Bạn đang tìm mua một chiếc tai nghe headphone hoặc earbud? Ngày nay, trên thị trường tai nghe có vô vàn mẫu mã, nhãn hiệu và thiết kế để lựa chọn, khiến việc chọn lựa một chiếc tai nghe phù hợp nhất trở thành một điều không hề đơn giản.
Chưa hết, một khi bạn tìm được kiểu tai nghe mà bạn muốn mua, bạn còn phải nghĩ về mức giá của cặp tai nghe. Một cặp tai nghe In-ear giá siêu rẻ liệu có đáng mua? Hoặc một cặp tai nghe Over-ear bao nhiêu tiền là quá đắt?
Chúng tôi đã review nhiều dòng tai nghe khác nhau trong những năm qua, và hôm nay bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chọn tai nghe phù hợp nhất. Dù bạn đang tìm một cặp tai nghe Bluetooth hiện đại, hoặc một cặp tai nghe headphone có dây, bài viết sẽ chỉ bạn cách chọn tai nghe phù hợp và ưng ý nhất.
Tai nghe In-ear, On-ear hoặc Over-ear
Hãy bắt đầu với điều cơ bản nhất. Nếu bạn đang tìm mua một chiếc tai nghe mới, thì trước hết bạn cần phải quyết định xem thiết kế tai nghe nào là phù hợp nhất với bạn. Các dòng tai nghe trên thị trường hiện nay được chia làm 3 loại thiết kế, bao gồm In-ear (nhét tai), On-ear (đặt lên tai) và Over-ear (chùm lên tai).
Tai nghe In-ear – còn được biết đến với tên gọi tai nghe earbuds hoặc earphones – là những dòng tai nghe mà bạn thường thấy mọi người sử dụng ở những nơi công cộng nhất. Lý do là bởi những dòng tai nghe này sở hữu một thiết kế gọn nhẹ, cho phép người dùng sử dụng thoải mái ở mọi nơi. Một lý do khác là bởi những dòng tai nghe này thường có mức giá rẻ hơn so với dòng tai nghe On-ear và Over-ear.
Những dòng tai nghe này thường đem lại trải nghiệm đeo khá thoải mái, cho phép người dùng sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Cặp tai nghe có khả năng cách âm thụ động khá tốt, cho phép người dùng nghe nhạc thoải mái mà không bị gián đoạn bởi các tiếng ồn xung quanh.
Tuy sở hữu driver bé hơn so với các dòng tai nghe Over-ear và On-ear, một cặp tai nghe earbuds vẫn có thể mang lại một chất âm tuyệt vời nếu bạn sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua một sản phẩm cao cấp.
Tai nghe On-ear sở hữu 2 miếng đệm tai có kích thước nhỏ, đặt trực tiếp lên tai người dùng trong quá trình nghe nhạc. Hai miếng đệm tai này được liên kết với nhau bởi một dải headband. Những sản phẩm thuộc loại này thường có thiết kế nhỏ gọn hơn so với các dòng tai nghe Over-ear, cho phép bạn mang theo người dễ dàng và thuận tiện hơn.
Tai nghe On-ear là một lựa chọn thay thế tốt nếu bạn cảm thấy những dòng tai nghe Over-ear đem lại cảm giác đeo nóng tai. Miếng đệm tai của những chiếc tai nghe này không trùm lên toàn bộ tai người dùng.
Tai nghe Over-ear có lẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn có trải nghiệm âm thanh đắm chìm. Những dòng tai nghe này được trang bị các driver kích thước lớn, mang lại chất âm mạnh mẽ, cùng với một thiết kế cốc tai lớn, có thể trùm kín tai bạn trong quá trình nghe nhạc, từ đó đem lại hiệu suất cách âm vô cùng hiệu quả.
Tai nghe có dây hoặc không dây?
Điểm mạnh của một chiếc tai nghe không dây nằm ở sự tiện lợi và khả năng sử dụng di động cao. Tai nghe không dây có thể được chia ra làm các loại khác nhau, bao gồm dòng earphone không dây được kết nối với nhau qua dải dây cổ, tai nghe On-ear không dây, tai nghe Over-ear không dây và tai nghe True Wireless. Tất cả những dòng tai nghe này đều sử dụng pin và kết nối không dây thông qua Bluetooth.
Dù bạn lựa chọn dòng tai nghe không dây nào, thì điều đầu tiên bạn cần lưu ý đo là mức lượng pin. Nhiều dòng tai nghe headphone có mức lượng pin lên đến 30 giờ đồng hồ, nhưng bạn cũng có thể cần nhiều hơn.
Những cấu hình âm thanh cần lưu ý
Khi mua một chiếc tai nghe mới, bất kể là loại thiết kế nào mà bạn chọn, bạn cũng cần phải kiểm tra thông tin cấu hình âm thanh trước khi quyết định mua những sản phẩm đó.
Một số hãng sản xuất công bố chính thức thông số kỹ thuật của sản phẩm tai nghe (Tuy nhiên một số hãng sản xuất như Apple lại không công bố những thông tin này). Với hàng tá các thuật ngữ công nghệ và các con số khác nhau, những thông tin kỹ thuật này có thể sẽ khiến bạn hơi khó hiểu khi nhìn vào lần đầu tiên.
Một trong những điểm đầu tiên mà bạn cần kiểm tra đó là kích thước driver của cặp tai nghe – một chiếc driver có kích thước càng lớn thì dải sóng âm mà chúng phát ra càng rộng. Phần lớn các dòng tai nghe Over-ear được trang bị các driver có kích thước 40mm trở lên, trong khi các dòng tai nghe earbud nhỏ gọn được trang bị driver có kích thước từ 6 – 8mm. Dù vậy, kích thước driver không phải là yếu tố duy nhất tác động đến chất lượng âm thanh.
Một thông số kỹ thuật khác mà bạn cần lưu ý đó là dải tần. Đây chính là dải tần low, mid và high mà cặp tai nghe hỗ trợ, được đo lường bằng Hz. Nghiên cứu cho thấy con người chúng ta chỉ có khả năng nghe âm thanh trong khoảng tần từ 20 đến 20kHz. Tuy nhiên, những dòng tai nghe audiophile thường sở hữu khoảng tần rộng hơn (ví dụ như từ 5 đến 40kHz).
Thiết kế, màu sắc và độ thoải mái
Ngoài việc lựa chọn giữa các kiểu tai nghe Over-ear, On-ear hoặc In-ear, thì thiết kế của một cặp tai nghe cũng là một điểm quan trọng mà bạn cần cân nhắc.
Để lấy ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng chiếc tai nghe của mình trong các buổi tập thể dục, bạn sẽ cần một sản phẩm được hỗ trợ tiêu chuẩn kháng nước tối thiểu là IPX4.
Nếu bạn lựa chọn một cặp tai nghe In-ear, thì hãy chắc chắn rằng sản phẩm tai nghe đó được tặng kèm các cặp đầu tip với kích thước khác nhau để bạn có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất với tai bạn. Cách chọn tai nghe này sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm đeo tốt nhất.
Còn nếu bạn định mua một cặp tai nghe Over-ear hoặc On-ear mới, hãy chọn mua những dòng tai nghe có đệm tai dày để có được trải nghiệm đeo trên tai thoải mái nhất. Và dù bạn lựa chọn dòng tai nghe headphone nào, thì khối lượng cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định đến mức độ thoải mái của cặp tai nghe.
Màu sắc cũng là một yếu tố mà bạn cần cân nhắc. Trong khi phần lớn các dòng tai nghe sở hữu thiết kế màu đen tiêu chuẩn, trên thị trường cũng có một số hãng sản xuất với các lựa chọn màu sắc rực rỡ hơn.
Bạn có cần tính năng cách âm chủ động không?
Cách âm chủ động (ANC) là một tính năng đang ngày một phổ biến ở các dòng tai nghe hiện đại ngày nay. Phần lớn các dòng tai nghe headphone có khả năng cách âm tự nhiên nhờ tạo nên một rào cản vật lý giữa tai bạn và thế giới bên ngoài.
Tính năng cách âm chủ động sẽ đem điều này lên một tầm cao mới, bằng cách sử dụng các tổ hợp microphone được tích hợp để phân tích các tiếng ồn môi trường, sau đó tạo nên các dải tần “phản tiếng ồn” và trộn lẫn vào âm nhạc bạn nghe. Điều này sẽ khiến cho các tiếng ồn từ môi trường bên ngoài bị ngăn chặn một cách triệt để hơn.
Nếu bạn có nhu cầu nghe nhạc khi đi trên các phương tiện công cộng thì một cặp tai nghe hỗ trợ tính năng cách âm là một lựa chọn tuyệt vời. Những dòng tai nghe này không những mang lại cho bạn một không gian yên tĩnh, mà còn cho bạn một trải nghiệm nghe nhạc không bị gián đoạn bởi tiếng ồn xung quanh.
Mức giá
Yếu tố quan trọng và có quyết định cuối cùng đối với chiếc tai nghe mà bạn định mua chính là mức tiền mà bạn có thể chi trả. Nếu bạn không có quá nhiều tiền để mua một cặp tai nghe mới, hãy lựa chọn những dòng sản phẩm tầm trung có giá trị sử dụng cao.
Những hãng sản xuất như Sony, Jabra, Cambridge Audio và Lypertek đều sở hữu những dòng sản phẩm thân thiện với túi tiền, nhưng vẫn sở hữu chất lượng âm thanh tốt. Một điểm cần lưu ý đó là nếu bạn muốn chiếc tai nghe của mình sở hữu những tính năng cao cấp như ANC, hoặc nếu bạn muốn sở hữu một cặp tai nghe được làm từ vật liệu cao cấp, thì bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn. Với cách chọn tai nghe này, bạn sẽ tìm được một dòng sản phẩm phù hợp nhất.