Những quan điểm tưởng chừng rất thông dụng như để hết pin mới sạc, sạc càng nhiều càng nhanh hỏng…nhưng lại là những điều không đúng khi sử dụng điện thoại.
Sử dụng như thế nào để smartphone có thời gian sử dụng pin được lâu bền là điều mà rất nhiều người dùng quan tâm. Bên cạnh các mẹo, thủ thuật sử dụng tiết kiệm pin mà van.vn đã từng chia sẻ, thói quen sử dụng điện thoại hằng ngày cũng là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của viên pin. Dưới đây là những sai lầm thường thấy tác động xấu đến pin điện thoại.
1. Càng sạc nhiều, pin càng nhanh hỏng?
Nhiều người luôn cho rằng tuổi thọ pin của điện thoại được tính bằng số lần sạc, càng sạc nhiều pin càng nhanh hỏng vì vậy phải để gần cạn kiệt pin mới được sạc và cắm cho đến khi đầy để “tiết kiệm” số lần cắm sạc pin. Liệu quan điểm này có đúng không?
Thực tế điều này không hoàn toàn sai nhưng tuổi thọ pin được tính bằng chu kỳ sạc chứ không phải số lần cắm sạc. Nói về chu kỳ sạc, ví dụ khi sạc được 50% dung lượng pin thì viên pin đó mới có được ½ chu kỳ, khi sạc đầy 100% thì mới hoàn thành 1 chu kỳ sạc. Một viên pin điện thoại thường có 1000 chu kỳ sạc và tuổi thọ thường từ 3 đến 5 năm.
Vì vậy người dùng có thể sạc pin bất cứ lúc nào cần chứ không cần phải đợi cạn kiệt pin mới “dám” cắm sạc như quan điểm trên.
2. Để pin cạn sạch mới nạp
Chính vì hiểu sai như trên nên rất nhiều người thường để pin còn một vài % thậm chí bị sập nguồn mới cắm sạc, đây là điều gây hại rất nhiều đến tuổi thọ của pin.
Khi dung lượng pin xuống đến mức 0%, một số cell pin có thể bị mất khả năng hoạt động, điều đó khiến pin dần “chai” sẽ không thể có được dung lượng như ban đầu sạc đầy đủ. Ngoài khi khi sạc bạn cũng không nên cắm sạc trong thời gian dài khi đã đầy pin điều đó cũng không tốt cho pin mặc dù điện thoại có cơ chế tự động ngắt.
Để tối ưu dung lượng pin cho điện thoại, lời khuyên được đưa ra từ các chuyên gia là luôn để ở mức từ 50 đến 80% và trong một tháng để dành một ngày để xả sạch pin rồi nạp đầy.
3. Chỉ cần tắt máy khi không dùng một thời gian dài
Nhiều người cho rằng khi không dùng đến điện thoại trong một thời gian chỉ cần tắt máy và cất đi, thực chất dung lượng pin vẫn sẽ giảm dần dù không sử dụng. Nếu máy để hết sạch pin như đã nói ở trên có thể khiến pin bị chai, vì vậy khi không sử dụng smartphone trong thời gian dài bạn nên duy trì cho pin ở khoảng 5-% rồi mới tắt mát và cất giữ. Nếu có thể hãy tháo pin ra và đặt vào nơi khô ráo, tránh xa nguồn nhiệt.
Sau khoảng 6 tháng bạn nên kiểm tra lại, nếu dung lượng pin sụt giảm bạn lại sạc tiếp để duy trì ở mức 50%.
4. Không cần tắt smartphone?
Đây là điều mà không ít người dùng vẫn tin, điện thoại bị sử dụng liên tục từ khi mua mà không có thời gian để “nghỉ ngơi”. Nhiều hãng điện thoại đã đưa ra khuyến cáo tới người dùng nên tắt máy hoàn toàn sau một khoảng thời gian sử dụng.
Theo đó khoảng 1 tuần bạn nên tắt điện thoại một vài lần, có thể thực hiện điều này khi đi ngủ. Thao tác này sẽ giúp tối ưu hoạt động của pin, khắc phục một số lỗi của máy, giải phóng bộ nhớ đêm…
5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến pin
Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, nhiệt là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ pin, đây là nguyên nhân khiến pin mau hết, ở nhiệt độ quá cao có thể gây ra tình trạng cháy nổ. Kể cả với pin điện thoại đã hỏng, cũng không được phép tự phá hủy hay vứt vào thùng rác sinh hoạt.
Khi sạc pin, nhiệt độ cũng thường tăng lên gây nóng máy, vì vậy bạn cần tránh đặt điện thoại lên chăn gối hay những nơi giữ nhiệt, tốt nhất không sử dụng ốp lưng khi đang sạc vì đây cũng là nguyên nhân khiến máy nóng thêm.
Tuy nhiên khi nhiệt độ xuống quá thấp cũng không tốt cho việc hoạt động của pin điện thoại. Mặc dù tại Việt Nam, nhiệt độ ngoài trời không xuống đến ngưỡng có thể gây hại cho pin nhưng đây cũng là điều cần lưu ý khi sử dụng điện thoại tại các quốc gia có thời tiết lạnh giá.
Trên đây là một số quan điểm sai lầm và những điều chúng ta nên làm để có thể sử dụng pin trên smartphone được bền lâu và hiệu quả.