Core Web Vitals là gì ? Bạn có thể làm gì để tối ưu trải nghiệm người dùng

Core Web Vitals là gì

Core Web Vitals là gì ?

Đối với những người không quen thuộc, Core Web Vitals là một tập hợp các chỉ số trải nghiệm trang được tạo thành từ các số liệu thực tế và các phép đo của các công cụ. Mặc dù các số liệu thực tế cung cấp tình trạng trong thế giới thực cho chủ sở hữu trang web, các  công cụ đo lường được cung cấp cho nhà xuất bản là cách kiểm tra và chẩn đoán hiệu suất của trang web của họ để xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Ba yếu tố chính của trải nghiệm trang – Core Web Vitals

  • Hiệu suất tải (tốc độ nội dung hiển thị trên màn hình)
  • Khả năng phản hồi (trang phản ứng nhanh như thế nào khi người dùng click vào web?)
  • Tính ổn định về hình ảnh (mọi thứ có di chuyển trên màn hình trong khi tải không?)

Để đo lường các khía cạnh này của trải nghiệm người dùng, Google đã sử dụng ba chỉ số tương ứng – còn gọi là Core Web Vitals:

LCP (Largest Contentful Paint): Chỉ số này đo thời gian để phần nội dung lớn nhất xuất hiện trên màn hình. Đây có thể là một hình ảnh hoặc một khối văn bản. Nó mang lại trải nghiệm cho người dùng cảm giác rằng trang web tải nhanh. Trang web chậm có thể gây trải nghiệm không tốt cho người dùng.

FIS (First Input Delay): Chỉ số này đo lường thời gian trang web phản ứng với tương tác đầu tiên của người dùng. Ví dụ, có thể là khi người dùng nhấn vào một nút. Trải nghiệm này mang đến cho người dùng cảm giác rằng đó là một trang web phản ứng nhanh.

CLS (Cumulative Layout Shift): Chỉ số này đo độ ổn định trực quan của trang web. Nói cách khác, nội dung (hình ảnh) có di chuyển trên màn hình khi trang đang tải không – và điều đó có thường xuyên xảy ra không? Không có gì khó chịu hơn việc bạn bấm vào một đường link nhưng khi vừa chạm, một nội dung khác lại hiện ra ở vị trí đó.

Khi Google bắt đầu xếp hạng các trang web bằng Core Web Vitals vào năm 2021, các số liệu này sẽ được sử dụng để tạo ra điểm số cho các trang web trong xếp hạng.

Công cụ google cung cấp để kiểm tra tốc độ trang web của bạn : https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Về tốc độ tải, số liệu cụ thể về tốc độ LCP và FID lý tưởng và độ ổn định hình ảnh CLS . Các chỉ số hiệu suất tối ưu lần lượt là dưới 2,5 giây, dưới 100 mili giây và dưới 0,1.

Lưu ý: tốc độ chỉ là một yếu tố khi nói đến Trải nghiệm trang của google Google.

Sang năm 2021, Google giới thiệu các yếu tố xếp hạng mới đánh giá các trang web dựa trên chất lượng trải nghiệm người dùng và những thay đổi này đã khiến một số chủ sở hữu trang web tự hỏi liệu việc chặn người dùng từ các quốc gia có internet chậm có thể cải thiện Core Web Vitals của họ hay không .

Trong một video JavaScript SEO Office Hours gần đây, Martin Splitt của Google đã trả lời một câu hỏi về việc liệu điểm Core Web Vitals có thể được cải thiện hay không bằng cách chặn người dùng từ các quốc gia có kết nối internet chậm.

Cải thiện Vitals Core Web

Trong phản hồi của mình, Splitt lưu ý rằng ngay cả khi bạn chặn người dùng từ một số quốc gia nhất định, họ vẫn có thể sử dụng VPN để truy cập. Điều này sau sẽ thực sự gây hại cho Core Web Vitals của bạn vì việc sử dụng VPN sẽ làm giảm tốc độ của người dùng và gây trải nghiệm xấu trên trang web của bạn.

Splitt tiếp tục làm rõ rằng Core Web Vitals không phải là yếu tố duy nhất mà chủ sở hữu trang web cần xem xét: “Vấn đề là, Core Web Vitals và Page Experience là một yếu tố xếp hạng trong số hàng trăm yếu tố xếp hạng. Vì vậy, bạn không nên đánh giá quá cao sức mạnh của yếu tố xếp hạng này. Nó quan trọng. Nhưng không phải là quan trọng nhất. Và tôi nghĩ nếu bạn có thông tin hữu ích và bạn đưa thông tin này đến mọi người và bạn sẽ nhận được một số ROI. Bởi vì một lần nữa, có hàng trăm yếu tố xếp hạng. Tốc độ không phải là điều duy nhất. Ví dụ nếu tốc độ là thứ duy nhất, thì một trang web trống sẽ xếp hạng thực sự tốt bởi vì nó thực sự rất, rất nhanh”

Mặc dù Core Web Vitals là yếu tố quan trọng đối với xếp hạng của một trang web, nhưng việc cố gắng thực hiện thái quá các bước để thao túng những điểm số này có thể dẫn đến việc làm hại điểm số SEO của bạn.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.