Đọc bài viết này trước khi mua hàng từ các trang Trung Quốc

 

Hầu hết các mặt hàng không phải thực phẩm mà bạn mua đều có xuất xứ từ Trung Quốc và điều này đặc biệt đúng với các mặt hàng công nghệ, di động và điện tử.

Sự ra đời của các trang thương mại điện tử như Aliexpress, taobao và banggood… đã giúp các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng hơn rất nhiều và cùng với đó là tiềm năng cho dòng khách hàng trên toàn thế giới.

Mua hàng trực tiếp từ Trung Quốc, thông qua các sàn thương mại điện tử (có khoảng 130 trang thương mại điện tử khác nhau) rất hấp dẫn. Giá thường thấp hơn, bạn sẽ có được nhiều sản phẩm đa dạng hơn để lựa chọn và giao hàng cũng rất rẻ.

Nhưng có những cạm bẫy và rủi ro đi kèm, nhất là đối với những ai chưa mua bất kỳ mặt hàng nào từ nước ngoài qua mạng. Nên đọc kỹ những điều sau đây trước khi đặt mua bất kỳ món hàng nào.

1. Hỗ trợ trước khi mua

Việc nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mà bạn định mua trực tiếp từ Trung Quốc thường khó khăn hơn. Thông thường, đối với các hãng công nghệ lớn, các trang web đánh giá sẽ nhận được sản phẩm trước thời điểm ra mắt để có thể đưa ra quan điểm độc lập, khách quan, chuyên nghiệp và quan trọng nhất là thu thập ý kiến.

Điều đó thường không xảy ra đối với các sản phẩm công nghệ có nguồn gốc trực tiếp từ Trung Quốc; những người đánh giá cũng giống với khách hàng đặt hàng trước. Điều đó có nghĩa là người dùng chỉ có thể tìm hiểu xem thứ gì đó có đáng giá hay không sau khi đã mua và sử dụng chúng.

2. Hỗ trợ sau mua hàng

Có lẽ khía cạnh quan trọng nhất của việc mua hàng Trung Quốc là hậu mãi. Vấn đề đặc biệt cần lưu tâm đối với các nhà bán lẻ Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, đừng mong đợi mức hỗ trợ sau bán hàng như nhau, từ nhà bán lẻ hoặc từ nhà sản xuất.

Vẫn có những trường hợp ngoại lệ nhưng nói chung một khi bạn mua thứ gì đó, bạn không thể trả lại. Thời điểm duy nhất khi bạn có thể trả lại nó là khi nó bị hỏng với nguyên nhân do nhà sản xuất. Nhưng sau đó, hầu hết các nhà cung cấp quy định rằng bạn sẽ phải trả chi phí vận chuyển.

Nhiều nhà sản xuất không có trang web tiếng Trung, chứ đừng nói đến một trang web tiếng Anh và nếu họ có, nó gần như chắc chắn sẽ là một trang được dịch sơ sài.

Vấn đề khác liên quan đến hỗ trợ; nhiều nhà sản xuất sẽ không cung cấp trình điều khiển hoặc bản cập nhật phần mềm cho các sản phẩm của họ, điều này đơn giản là không thể thực thi đối với một số hệ điều hành.

3. Không phải lúc nào cũng rẻ hơn

Mua trực tiếp từ Trung Quốc không đảm bảo giá lúc nào cũng rẻ hơn hoặc thậm chí xứng đáng với đồng tiền. Ví dụ, đối với các thiết bị điện tử đắt tiền, khoảng cách giá có thể sẽ thu hẹp do tỷ giá hối đoái không thuận lợi. Nói cách khác, hãy so sánh giá của Trung Quốc với những gì có sẵn ở Anh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Cần lưu ý là rất nhiều sản phẩm được bán bởi các nhà sản xuất tại Trung Quốc cũng có sẵn trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam (Shopee, lazada, tiki,… ). Những sàn tại Việt Nam chịu sự quản lý của nhà nước, hỗ trợ sau bán hàng, ít nhất là khoảng cách địa lý với nhà bán lẻ sẽ tốt hơn. Mua hàng từ các trang Việt Nam có nghĩa là bạn có thể được đảm bảo có thể trả hàng và hoàn tiền dễ dàng.

4. Sự khác biệt về công nghệ và bảo mật

Có rất nhiều bài viết trên các website uy tín cảnh báo về các ứng dụng đáng ngờ của bên thứ ba được cài đặt trên các sản phẩm công nghệ (chủ yếu là điện thoại thông minh) đến từ Trung Quốc. Một số là phần mềm quảng cáo, một số khác là phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp nhưng trong mọi trường hợp, chúng thể hiện sự thiếu sót các quy trình bảo mật nghiêm ngặt.

Một khía cạnh khác hiếm khi được xem xét của các sản phẩm mua trực tiếp trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc. Sản phẩm thường được hướng đến thị trường nội địa. Vì vậy, hướng dẫn sử dụng, phích cắm, ngôn ngữ mặc định của hệ điều hành và các thông số kỹ thuật đều sử dụng tiếng Trung. Ví dụ: điện thoại có thể không được truy cập các dịch vụ di động mặc định của Google.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người mua được những món hàng ưng ý với giá rẻ trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc. Nếu bạn không may mắn, hãy tìm hiểu kỹ và kiên nhẫn trước khi mua bất kỳ món hàng nào. Đối với những người không thích mạo hiểm, lựa chọn tốt nhất là mua các sản phẩm Trung Quốc từ các sàn thương mại điện tử Việt Nam.

Nguồn: Biên tập thietbiketnoi.com 

Bình luận chủ đề này:

Facebook: https://www.facebook.com/vuionlinevn/posts/4385140454926359

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.