Cách kiểm tra tình trạng pin điện thoại tốt hay không nhanh nhất

Thời lượng pin giảm ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Cách kiểm tra tình trạng pin điện thoại sau đây sẽ cho bạn biết lúc nào nên thay pin mới.

Để kiểm tra tình trạng pin điện thoại còn tốt hay đã xuống cấp, bạn không cần là một chuyên gia về pin cũng có thể làm được. Dù người dùng có cẩn thận hay ít dùng cũng khó lòng tránh khỏi việc pin điện thoại bị giảm chất lượng sau thời gian sử dụng. Chưa kể, nhiều hãng còn mắc lỗi khi sản xuất.

Cách kiểm tra tình trạng pin điện thoại sau đây giúp bạn đọc biết được thời điểm nên thay pin cho chú dế của mình hay khi mua điện thoại cũ có thể “lựa thế mà bớt giá”.

Kiểm tra pin điện thoại dựa vào cảm quan

Có hai lỗi của pin mà người dùng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường là hiện tượng phồng và ăn mòn chân cắm. Nếu thấy pin bị phồng và “nhũn” hơn trước, đó là lúc nên thay một thỏi pin mới vì chắc chắn chất lượng của pin đã đến mức báo động. Một điểm nữa là người dùng kiểm tra bề mặt kim loại ở chân tiếp xúc xem có bị ăn mòn hay không, nếu thấy các vết màu xanh hoặc trắng thì nhất định phải thay cái mới, không được sử dụng nữa.

Mẹo hay với trò xoay để kiểm tra pin

Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng pin giảm sút. Có thể là do môi trường quá nóng hay thậm chí quá lạnh cũng không tốt cho pin. Chưa kể, người dùng thường để pin cạn kiệt điện mới cắm sạc. Hơn nữa, công nghệ hiện nay vẫn chưa có đột phá nào mới nên pin sẽ xuống cấp theo thời gian sử dụng và thường bạn sẽ phải thay nó trước khi điện thoại bị hỏng.

Nếu pin bị phồng lên rõ như trường hợp ở trên thì người dùng dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường. Tuy nhiên, pin đang “chớm” phồng thì bạn không thể chỉ nhìn mà biết được ngay. Mách nhỏ cho bạn là đặt pin xuống bàn và dùng tay quay tròn nó. Nếu pin quy được thì đó là dấu hiệu cho thấy nó đang bắt đầu phồng lên.

Pin còn tốt không bị sụt quá nhanh

Hai cách làm trên chỉ áp dụng được với điện thoại có pin tháo rời được còn với smartphone nguyên khối thì bạn phải làm cách khác. Để ý đến phần trăm pin theo thời gian và xem mức sụt giảm như thế nào. Nếu điện thoại không dùng gì trong vài tiếng hoặc dùng ít mà pin từ mức đầy lại xuống gần hết thì đó là lúc bạn nên nghĩ tới việc bỏ tiền ra thay thỏi pin mới.

Phần mềm cho người dùng iPhone

Đối với iPhone, một chi tiết mà ít người biết đến đó là Apple đã tích hợp tính năng theo dõi số lần sạc cũng như dung lượng thực tế của pin và được mã hóa để chỉ những nhân viên hỗ trợ của Apple mới đọc được. Người dùng muốn biết thông số này phải dùng đến ứng dụng ngoài có tên gọi là iBackupBot.

Đầu tiên, bạn tải iBackupBot dành cho Mac hoặc máy tính Windows Tại đây. Kết nối iPhone với máy tính và bật ứng dụng lên. Click vào tên thiết bị rồi nhấn chọn phần More Information.

Bạn sẽ thấy số lần pin được sạc và dung lượng thực tế của pin so với số liệu của nhà sản xuất. Điểm lưu ý là nếu FullCharrgeCapacity (dung lượng sạc đầy trên thực tế) và DesignCapacity (dung lượng sạc đầy theo thiết kế) chênh nhau nhiều thì đó là lúc cần thay pin mới. Theo tiêu chuẩn thì pin lithium sẽ mất 20% dung lượng có thể sạc sau 500 lần sạc.

Dành cho Android Fan

Có một cách đơn giản trên Android để kiểm tra tình trạng pin là nhập mã *#*#4636#*#* trên bàn phím. Các thông tin về pin sẽ được hiển thị chi tiết.

Tuy nhiên, một số dòng máy lại không hỗ trợ đoạn mã này, vì vậy, bạn có thể download phần mềm Battery của MicroPinch. Đây là ứng dụng mà trang PhoneArena đánh giá là đơn giản nhưng hiệu quả trong việc hiển thị các thông tin cơ bản như tình trạng pin, vôn và nhiệt độ.

Với những thiết bị có pin cố định thì việc thay thế hơi khó khăn và tốn kém. Tốt nhất là bạn nên sử dụng điện thoại đúng cách để hạn chế việc chai pin. Khi mua mới pin, người dùng cũng lưu ý chọn những cửa hàng uy tín, mua đồ chính hãng để dùng được lâu và an toàn hơn.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.