Cách ghép amply phù hợp với loa siêu dễ cho người mới

Loa và amply là hai thành phần không thể thiếu trong một dàn karaoke hay dàn âm thanh mà bạn sử dụng để nghe nhạc. Ghép nối hai thiết bị với nhau sẽ cho bạn một dàn âm thanh tuyệt vời. Tuy nhiên, khi ghép hai chúng lại với nhau, bạn cũng cần phải chú ý.

Ghép amply phù hợp với loa sẽ giúp loa đạt công suất cũng như chất lượng âm thanh tốt nhất. Tuy nhiên, có vài điều mà bạn cần phải lưu ý là: công suất và trở kháng của hai thiết bị này.

Công suất của amply và loa

Công suất lý tưởng nhất mà amply cần đạt được là công suất của amply gấp đôi công suất trung bình của dàn loa. Giả sử công suất trung bình của loa trong một dàn là 100W thì bạn nên chọn amply có công suất 200W là lý tưởng nhất.

Nếu bạn không thể tìm được những amply có công suất gấp đôi thì nên chọn những amply có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất trung bình của loa. Không nên chọn những chiếc amply có công suất nhỏ hơn công suất trung bình của loa.

Tại sai lại không sử dụng những chiếc amply có công suất nhỏ hơn công suất trung bình của loa? Rất đơn giản, điều đó sẽ gây méo âm thanh phát ra từ loa, tệ hơn nữa là cháy loa, chắc chắn bạn không muốn điều đó.

Khi amply quá yếu thì tín hiệu từ amply gửi tới loa sẽ thường xuyên xuất hiện trạng thái clip, nếu hiện trạng thái này diễn ra quá lâu, thì amply chỉ gửi được dòng điện một chiều tới loa, điều đó làm cho màng loa co dãn không bình thường, gây ra hiện tượng méo tiếng, tệ hơn nữa là màng loa cứ dãn ra mà không co lại.

Nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu, côn loa sẽ nóng lên và có thể bị cháy.

Những yếu tố khác cũng tác động tới việc lựa chọn công suất amply:

– Trở kháng và độ nhạy của loa: những loa có độ nhạy cao thì amply chỉ cần có công suất nhỏ là đủ. Ngược lại, với những amply có độ nhạy thấp và trở kháng lớn thì cần phải có loa sử dụng công suất lớn, dòng ra lớn.

– Thiết kế của phòng nghe: Tùy theo phòng lớn hay phòng nhỏ và số lượng thiết bị mà chọn amply có công suất phù hợp. Những phòng lớn và nhiều thiết bị sẽ cần amply có công suất lớn hơn là những căn phòng nhỏ với ít thiết bị. Nguyên nhân là vì âm thanh mà tai chúng ta tiếp nhận chính là âm thanh tổng hợp từ âm thanh phát ra từ loa và âm thanh phản xạ trong phòng nên thiết kế của phòng nghe cũng có phần ảnh hưởng tới công suất của amply.

– Dòng nhạc mà người sử dụng hay nghe: Dòng nhạc cũng có những tác động tới việc chọn công suất của amply. Với những dòng nhạc nhẹ thì bạn chỉ cần sử dụng amply có công suất nhỏ, còn đối với những dòng nhạc mạnh, sôi động thì bạn nên trang bị amply có công suất lớn hơn.

– Khoảng cách từ tai người nghe tới loa: Tuy không nhiều, nhưng đây cũng là một điều cần lưu ý. Ngồi càng xa loa, amply càng cần phải có công suất lơn và ngược lại.

Trở kháng của thiết bị

Cho dù điều kiện về công suất giữa loa và amply đã được đáp ứng thì loa của bạn vẫn có nguy cơ bị cháy. Khi loa và ampy được đấu với nhau, tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của ampy thì amply sẽ có thể bị quá tải và dẫn đến bị cháy. Vậy nên, hãy chú ý chọn amply có trở kháng nhỏ hơn tổng trở kháng của loa.

Những điều cần chú ý khác

Khi kết hợp amply vầ loa siêu trầm, bạn cần phải chú ý tới hai thông số quan trong là đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm (giảm xóc và chống rung). Hơn nữa, thông số tối thiểu của amply dùng cho loại loa này là 20Hz đối với tần số, còn thông số kiểm soát âm trần thì từ 400 trở nên, những thông số này càng cao thì âm lượng đạt được càng trầm… Điều này sẽ giúp bạn đạt được chất lượng âm thanh chuẩn với loa trầm.

Hãy tham khảo chuyên gia và đọc sách hướng dẫn để lựa chọn thông số của loa và amply cho phù hợp.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.