Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, Apple Watch đến nay đã phát triển thành thiết bị tập trung chủ yếu vào sức khỏe – trong đó nó theo dõi cả trái tim cho bạn.
ECG trên Apple Watch là gì ?
Thiết bị đeo của Apple hiện đang ở thế hệ thứ sáu; Apple Watch 6 được phát hành vào tháng 10 năm 2020, với cảm biến oxy trong máu (SPo2) và nhiều màu sắc mới mới hơn. Tuy nhiên, bạn không cần thiết bị mới nhất để kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình. Các thiết bị từ năm 2018 đã có thể đo nhịp tim của bạn bằng cảm biến điện tâm đồ (ECG).
Khi bạn đặt ngón tay lên núm xoay của Apple Watch, cảm biến này và cảm biến ở dưới lưng Đồng hồ sẽ đo chính xác nhịp tim của bạn và khi hoàn tất, nó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nhịp tim của bạn.
Ngoài cách đo thủ công này, cảm biến ở lưng đồng hồ thường xuyên kiểm tra nhịp tim của bạn trong suốt cả ngày và nếu nó đo được một con số bất thường, một thông báo sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ. Đó là một tính năng rất hữu ích có thể cứu sống nhiều người nhờ độ chính xác của nó.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết về tính năng đo ECG và cách sử dụng nó dễ dàng nhất. Dưới đây là tất cả hướng dẫn về ECG cho chiếc Apple Watch của bạn và những mẫu Apple Watch nào hỗ trợ tính năng hữu ích này.
Các mẫu Apple Watch hỗ trợ ECG
Kể từ năm 2018, Apple Watch đã có thể đo điện tâm đồ ECG từ các mẫu Series 4 trở lên.
Hiện tại, mẫu Apple Watch SE được phát hành vào năm ngoái là mẫu duy nhất mà Apple không hỗ trợ tính năng ECG.
Cách sử dụng ECG trên Apple Watch
Bạn có thể tìm xem ECG có sẵn ở quốc gia của bạn hay không trên trang web của Apple . Đảm bảo rằng cả Đồng hồ và iPhone của bạn đều đã được cập nhật lên phiên bản watchOS và iOS mới nhất, đồng thời chuyển đến ứng dụng Sức khỏe trên iPhone của bạn.
Ứng dụng này cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan chi tiết về sức khỏe của bạn bao gồm, bước chân, thính giác, giấc ngủ, ECG và nhiều hơn nữa.
Chuyển đến tab ‘Duyệt qua’ (Browse), điều hướng đến ‘Tim’ (Heart) và chọn ‘Điện tâm đồ (ECG)’. Sau khi làm theo hướng dẫn, bạn có thể truy cập tính năng ECG bằng cách chuyển đến ứng dụng ECG trên Đồng hồ.
Nó cũng có thể được sử dụng như một ‘complication’ (tính năng khác ngoài xem giờ) trên mặt đồng hồ, việc sử dụng sẽ dễ dàng hơn nhiều thay vì truy cập vào màn hình chính, nhưng dù theo cách nào thì bạn cũng sẽ được nhắc giữ ngón tay của mình trên núm xoay (Digital Crown). Sau 30 giây, một bảng phân loại kết quả sẽ xuất hiện.
Cách đọc kết quả ECG trên Apple Watch
Nếu kết quả của bạn là ‘sinus rhythm’, điều này đồng nghĩa cảm biến ECG đo được một mẫu bình thường và bạn không có gì phải lo lắng.
Nếu kết quả là ‘Inconclusive’, có thể là do Digital Crown hoặc ngón tay bạn đã tiếp xúc với chất lỏng, làm sai lệch cảm biến. Đảm bảo tay bạn sạch và lau khô cả hai trước khi bạn thử đo lại.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận được kết quả cho thấy nhịp tim bất thường, bạn nên đến gặp Bác sĩ và cho họ xem kết quả từ trong ứng dụng Heart.
Các đề xuất sau đây có thể giảm thiểu rủi ro với trái tim của bạn:
- Đừng hút thuốc
- Tập thể dục đều đặn
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
- Giảm uống rượu
- Giữ cân nặng hợp lý
Các kết quả đo ECH của bạn sẽ được lưu trữ bên trong ứng dụng ‘Sức khỏe’, vì vậy bạn có thể xem lại nhịp tim của mình, cùng với nhiều thông số khác mà Đồng hồ đã ghi nhận trong suốt cả ngày.
Cần lưu ý rằng nhịp tim thấp hoặc cao thường không có gì đáng lo ngại, đặc biệt nếu bạn vừa mới tập thể dục hoặc uống rượu. Nhưng nó cũng có thể là do lo lắng, căng thẳng, nhiễm trùng.
Bạn có thể cài đặt thông báo xuất hiện nếu các kết quả đo nhịp tim cao hơn hoặc thấp hơn một giá trị cụ thể. Bạn có thể cài đặt các cảnh báo này bằng cách đi tới ứng dụng Đồng hồ, sau đó chọn ‘Thông báo’ (Notifications) và ‘Trái tim’ (Heart).
Các đồng hồ thông minh khác cũng có cảm biến ECG
Có những thiết bị đeo khác cũng cung cấp tính năng ECG giống như Apple Watch. Nếu bạn có điện thoại Android, bạn có thể tìm đến các lựa chọn thay thế sau:
- Samsung Galaxy Watch Active 2
- Fitbit Sense
- Fitbit Versa
- Fitbit Versa 2
- Fitbit Versa Lite
- Đồng hồ Oppo
Lưu ý: đương nhiên ứng dụng ECG không chính xác 100%, nhưng nó vẫn là một tính năng tuyệt vời cho thiết bị đeo có thể giúp đưa ra cảnh báo sớm cho bạn về các vấn đề tiềm ẩn và cung cấp cho bác sĩ của bạn thêm thông tin nếu cần. Ngoài ra nếu có vấn đề bạn nên thực hiện đo lại bằng các thiết bị chuyên dụng tại cơ sở y tế để sử dụng làm căn cứ trong điều trị y tế.