Bạn mắc chứng “nghiện smartphone” ? 10 dấu hiệu của căn bệnh

Nghiện smartphone” đang trở thành vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn đã là một người nghiện điện thoại thông minh.

Trong cuộc sống hiện đại, smartphone đã trở thành vật không thể thiếu đối với nhiều người, không chỉ phục vụ các chức năng cơ bản của một chiếc điện thoại như nghe gọi mà còn đáp ứng các nhu cầu về giải trí và công việc.

Tuy nhiên không khó để chúng ta nhận thấy tình trạng lạm dụng smartphone mà có thể được gọi bằng một khái niệm là: “Nghiện điện thoại thông minh”. Đây là một vấn đề đáng được quan tâm đặc biệt khi ngày càng có tác động nhiều đến cuộc sống của con người.

Vậy như thế nào được coi là nghiện smartphone? Dưới đây là 10 dấu hiệu cho biết bạn đã nghiện smartphone thực sự.

1) Mang theo điện thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trong phòng tắm và WC.

2) Ngủ cùng điện thoại của mình mỗi đêm.

3) Cảm thấy hoảng sợ nếu không nhìn thấy điện thoại.

4) Không thể nhớ và đọc được bất kỳ số điện thoại nào của người thân.

5) Thậm chí bạn còn không biết cách tắt điện thoại của mình

6) Nhắn tin với một người kể cả khi họ đang ở cùng phòng với bạn

7) Nhìn mọi thứ qua ứng dụng, hình ảnh trên điện thoại thay vì sử dụng đôi mắt

8) Lòng tự trọng, niềm tự hào gắn liền với số lượng thông báo nhận được trên điện thoại từ mạng xã hội.

9) Thà đến muộn còn hơn là đi mà không mang theo điện thoại bên mình.

10) Bạn không thể ngừng nhìn trộm vào màn hình, kể cả khi đang xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình yêu thích của mình.

Một trong số những dấu hiệu trên nghe có vẻ phóng đại thậm chí ngớ ngẩn, tuy nhiên điều đó thực sự muốn chỉ ra vấn đề ở đây về sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh đã ở mức đáng báo động.

Chứng “nghiện” này được đặc trưng bởi tình trạng chú tâm quá mức vào một cái gì đó. Các thông tin phản hồi, các thông báo từ mạng xã hội luôn hiện ra tức thì trên điện thoại thông minh khiến người sử dụng phải liên tục kiểm tra email hoặc bị “ám ảnh” làm như vậy.

Và phải làm như vậy họ mới có được sự thoải mái, hành vi đó là biểu hiện của một chứng nghiện. Mặc dù những thói quen này có thể ảnh hưởng đến bạn bè và gia đình nhưng không thực sự nguy hiểm trừ khi nó không khiến cuộc sống của người đó bị rối loạn.

Điều này không có nghĩa việc quá lạm dụng điện thoại thông minh là hoàn toàn vô hại. Các vấn đề thường gặp phải là: Khó tập trung, mất ngủ, gia tăng sự lo lắng. chưa kể đến những thiệt hại đến mối quan hệ giữa cá nhân và kỹ năng giao tiếp.

Làm sao để hạn chế tình trạng này?

Nhiều người sẽ nghĩ đơn giản rằng, nghiện smartphone chỉ là một phản ứng thái quá ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn tìm thấy mình có hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu kể trên, bạn nên tìm đến những cách giảm thiểu những tác động từ việc này.

Dưới đây là 3 cách đơn giản để hạn chế sử dụng điện thoại thông minh mà mỗi người nên thử.

Đặt ra những giới hạn

Hãy bắt đầu bằng cách thiết lập một giới hạn để quản lý việc sử dụng điện thoại của bản thân. Ví dụ, bạn có thể đưa ra một mục tiêu rằng phải chờ 1 giờ sau khi thức dậy mới được cầm đến điện thoại, hoặc tạm tắt đi trong khi ăn tối hoặc trong một chương trình yêu thích.

Không quan trọng việc bạn đặt ra khoảng thời gian bao lâu không sử dụng điện thoại, vấn đề là hãy đặt ra một con số và thực hiện.

Dần để xa tầm tay

Nếu bạn là một người nghiện điện thoại, bạn sẽ luôn có cảm giác bức bối và muốn kiểm tra liên tục các thông báo đến, check email… Vì vậy hãy thử thiết lập cuộc gọi vào hộp thư thoại hoặc bỏ qua những tin nhắn chưa đọc đến thời điểm thích hợp để xem. Việc tập loại bỏ những gián đoạn trong khi làm việc sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, tập trung hơn để có năng suất cao hơn.

Tìm một biện pháp thay thế

Điện thoại thông minh đang trở thành thứ duy nhất khiến bạn luôn bị lệ thuộc vào đó. Vì vậy, nếu muốn tránh “nghiện” hãy tìm những cách khác có thể mang đến sự thoải mái trong những tình huống mà bạn có xu hướng dựa nhiều vào điện thoại.

Nếu bạn muốn đến với chiếc điện thoại mỗi khi cảm thấy buồn chán hoặc lo lắng, hãy thử áp dụng một vài bài tập thiền để giúp điều chỉnh trong cơ thể và thế giới xung quanh. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều trong việc giúp bạn bình tĩnh, kết nối với môi trường xung quanh thay vì giấu mình vào chiếc smartphone.

Mặc dù smartphone chính là địa diện cho cuộc sống hiện đại, nhưng không vì thế bạn để cho công nghệ tác động xấu thậm chí điều khiến chính cơ thể và lối sống của mình. Việc xa rời màn hình nhỏ, có thể chỉ từng chút một cũng có thể giúp cuộc sống cân bằng hơn.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.