Là một chiếc laptop gaming tầm trung, Asus ROG Strix G15 mang lại cho người dùng một giá trị sử dụng cao so với mức giá. Máy sở hữu một mức hiệu năng tốc độ, bàn phím thoải mái và một bộ bàn phím chất lượng. Tuy nhiên, chiếc laptop gặp đôi chút hạn chế ở mảng thời lượng pin và chất lượng loa ngoài. Dù vậy, Asus ROG Strix G15 vẫn là một lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm mua một chiếc laptop gaming có mức giá rẻ, hiệu năng cao.
Xem thêm: Đánh giá Asus ROG Strix Scar III: Chuẩn hiệu năng, tròn thiết kế
Thông số kỹ thuật của Asus ROG Strix G15
- CPU: Intel Core i7-10750H
- GPU: Nvidia GeForce GTX 1650 Ti
- RAM: 8GB
- Bộ nhớ: 512GB SSD
- Màn hình: 15.6-inch, 1920 x 1080, 144Hz
- Kích thước: 14.2 x 10.8 x 1 inch
- Khối lượng: 2.4 kg
Thiết kế của Asus ROG Strix G15
Vỏ ngoài của Asus ROG Strix G15 được làm giả nhôm, được chia làm 2 nửa với thiết kế khác nhau. Nửa bên phải được hoàn thiện bề mặt với các đường kẻ chéo, trong khi nửa còn lại được hoàn thiện phẳng mịn. Tại nắp máy còn được trang bị một logo ROG cỡ lớn, phát ra ánh sáng màu đỏ nhằm mang lại điểm nhấn cho chiếc laptop.
Khi mở chiếc laptop ra, dải đèn LED nằm dọc thân máy bắt đầu phát sáng rực rỡ như đang chào đón tôi. Bộ bàn phím của máy được chiếu sáng bởi hệ thống đèn RGB một khu vực. Chiếc touchpad của máy được đặt ngăn ngắn ở bên dưới, được bọc trong một khung viền màu hồng. Màn hình của máy được bọc bên trong có kích thước khá mỏng, với cạnh dưới được làm dày hơn một chút.
Với khối lượng 2.4 kg và có kích thước 3 cạnh là 14.2 x 10.8 x 1 inch, Strix G15 có vẻ ngoài dày và rộng hơn so với phần lớn các dòng máy 15 inch trên thị trường. Trong khi Dell G5 15 SE (nặng 2.5 kg, 14.4 x 10 x 0.9 inch) và HP Omen 15 (nặng 2.45 kg, 14.2 x 10.2 x 0.8 inch) sở hữu thân máy mỏng hơn Strix G15, thì Asus ROG Zephyrus G14 (nặng 1.58 kg, 12.8 x 8.7 x 0.7 inch) lại là lựa chọn có tính di động cao hơn tất cả.
Cổng kết nối của Asus ROG Strix G15
Strix G15 được trang bị đầy đủ các loại cổng kết nối, mang lại cho người dùng nhiều tiện nghi khi đang chơi game cũng như khi làm việc.
Dọc theo cạnh trái, bạn có thể tìm thấy 3 cổng USB Type-A và 1 giắc cắm tai nghe 3.5 mm. Thay vì trang bị những cổng kết nối còn lại ở cạnh phải đối diện, Asus đã quyết định đặt các cổng kết nối này ở phía sau thân máy. Tại đây được trang bị cổng nguồn, cổng HDMI và 1 cổng USB Type-C.
Màn hình của Asus ROG Strix G15
Strix G15 được trang bị một chiếc màn hình có kích thước đường chéo là 15.6 inch, độ phân giải 1920 x 1080 pixel, tần số quét 144Hz, có chất lượng hình ảnh không quá ấn tượng với màu sắc và độ sáng tầm trung.
Dựa vào kết quả của thước đo màu của chúng tôi, màn hình của Strix G15 có độ phủ màu khiêm tốn là 64% dải sRGB, thấp hơn một chút so với mức trung bình phân khúc laptop tầm trung (67%). Trong khi đó, G5 15 (108%), Zephyrus G14 (117%) và Omen 15 (102%) đều được trang bị một chiếc màn hình có chất lượng hình ảnh rực rỡ hơn nhiều so với chiếc laptop Asus.
Ở độ sáng 251 nit, màn hình của Strix G15 một lần nữa lại để thua trước mức trung bình của dòng máy cùng phân khúc (264 nit). Kết quả độ sáng màn hình của Strix G15 thấp hơn khi so sánh với những dòng máy cạnh tranh ở bài viết này, cụ thể là G5 15 (302 nit), Zephyrus G14 (324 nit) và Omen 15 (321 nit).
Bàn phím và touchpad
Bàn phím của Strix G15 đem lại cho tôi một trải nghiệm nhập liệu vô cùng thoải mái. Các nút trên bàn phím đem lại độ phản hồi xúc giác vô cùng chắc tay nhờ sở hữu lực bấm vừa tầm. Kết hợp với khu vực kê tay rộng rãi và thoải mái, tôi có thể sử dụng bộ bàn phím của G15 trong một khoảng thời gian dài mà không biết chán.
Bộ bàn phím của Strix G15 hỗ trợ hệ thống đèn RGB 1 khu vực. Hiệu ứng và màu sắc của hệ thống đèn này có thể được tùy chỉnh thông qua ứng dụng Aura Creator cài sẵn trong hệ thống.
Touchpad của máy sở hữu diện tích bề mặt tiêu chuẩn đối với một chiếc laptop 15 inch. Bề mặt của touchpad được hoàn thiện mềm mịn, cho phép ngón tay của tôi được lướt bên trên một cách trơn chu và liền mạch.
Hiệu suất chơi game
Ẩn bên trong lớp vỏ ngoài của Strix G15 là chiếc card đồ họa tầm trung Nvidia GeForce GTX 1650 Ti với 4GB VRAM. Chiếc laptop đem lại mức hiệu năng xử lý đồ họa khá tốt so với mức giá, cho phép tôi chơi tựa game Red Dead Redemption 2 (cấu hình Medium, 1080p) với mức khung hình bình quân là 30 fps.
Tiếp tục kiểm tra khả năng xử lý đồ họa của chiếc laptop với tựa game “Shadow of the Tomb Raider” (cấu hình Highest, 1080p), Strix G15 đạt mức khung hình bình quân là 40 fps, bằng với kết quả trung bình của dòng laptop gaming tầm trung trên thị trường.
Strix G15 đạt mức khung hình 44 fps khi chơi game game “Grand Theft Auto V” (cấu hình Very High, 1080p), thấp hơn 1 khung hình so với kết quả bình quân của các dòng máy trong phân khúc (45 fps). G5 15 (57 fps) và Omen 15 (60 fps) mang lại cho người dùng trải nghiệm chơi game mượt mà hơn so với chiếc laptop Asus.
Ở tựa game “Metro: Exodus” (cấu hình Ultra, 1080p), Strix G15 đạt kết quả 30 fps, một lần nữa lại để thua trước mức trung bình phân khúc (31 fps), trong đó bao gồm Zephyrus G14 (41 fps) và Omen 15 (40 fps).
Hiệu năng xử lý
Phiên bản Asus ROG Strix G15 mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip xử lý Intel Core i7-10750H với 8GB RAM. Dù sở hữu mức dung lượng RAM không quá ấn tượng, chiếc laptop vẫn có thể xử lý tốt 40 tab Chrome mà không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.
Chấm điểm hiệu năng xử lý của máy với Geekbench, Strix G15 đạt điểm số 21183, cao hơn so với mức trung bình phân khúc là 19770 điểm. Điểm hiệu năng mà chiếc laptop Asus đạt được cao hơn khi so sánh với kết quả của Omen (19957 điểm, chip Core i7-9750H), nhưng lại kém hơn so với G5 15 (29253 điểm, chip AMD Ryzen R7 4800H).
Strix G15 chuyển mã 1 video 4K sang độ phân giải 1080p trong vòng 10 phút 28 giây thông qua ứng dụng HandBrake, nhanh hơn gần 1 phút so với mức trung bình của phân khúc (11 phút 22 giây). Thời gian hoàn thành của Strix nhanh hơn so với kết quả kiểm tra của Omen 15 (12 phút 33 giây), nhưng lại chậm hơn nhiều so với G5 15 (6 phút 44 giây).
Ổ SSD dung lượng 512GB của Strix G15 copy 1 tệp tin nặng 4.97GB trong vòng 42 giây, với tốc độ ghi chép dữ liệu bình quân là 130 MBps, chậm hơn nhiều so với mức trung bình của dòng laptop gaming tầm trung (343 MBps).
Thời lượng pin
Thời lượng pin là một trong những điểm hạn chế của Strix G15. Sau khi lướt web liên tục bằng mạng wifi, với độ sáng màn hình đặt ở mức 15 nit, chiếc laptop tắt nguồn sau 5 giờ 11 phút, thấp hơn 1 giờ đồng hồ so với mức trung bình của dòng máy gaming tầm trung (6 giờ 30 phút). Omen 15 còn có mức thời lượng pin ngắn hơn là 3 giờ 6 phút.
Khả năng tản nhiệt
Strix G15 tỏa ra một mức nhiệt khá ấm tay trong quá trình sử dụng, nhưng không đến nỗi gây ảnh hưởng đến mức hiệu năng của chiếc laptop. Để kiểm tra hiệu suất tản nhiệt của chiếc laptop, chúng tôi để Strix G15 chạy 1 video 1080p trong vòng 15 phút, sau đó tiến hành đo nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trên thân máy.
Lúc này, khu vực gầm máy có mức nhiệt đo được là 42 độ C, cao hơn một chút so với ngưỡng nhiệt hoạt động lý tưởng là 35 độ C. Trung tâm bàn phím và touchpad có nhiệt độ đo được lần lượt là 31 và 28 độ C.
Phần mềm
Asus cài sẵn hàng tá các tính năng gaming cho Strix G15, với phần lớn các tính năng có thể được tìm thấy trong ứng dụng Armoury Crate. Với ứng dụng này, bạn có thể điều chỉnh mức hiệu năng của hệ thống và thay đổi tốc độ quạt thông gió, thay đổi hiệu ứng đèn chiếu của bàn phím, tùy chỉnh tông màu màn hình. Asus ROG Strix G15 mang lại nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng, xứng đáng với từng đồng tiền mà bạn bỏ ra.
Tổng kết
Xét về mặt tổng thể, Asus ROG Strix G15 là một chiếc laptop gaming tương đối toàn diện so với mức giá. Máy sở hữu một mức hiệu năng tốc độ, một bộ bàn phím thoải mái và một thiết kế bắt mắt. Tuy nhiên, chiếc laptop lại gặp hạn chế trong khoảng thời lượng pin và chất lượng của màn hình. Dù vậy, nếu bạn đang tìm một chiếc laptop gaming giá rẻ, có thể chơi tốt nhiều tựa game trên thị trường, thì Asus ROG Strix G15 sẽ là một lựa chọn không tồi.
Xem thêm: Đánh giá Asus ROG Strix Scar 15: Hiệu năng tốt, màn 300Hz
Điểm cộng
- Hiệu năng tổng thể tốc độ so với phân khúc giá
- Thiết kế đầy cá tính
- Bàn phím thoải mái
- Được trang bị nhiều cổng kết nối
Điểm trừ
- Chất lượng màn hình không quá ấn tượng
- Mức thời lượng pin nằm ở dưới ngưỡng tầm trung
- Chất lượng loa ngoài hơi mỏng