Chỉ riêng số lượng điểm ảnh thôi là chưa đủ để đánh giá toàn diện chất lượng. Để phát được hình ảnh đẹp nhất có thể, yếu tốt môi trường xung quanh và chất lượng nội dung được trình chiếu cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Ngày nay, khi kích thước của TV càng lớn, thì chất lượng hình ảnh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. TV màn hình lớn chính là đầu tàu tăng trưởng mạnh nhất trong thị trường vốn đang định đốn, không mấy sôi động này. Và TV càng lớn, thì đồng nghĩa với độ phân giải phải càng cao.
Tuy nhiên, dù TV có to đến cỡ nào, nhưng nếu không có được chất lượng hình ảnh tốt thì người dùng sẽ không thể tận dụng hết được sức mạnh của nó. Đó là lý do mà nhu cầu TV kích cỡ lớn tăng đã kéo theo cả sự phát triển mạnh mẽ của độ phân giải siêu cao Ultra High Definition (UHD). UHD chính là tiêu chuẩn màn hình TV trên 65 inch có độ phân giải 3.840 x 2.160. Và sắp tới, ngành công nghiệp TV đang chuẩn bị cho một bước chuyển mình cực lớn bởi TV 8K đã sẵn sàng cho quá trình thương mại hóa.
Thế nhưng, chỉ riêng số lượng điểm ảnh thôi là chưa đủ để đánh giá toàn diện chất lượng. Để phát được hình ảnh đẹp nhất có thể, yếu tốt môi trường xung quanh và chất lượng nội dung được trình chiếu cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Theo số liệu của công ty phân tích thị trường IHSS Markit, lần đầu tiên, doanh số của TV UHD đã vượt qua TV FHD (Full High Definition) vào năm ngoái. Dự kiến, sẽ có 100 triệu chiếc TV UHD được bán ra trong năm nay – chiếm 45% thị phần TV. Vào năm 2022, con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 60%.
Doanh số TV UHD của Samsung cũng cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. Q4/2017, TV UHD của gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi này đã vượt hơn 50% tổng số TV Samsung bán ra trên toàn cầu. Q1/2018, doanh số TV UHD của Samsung đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia vẫn đang phát triển các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hình ảnh của TV Ultra High Definition. Ví dụ, liệu chiếc TV được thử nghiệm có tái tạo được màu sắc chân thực trong điều kiện thực tế, cụ thể là trong môi trường xem TV thông thường với ánh sáng mạnh? Theo khảo sát của DOE, khách hàng tại Mỹ và châu Âu thường xuyên xem TV ở nơi nhiều ánh sáng, và mức độ sáng trong nhà trung bình là 79 lux. Liệu TV có thể thích nghi và xuất ra chất ảnh chính xác trong trường hợp nói trên?
Reginald Nxumalo, Giám đốc mảng Đồ diện tử Dân dụng của Samsung Nam Mỹ cho biết, “Thời thế đang thay đổi, và chúng ta cần phải cân nhắc và xem xét mọi yếu tố để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho mọi người.”
Giới chuyên môn đưa ra lời khuyên rằng, người dùng không nên chỉ chăm chăm xem độ phân giải cao, mà phải chú ý đến những yếu tố khác ảnh hưởng đến độ sáng, độ tương phản và nội dung. Cách thức mà người tiêu dùng “thưởng thức” TV và phương pháp mà các chuyên gia áp dụng để xác định khả năng, sức mạnh của TV giờ đây đang dần phức tạp hơn bao giờ hết. TV cần phải trở nên đa dụng, linh hoạt hơn bởi nó không chỉ để xem phim không thôi. Điều này đồng nghĩa với việc Samsung phải đảm bảo rằng các sản phẩm QLED của mình không chỉ hoạt động tốt trên mặt giấy mà cả trong quá trình sử dụng thực tế.
“Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh và dải màu (Colour Volume), là thước đo sự thay đổi về màu sắc 3D, dựa trên độ sáng,” ông Nxumalo nói thêm.
TV QLED, phát triển dựa trên công nghệ chấm lượng tử kim loại, có thể khôi phục lại những màu sắc bị mất trong hình ảnh tối hoặc sáng quá. Độ snág của nó có thể đạt tới mức 2.000 knit – tức là gấp 3 đến 4 lần so với TV thông thường. Vì vậy, nó cũng mang đến sự sống động cho những khung cảnh thiên nhiên như ánh nắng mặt trời hay tuyết trắng.
Verband Deutscher Electrotechnischer (VDE), một tổ chức chứng nhận danh tiếng ở Đức, được thành lập từ năm 1893, đã chứng nhận TV QLED có thể cho ra 100% dải màu trong 2 năm liên tiếp. Đây là loại TV đầu tiên và duy nhất được cấp chứng nhận tính này.