoi.com 

Bình luận chủ đề này:

Facebook: https://www.facebook.com/vuionlinevn/posts/4363839040389834

Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!