4 cái tên nổi bật cho hệ điều hành dành cho SmartTV

Khi nhắc đến hệ điều hành bạn sẽ nghĩ ngay đến những chiếc smartphone, nhưng giờ đây với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì hệ điều hành còn phục vụ cho cả những chiếc smart TV.

4. Hệ điều hành Firefox OS (My Home Screen 2.0)

Smart TV chạy Firefox OS của Panasonic có màn hình độ phân giải cao, có thể tùy chỉnh phông nền. Phông nền này có ba biểu tượng màu sắc được gọi là ‘sàn’, cho phép người dùng truy cập vào Live TV, Apps, Devices. Bạn có thể dùng chiếc điều khiển từ xa của Panasonic để chọn bất kỳ sàn nào. TV Live mang đến cho bạn các kênh truyền hình trực tiếp, trong khi biểu tượng Apps mở ra các ứng dụng mà bạn tải về. Các tùy chọn này cho phép bạn quản lý các thiết bị kết nối như máy nghe nhạc, Blu-ray…4

Bạn thậm chí có thể gắn thiết bị kết nối (ví dụ chiếc laptop Windows 7) hoặc một kênh ưa thích (như kênh 06) vào màn hình chủ của bạn. Để di chuyển qua màn hình chủ, sàn và ứng dụng, bạn có thể dùng mũi tên điều hướng hoặc nhấn nút micro trên chiếc điều khiển từ xa. Tìm kiếm bằng giọng nói không chỉ cho thấy kết quả từ các dịch vụ của bên thứ ba chẳng hạn như YouTube mà còn kết nối các thiết bị USB và các trình duyệt web.

3. Tizen

Tizen là một hệ điều hành của Samsung, dựa trên nhân Linux. Nó có thể hoạt động trên các thiết bị như smart TV, smartphone, tablet, thiết bị thông tin trên xe hơi, máy tính, máy ảnh thông minh, thiết bị đeo và các thiết bị gia dụng. Samsung đã giới thiệu những chiếc smart TV đầu tiên chạy Tizen tại CES 2015. Để điều hướng Tizen OS trên TV bạn cần phải dùng điều khiển từ xa của Samsung. Chiếc điều khiển này hỗ trợ cử chỉ và hoạt động như một con trỏ, cho phép bạn di chuột và chọn một trong bốn biểu tượng màu trắng trên màn hình chính của TV.

Bạn vẫn có thể sử dụng điều khiển từ xa như một con trỏ để di chuyển qua các biểu tượng trong màn hình chính. Nếu bạn không thích dùng con trỏ thì bạn cũng có thể điều khiển bằng giọng nói (thông qua một nút mic trên điều khiển) hoặc các nút bấm vật lý. Phải thừa nhận rằng con trỏ từ xa của Samsung và Smart Hub dễ làm chúng ta liên tưởng tới con trỏ của LG và Launcher.

2. LG WebOS 2.0

Điều khiển từ xa của LG hỗ trợ các thao tác, cử chỉ điều khiển như một con trỏ. Ngoài ra, LG cũng đã bổ sung thêm tính năng Cài đặt nhanh, do đó, nếu bạn di chuyển ra khỏi Launcher, bạn có thể xem truyền hình và đồng thời kiểm soát các thiết lập như hình ảnh, giờ giấc ngủ. Chỉ cần sử dụng điều khiển từ xa của LG để chọn Settings và tất cả các tùy chọn sẽ xuất hiện phía trên bên phải.

Để tìm nội dung, bạn sẽ cần phải chọn các cửa hàng LG từ Launcher. Nó đã được đổi tên thành ‘LG Content Store’ và đã được cách điệu để trông giống như nội dung bạn đang xem. Bạn cũng sẽ không thấy TV Live nữa mà chỉ còn dịch vụ và nội dung theo yêu cầu. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, chọn và tải nội dung từ cửa hàng này từ các thẻ Movies, Games,… khác nhau.

1. Android TV

Android TV chính là người kế nhiệm Google TV, nó được thiết kế để chạy trên TV và các thiết bị phương tiện truyền thông. Nexus Player là thiết bị chính thức đầu tiên chạy nền tảng Android TV, nó được ra mắt vào tháng 10/2014, sản phầm này là sự kết hợp của Google và phần cứng đến từ Asus. Nối gót Google, tại CES 2015 lần lượt các công ty khác như Sony, Philips và Sharp cũng đã trình làng những chiếc smart TV chạy Android.

Lệnh thoại có thể là một tiêu đề video game hay phức tạp hơn ví dụ như: ‘Tất cả các phim đoạt giải Oscar từ năm 1989’. Kết quả tìm kiếm không chỉ trong phạm vi Google Play mà nó còn mở rộng sang dịch vụ Netfix, Hulu,… Nội dung kết quả tìm kiếm không đơn giản là những gì bạn muốn tìm mà nó còn cung cấp thêm những thông tin có liên quan, ví dụ như diễn viên trong bộ phim bạn đang tìm, hay nếu bạn tìm thông tin diễn viên thì sẽ có những video của người này… Rất tiện lợi phải không nào?

Android TV cho phép người dùng tìm kiếm bằng giọng nói, miễn là bạn có phần cứng cho phép Android TV nghe được giọng nói của bạn. Để tiến hành tìm kiếm, bạn có thể dùng điều khiển từ xa của Nexus Player hoặc Sony One-Flick tích hợp với một chiếc micro.

Đặc biệt, một trong những tính năng thú vị nhất của Android TV là có vai trò như Google Chromecast, hỗ trợ phát nội dung sang thiết bị khác. Nếu bạn không sở hữu một chiếc TV tương thích với Android và bạn muốn truyền nội dung từ laptop hoặc smartphone sang TV, bạn sẽ cần phải mua thêm cáp chuyển đổi Chromecast HDMI từ Google và cắm nó vào TV của mình. Nhưng nếu như TV của bạn chạy hệ điều hành Android thì bạn có thể gửi tất cả mọi thứ từ phim ảnh và nhạc, ngay cả các tab trình duyệt đến TV hay thiết bị phát khác mà không cần đến mất tiền để mua thêm cáp.

Xem thêm: