Các chi tiết lắp ráp máy in 3D
I. Khung máy Prusa i3
Phải nói đến thời điểm hiện tại thì khung máy của model Prusa i3 đã được cải biến rất nhiều và được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Bạn có thể sử dụng vật liệu tùy ý theo điều kiện sẵn có để làm khung cho máy in 3D, từ gỗ, acrylic (mi ca), metal (sắt), alu(nhôm) … Mình đưa ra một vài giải pháp đơn giản cho các bạn không chuyên như tải bản vẽ khung máy tại đây và đem ra cơ sở cắt laze thuê họ cắt mica theo bản vẽ có sẵn hoặc mua bộ kít lắp máy in 3D đã cắt sẵn khung máy bằng mica.
Tuy được biến thể so với thiết kế khung ban đầu nhưng tất cả vẫn tuân thủ khung máy dạng H frame chỉ thay đổi các chi tiết lắp ghép cho phù hợp với các yếu tố như thẩm mỹ, tiết kiệm vật liệu… Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn các loại khung máy tùy ý sao cho thuận tiện nhất.
Cơ cấu trượt và truyền động của máy in 3D prusa i3 bao gồm:
– Các thanh trượt M8 dài ( thanh thẳng 8mm) và vòng bi M8 (đường kính trong của vòng bi 8mm) bạn có thể thay đổi cơ cấu này nhưng mình khuyên là không nên nếu bạn không muốn phải thay đổi kích thước của các chi tiết lắp ghép đã được thiết kế cho kích thước này( gối đỡ và các rãnh cố định vòng bi)
– Dây đai và bánh răng ăn khớp GT2 hay còn gọi là timing belts với độ rộng 5 hoặc 10mm. Lưu í bạn nên chọn đúng chuẩn kích thước bánh răng và dây đai(độ rộng có thể thay đổi) vì nó liên quan đến hành trình của các trục X và Y nếu sai lệch sẽ phải căn chỉnh lại trong firmwave rất mất thời gian và dễ gây sai số ( sai kích thước sản phẩm mô hình) Độ rộng tiêu chuẩn của dây đai là 5mm nhưng bạn cũng có thể sử dụng các dây đai GT2 với bề rộng lớn hơn. Chú ý về độ co dãn của dây đai nếu dây đai kém chất lượng hoặc bị trùng sẽ dễ đến tình trạng khi motor đổi hướng đột ngột làm sai lệch hành trình dẫn đến méo dạng khi in (điển hình là bị méo lỗ khi in).
II. Các thành phần khác của máy in 3D
1. Bộ nguồn :
Máy in 3D có các mạch điện chạy với điện áp từ 7-12V nên bạn sẽ cần 1 bộ nguồn cao tần (nguồn xung) 12v đủ khả năng cung cấp điện cho mạch xử lý, các motor và bàn nhiệt … vào khoảng 250w, bạn có thể tận dụng nguồn máy tính cũ để cấp điện 12V cho máy in 3D ở dây mầu đen(-) và vàng(+) trên cụm dây ra của nguồn (nếu dùng cách này bạn kích bật nguồn bằng cách nối dây mầu xanh lá cây với dây mầu đen để bật nguồn máy tính)
2.Bàn nhiệt : bàn nhiệt là gì ? tại sao cần bàn nhiệt.
– Bàn nhiệt là 1 tấm phíp mỏng có kích thước 200 x 200mm bên trong gồm các trở kháng có tác dụng sinh nhiệt trên bề mặt lên đến ~100 độ C. Trên thị trường thông dụng hiện nay đang sử dụng bàn nhiệt MK2 cho các máy in 3D tự lắp.
– Tại sao lại phải sử dụng bàn nhiệt: ta biết khi in nhựa lỏng sẽ được đắp từng lớp lần lượt vậy khi gặp nhiệt độ môi trường nhựa sẽ nguội đi và đông cứng lại. Đặc tính giãn nở của nhựa nhiệt độ cao nở ra và co lại khi nguội, chính điều này dẫn đến hiện tượng các lớp nhựa không nguội đi cùng nhau sinh ra giãn nở khác nhau giữa các lớp làm cho mô hình bị cong vênh. Khắc phục điều này chúng ta sử dụng bàn nhiệt để giữ cho nhiệt độ các lớp trên và lớp dưới cùng gần tương đương, giảm hiện tượng cong vênh khi nguội của mô hình.
3. Màn hình LCD :
model prusa i3 sử dụng màn hình LCD 2004 rất thông dụng trên thị trường bạn có thể mua được dễ dàng tại các cửa hàng linh kiện điện tử . Màn hình này giúp hiển thị các thông số của máy in để tiện theo dõi trong quá trình hoạt động. Bạn có thể mua kèm đế gắn màn hình dành cho máy in 3D tự lắp tích hợp thêm núm vặn vô cực điều khiển và khe đọc thẻ SD. Rất tiện dụng khi bạn không muốn phải bật máy tính trong suốt quá trình in khoảng vài tiếng đồng hồ cho 1 sản phẩm.
Vậy là các bạn đã phần nào hiểu được các thành phần của máy in 3D hoạt động ra sao rồi nhỉ. Chuẩn bị linh kiện và lắp ráp máy chiếc máy in của riêng bạn nào, hẹn các bạn bài sau nhé. Nhớ like fanpage để cập nhập các bài viết mới nhé.
Nguồn : biên tập thietbiketnoi.com
Xem thêm: