10 điều trên Android khiến fan iOS ghét cay ghét đắng

Nếu bạn chuyển từ một thiết bị iOS sang một thiết bị Android thì hẳn 10 điều phiền toái của Androdi mà chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ khiến bạn cảm thấy ngán ngẩm.

Nếu bạn là fan trung thành của Apple trong suốt một thời gian dài thì có lẽ sẽ có đôi lúc bạn muốn thử trải nghiệm một hệ điều hành khác xem sao. Và có lẽ Android là sự lựa chọn đầu tiên của bạn.

Và trong lần đầu tiên đặt chân đến miền đất Android, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng. Đừng quá lo lắng, Android thực sự là một “miền đất mở”, mọi thao tác đều rất dễ dàng. Tuy nhiên, có một số phiền nhiễu trên hệ điều hành này sẽ khiến bạn phải “xù lông” lên.

Dưới đây là 10 thứ trên Android khiến người dùng iOS ghét cay ghét đắng.

1. Thiết kế không nhất quán

Hãy chấp nhận điều này, thậm chí Google cũng không hoàn toàn tuân theo hướng dẫn thiết kế vật liệu mới nhất của mình. Trong khi một số ứng dụng được thiết kế phần nào phù hợp với diện mạo mới của nền tảng này thì một số ứng dụng khác lại vẫn sử dụng thiết kế cũ. Chính do thiết kế không nhất quán này mà bạn có thể thấy một số lỗi ngớ ngẩn như dưới đây.

2. Sắp xếp không hợp lý như iOS

Thường thì trên thiết bị Android, sẽ có một vài cách để mở một tùy chọn hay một tính năng, trong khi theo triết lý của Apple thì chỉ có một cách để làm điều đó. Vì Android là một hệ điều hành rất tùy biến nên giao diện người dùng (UI) của các thiết bị đến từ các nhà sản xuất khác nhau là khá khác nhau. Điều này có nghĩa là khi bạn chuyển từ thiết bị Android của nhà sản xuất này này sang thiết bị Android của nhà sản xuất khác thì cũng sẽ gặp đôi chút rắc rối. Trong khi đó, với mọi thế hệ Phone, bạn đều có thể dễ dàng vô hiệu hóa tính năng tự động sửa lỗi.

3. Cập nhật hệ điều hành chậm chạp

Thực tế là, với mỗi phiên bản Android được tung ra, hầu hết người dùng Android sẽ phải chờ đợi trong một khoảng thời gian trước khi bản cập nhật đó tiếp cận đến các thiết bị của họ. Nếu họ may mắn sở hữu một thiết bị Nexus (của Google) thì bản cập nhật cho thiết bị của họ sẽ đến sớm hơn, tuy nhiên đối với thiết bị của các nhà sản xuất khác thì sẽ phải mất một thời gian lâu hơn. Hơn thế nữa, đừng mong đợi thiết bị sẽ nhận được bản cập nhật mới nếu chiếc điện thoại Android của họ là một hãng không có tên tuổi.

Người dùng iOS không phải chịu nỗi khổ như vậy, mỗi khi công ty có trụ sở tại Cupertino ra mắt một phiên bản iOS mới thì bản cập nhật này sẽ nhanh chóng có trên mọi thiết bị iPhone và iPad.

78% các thiết bị được lên đời iOS 8 (tính đến 30/3/2015) trong khi số thiết bị được lên tời Lollipop chỉ là 3.3 % (tính đến 2/3/2015 – các phiên bản có tỷ lệ người sử dụng nhỏ hơn 0,1% không được liệt kê)

4. Bloatware khó chịu

Tùy thuộc vào loại thiết bị Android mà bạn sử dụng, sẽ có những ứng dụng do chính nhà sản xuất cài đặt sẵn lên đó. Và nhiều trong số các ứng dụng đó bạn chẳng bao giờ dùng đến, khi đó bạn buộc phải vô hiệu hóa chúng hoàn toàn.

Trên iPhone, không có bloatware nào khiến người dùng cảm thấy phải gỡ bỏ ngay lập tức, mặc dù fan của Android có thể cho rằng ứng dụng Apple Watch không phải lúc nào cũng cần thiết.

5. Control Center của Android là kém trực quan và khó truy cập hơn

Trung tâm kiểm soát (Control Center) của iOS có thể được truy cập từ bất cứ màn hình nào và cung cấp cho bạn cách thức chuyển đổi nhanh chóng, điều khiển trình phát nhạc tiện lợi và một thanh trượt cho phép điều khiển âm lượng dễ dàng.

Quick Settings và vùng thông báo của Android hiển thị lộn xộn và kém trực quan hơn. Ví dụ, trong Android Lollipop, bạn phải vuốt hai lần từ trên xuống hoặc sử dụng hai ngón tay vuốt xuống để truy cập toàn bộ các thiết lập bật/tắt ứng dụng. Trung tâm kiểm soát của iOS có thể được truy cập bằng cách vuốt nhẹ từ dưới màn hình lên – đây là cách làm rất dễ dàng, thậm chí là trên cả chiếc điện thoại lớn như iPhone 6 Plus.

6. Tính năng camera còn hạn chế

Ứng dụng camera mặc định trên iOS rất thông minh và cho ảnh chụp đẹp hơn nhiều so với ảnh chụp từ các phần mềm, ứng dụng camera mặc định của Google. Các tính năng như điều khiển phơi sáng bằng tay, tự động phơi sáng, tự động lấy nét… vẫn chưa được tìm thấy trong ứng dụng camera mặc định của Android.

7. Sao lưu với iCloud tuyệt hơn nhiều

Tính năng sao lưu trên Android cũng đã có nhưng nó không trực quan và dễ sử dụng như iCloud của Apple – đặc biệt nó có thể sao lưu trên nhiều thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, máy tính bàn, laptop… Còn trên Android, nếu muốn sao lưu một cách đầy đủ nhất, bạn cần phải root thiết bị, flash một bản phục hồi tương thích và tạo ra một bản sao Nandroid

8. Ứng dụng

Tất nhiên là số ứng dụng trên Google Play Store nhiều hơn so với trên App Store, nhưng kho ứng dụng của Apple lại được các nhà phát triển ứng dụng yêu thích hơn. Mặc dù Apple áp dụng nhiều điều khoản khi tải ứng dụng nhưng App Store của công ty có trụ sở tại Cupertino lại vượt mặt Google khi nói đến doanh thu.

Đó là lý do giải thích vì sao hầu hết các ứng dụng và trò chơi đều có mặt trên App Store trước khi “đặt chân” đến Google Play. Do đó nhiều người dùng Android sẽ cảm thấy ghen tỵ khi phải dài cổ chờ đợi phiên bản Android của một ứng dụng hay trò chơi nào đó, trong khi bạn bè của họ – những người sử dụng iPhone đã được tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời từ các ứng dụng hay trò chơi đó. Hyperlapse của Instagram là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.

9. Thiếu chức năng thay thế cho Continuity

Nếu bạn đang sử dụng máy Mac hoặc iPad cùng với iPhone, thì tính năng Continuity được giới thiệu trong iOS 8 sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn bằng cách tạo ra trải nghiệm gần như liền mạch và liên kết chặt chẽ giữa các thiết bị. Đáng tiếc là người dùng Android sẽ không có được trải nghiệm này.

10. Apple Health thì tốt hơn Google Fit

Nếu ứng dụng Health của Apple đã đồng hành cùng bạn được một thời gian thì bạn sẽ phải thất vọng với Google Fit. Health của Apple có nhiều tính năng phong phú hơn. Nhờ vào HealthKit và ResearchKit mà các thiết bị iOS đóng vai trò như một nền tảng y tế, lưu trữ tất cả những dữ liệu sức khỏe mà người dùng có thể chia sẻ với các bác sĩ.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.