Kinh nghiệm khi lái ô tô đường đèo, núi bạn nên biết

Khi lái xe trên đường đèo, núi, có nhiều kỹ năng người lái xe cần phải trang bị để đảm bảo an toàn tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Mang đến nhiều cảm giác “phiêu” đặc biệt thú vị nhưng lái xe trên địa hình đèo, đồi núi cũng vô cùng nguy hiểm nếu người lái không được trang bị những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Bài viết này sẽ gửi đến bạn 10 kỹ năng không thể thiếu khi lái xe trên đường đèo.

Kiểm tra xe

Kiểm tra xe là việc rất cần thiết trước mỗi chuyến để đảm bảo xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất, đặc biệt khi bạn lái xe trên địa hình khó khăn phúc tạp như đường đèo, đồi núi. Những bộ phận cần chú ý là phanh, lốp, cần gạt nước, ống xả, điều hòa…Bạn cần đảm bảo dầu phanh, dầu hệ dẫn động đầy đủ, thay đúng, đủ theo chu kỳ bởi lẽ dầu phanh nếu sử dụng lâu ngày có thể bị mất độ ẩm, lẫn tạp chất khiến giảm hiệu quả khi sử dụng. Bề mặt lốp cũng cần hết sức chú ý, phải kiểm tra bề mặt, áp suất lốp, ngoài ra bạn nên chuẩn bị lốp dự phòng cho xe.

Ngoài ra bạn cần chú ý để đầy bình nhiên liệu cho xe vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc

Khi chạy xe xuống dốc bạn cần hạn chế tốc độ, không chạy quá nhanh để phải sử dụng phanh liên tục. Có một nguyên tắc nằm lòng là lên số nào, xuống số đó.

Với xe số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và độ dốc của đèo. Xe số tự động bạn nên trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -“.

Các chuyên gia khuyên kỹ thuật phanh nên sử dụng khi đổ đèo là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Theo đó trước khi đổ đèo bạn thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp, ví dụ tốc độ 40km/h ở số 3, khi xuống dốc không sử dụng chân ga và chân côn mà chỉ dùng chân phanh. Xe sẽ lao xuống với tốc độ nhanh dần, lúc này nhấp giữ ga khoảng 3 giây để hãm lại tốc độ cần thiết sau đó lại nhả ra cho xe tự trôi, cứ tiếp tục vậy cho những đoạn đường còn lại. Đặc biệt cần nhớ không dùng phanh kiểu rà liên tục khi đổ đèo.

Khi lên dốc

Khi lên dốc bạn hãy về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên đồng hồ, tắt điều hòa nếu thấy nó bắt đầu quá nóng. Khi cần làm mát động cơ, đỗ xe ở những nơi mát trên đường, để xe chạy không tải nhưng không tắt máy và không mở két nước.

Không “ôm” vạch chia đường
Đường đèo, núi thường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, nhiều lái xe thường bám vào vạch chia giữa đường để chạy. Tuy nhiên kiểu đi này sẽ không an toàn nếu trên đường có nhiều xe di chuyển, thậm chí có thể dẫn đến tai nạn khi gặp xe ngược chiều ở những đoạn vào cua.

Chú ý nhường đường

Khi đi trên đường bạn nên chú ý quan sát và nhường đường cho xe khác nhất là những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, nên nhường đường trong điều kiện an toàn.

Hãy chạy chậm

Địa hình đèo dốc luôn tiềm tàng những nguy hiểm vì vậy khuyến cao mỗi lái xe cần chạy tốc độ chậm, vừa phải, đặc biệt với những xe trọng tải lớn hoặc khi chưa quen đường. Tuy nhiên nếu nhận thấy chạy chậm có thể ảnh hưởng đến những xe phía sau, bạn có thể tìm vị trí thuận lợi để những xe sau vượt trước.

Khi đi trên đường đèo dốc không thuận lợi.

Nếu bạn đi vào những khu vực đèo, dốc không thuận lợi như không được rải nhựa, địa hình khó đi, bạn cần “nằm lòng” một số nguyên tắc sau.

+ Theo dõi tình hình thời tiết ở nơi chuẩn bị đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường.

+ Đi chậm và vào cua rộng hơn đường nhựa vì đường không trải nhựa có độ bám khá kém.

+ Thứ ba, báo trước cho người khác biết nơi sẽ đến để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.

Khi đi xe trong điều kiện thời tiết xấu

Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết…người lái cần đi chậm, chú ý quan sát, bật đèn sương mù, và bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu đặc biệt khi mưa có thể khiến xe mất độ bám đường hoặc dễ gặp tình trạng sạt lở, vì vậy hãy luôn cảnh giác, có thể dừng xe lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

Mang theo nước uống

Đi lại nhiều trên đường đèo, dốc cao, độ ẩm thấp có thể khiến bạn bị say độ cao, cơ thể mệt mỏi. Uống đầy đủ nước sẽ giúp bạn giải bớt tình trạng đó. Vì thế cần luôn mang theo nước uống và uống đủ nước để giúp cơ thể tỉnh táo.

Chú ý nghĩ giữa chặng

Vì luôn phải tập trung đồng thời chuyển hướng liên tục khi lái xe nên rất dễ khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi khi đi trên đường đèo, núi trong thời gian dài, Vì vậy, tốt hơn cả bạn nên thường xuyên nghĩ giữa chặng để giải lao và lấy lại độ tỉnh táo trước khi tiếp tục chặng đường.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.