Trong thời buổi công nghệ phát triển, mọi công việc đều được thực hiện trên máy tính. Vậy nên việc cải thiện tốc độ xử lý cho chiếc máy tính của bạn sẽ giúp làm tăng mức hiệu suất công việc. Tuy Windows 10 có thể là một trong những hệ điều hành tối ưu nhất mà Microsoft từng phát triển, vẫn sẽ có những lúc hệ điều hành bị chậm lại. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn đọc mẹo tăng tốc Windows 10 để giúp cho máy tính bạn trở nên nhanh hơn bao giờ hết.
1. Khởi động lại máy tính
Tuy đây tưởng chừng là một bước hiển nhiên, nhưng hiện nay có không ít người dùng để chiếc máy tính chạy liên tục trong hàng tuần. Windows 10 sẽ tự động đưa màn hình trở lại trạng thái ngủ khi không sử dụng đến, nhưng mọi tiến trình được thực hiện trước đó vẫn sẽ được tiếp tục. Các tiến trình này sẽ tích trữ theo thời gian và sẽ làm chậm máy bạn.
Bạn có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tắt máy tính mỗi ngày khi không sử dụng đến nữa, bằng cách nhấn vào nút Windows và lựa chọn nút “Power”.
Đừng quên tắt đi những ứng dụng đang chạy trước khi tắt máy. Nếu máy tính bạn đã bị chậm lại đến mức trên màn hình không hiển thị menu Windows, thì bạn vẫn có thể tắt máy bằng cách giữ tay trên nút nguồn.
2. Cập nhật thường xuyên
Microsoft liên tục phát hành những bản cập nhật cho Windows 10 với mục đích chính là để vá những lỗi thông thường khiến cho mức hiệu suất của máy bị giảm. Một trong những lỗi đó không ảnh hưởng nhiều đến mức hiệu năng tổng thể của máy, trong khi một số khác có thể gây ảnh hưởng lớn đến mức hiệu suất của máy.
Nếu hiệu suất của máy bạn có hiện tượng chậm trễ, hay mở menu Windows lên và gõ vào thanh tìm kiếm chữ “Update”, sau đó nhấn vào tùy chọn “Check for Updates” để mở ra màn hình cài đặt hệ thống.
Nếu có bản cập nhất lớn được gửi đến, thì bạn nên sao lưu dữ liệu trước khi tiếp tục. Máy tính của bạn có thể sẽ cần khởi động lại một vài lần để cài đặt các bản cập nhật hiện có.
3. Kiểm tra các ứng dụng khởi động
Máy tính có thể bị chậm lại do số lượng các tác vụ xử lý là quá lớn. Điều này có thể là do một số bộ cài đặt ứng dụng sẽ yêu cầu Windows tự động chạy các ứng dụng này ngay lập tức mỗi khi bạn mở máy, khiến cho hiệu suất tổng thể của hệ thống trở nên chậm lại đáng kể.
Để kiểm tra các ứng dụng tự động chạy khi bạn mở máy, hãy thực hiện mẹo tăng tốc Windows 10 sau. Mở Task Manager bằng cách bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del, sau đó click vào tab “Startup”. Hãy chú ý đến giá trị của mục “Startup Impact” với mỗi ứng dụng. Nếu một ứng dụng có giá trị “High” thì ứng dụng đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý của hệ thống mỗi khi bạn mở máy.
Để ngăn không cho ứng dụng tự động chạy khi bạn đăng nhập hệ thống, bạn chỉ cần nhấn phải chuột vào ứng dụng đó và lựa chọn “Disable”.
4. Chạy công cụ Disk Cleanup
Disk Cleanup là một công cụ tiện ích có sẵn vô cùng tiện lợi của Windows 10. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xóa bớt đi những tệp tin tạm thời được tích trữ theo thời gian trên máy bạn, ví dụ như ảnh thumbnail, các tệp tin ứng dụng được tải về và trang web ngoại tuyến.
Những gì bạn cần làm là nhấn vào menu Windows và gõ “Disk Cleanup” vào thanh tìm kiếm để bắt đầu. Công cụ tiện ích sẽ cho bạn lựa chọn các tệp tin cần xóa bỏ. Lúc này, hãy đánh dấu tích vào những lựa chọn mà bạn không cần đến. Khi đã lựa chọn xong, nhấn vào nút “Clean up system Files” để bắt đầu. Disk Cleanup lúc này sẽ tính toán dung lượng bộ nhớ mà bạn có thể tiết kiệm được khi thực hiện công đoạn xóa bỏ.
5. Xóa đi các ứng dụng không dùng đến
Nhiều máy tính ráp sẵn được bán với các ứng dụng của bên thứ 3. Do có kích thước lớn cùng với các tính năng không thực sự cần đến nên các ứng dụng này thường được gọi là bloatware (tạm dịch là ứng dụng rác). Ngoài ra, nhiều người dùng cũng cài đặt phần mềm để thực hiện một vài tác vụ nhất định và không sử dụng thêm một lần nào nữa.
Ứng dụng không cần thiết chiếm một phần không nhỏ trong bộ nhớ trong của máy bạn và sẽ gây ảnh hưởng đến mức hiệu suất tổng thể. Để kiểm tra các ứng dụng đã được cài trên máy, vào mục ‘Control Panel’>’Programs’>’Programs and Features’>’Uninstall a Program’.
Nhấn phải chuột vào bất cứ ứng dụng mà bạn không cần dùng đến và chọn “Uninstall”. Windows 10 lúc này sẽ xin phép bạn quyền thực hiện thay đổi đối với hệ thống. Nhấn chọn nút “Yes” để tiếp tục.
6. Vô hiệu hóa hiệu ứng đặc biệt
Windows 10 sở hữu khá nhiều các hiệu ứng đặc biệt để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Tuy nhiên những hiệu ứng đặc biệt này có thể sẽ làm cho máy tính của bạn bị chậm lại nếu máy bạn có cấu hình không quá cao.
Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần thực hiện mẹo tăng tốc Windows 10 sau. Mở menu Windows lên và tìm từ khóa “System”, sau đó vào tab “Advanced Settings” và lựa chọn “Performance Settings”.
Ở tab “Visual Effects”, nhấn chọn “Custom”. Tại đây, bạn có thể bỏ chọn các hộp dấu tích cạnh những hiệu ứng mà bạn muốn vô hiệu hóa. Nhấn nút “Apply” để xác nhận thay đổi của bạn.
7. Vô hiệu hóa hiệu ứng trong suốt
Ngoài sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống để hiển thị các hoạt ảnh, Windows 10 còn sử dụng hiệu ứng trong suốt đối với một vài tính năng nhất định ví dụ như menu của tác vụ. Hiệu ứng tuy có vẻ ngoài đơn giản và nhẹ nhàng này thực chất lại tiêu tốn khá nhiều tài nguyên để thực hiện.
Để vô hiệu hóa hiệu ứng trong suốt, mở menu Windows lên và gõ vào từ khóa “Make Start, taskbar and Action Center transparent” vào thanh tìm kiếm. Lúc này trên thanh tìm kiếm sẽ hiện ra mục cài đặt “Color”. Tại đây, bạn có thể lựa chọn ngừng kích hoạt hiệu ứng trong suốt của hệ thống.
Tại đây, bạn cũng có thể thay đổi tông màu tổng thể của giao diện giữa 2 chế độ là “Sáng” và “Tối”. Điều này tuy không làm ảnh hưởng đến mức hiệu suất của hệ thống, nhưng có thể sẽ khiến trải nghiệm sử dụng của bạn trở nên tốt hơn.
8. Nâng cấp RAM
Hiệu suất xử lý tổng thể của máy tính có thể được cải thiện rõ rệt bằng cách tăng thêm dung lượng RAM. Windows 10 cần tối thiểu 4GB dung lượng RAM để vận hành, tuy nhiên mức cấu hình này không được tính đến những ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên xử lý như game.
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này chính là lắp thêm RAM cho máy. Máy tính của bạn sở hữu một số lượng chân RAM nhất định. Để xác định xem máy bạn sử dụng loại RAM nào, hãy mở Task Manager lên (bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del), và chọn tab “Performance”. Hệ thống sẽ hiển thị số lượng chân RAM đang được sử dụng cũng như loại RAM.
9. Dùng ổ SSD
Ổ SSD sử dụng bộ nhớ Flash, tương tự như của thẻ nhớ USB. Bộ nhớ này có tốc độ đọc chép dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với các ổ cứng cơ học truyền thống sử dụng cơ chế đĩa nam châm.
Ổ SSD có mức giá không cao hơn là mấy so với các loại ổ cứng HDD thông thường, và nếu nâng cấp, bạn sẽ nhận thấy cải thiện rõ rệt về tốc độ mở máy, thời gian ứng dụng load và hiệu suất tổng thể của máy.
Nếu bạn muốn mua ổ SSD để nâng cấp thì hãy mua kích thước ổ chính xác cho máy bạn (2.5 inch đối với laptop và 3.5 inch đối với máy bàn).
10. Chạy công cụ System Maintenance
Windows 10 được cài sẵn một công cụ tiện ích có chức năng thực hiện các công việc bảo trì định kỳ, bao gồm tác vụ chống phân mảnh ổ cứng, quét tìm bản cập nhật và tìm diệt virus.
Các tác vụ này thông thường được chạy ẩn khi máy tính của bạn đang ở trạng thái nghỉ, nhưng nếu bạn nhận thấy máy bạn gặp vấn đề về hiệu suất, bạn cũng có thể chạy trình bảo trì hệ thống một cách thủ công nếu cần.
Để bắt đầu Mẹo tăng tốc Windows 10, mở màn hình Control Panel, lựa chọn “System and Security”, sau đó chọn “Security and Maintenance”. Nhấn vào nút mũi tên để mở ra những lựa chọn bảo trì. Tại đây, bạn có thể lựa chọn mục “Start Maintenance” để bắt đầu quá trình bảo trì máy. Trước khi bắt đầu hãy đóng và nhớ các dữ liệu công việc mà bạn đang làm dở.