Đánh giá Google Pixel Slate: Trải nghiệm Chrome OS mượt mà trong tay

Google Pixel Slate

Google Pixel Slate là là một chiếc máy tính bảng chạy Chrome OS tiếp theo mà hãng phát triển sau khi cho ra mắt thị trường chiếc Chromebook cao cấp có tên gọi PixelBook. Pixel Slate là một chiếc tablet có kích thước màn hình là 12.3 inch, có thể gắn với phụ kiện bàn phím để hoạt động như một chiếc laptop.

Chrome OS đã được nâng cấp nhằm mang lại những tính năng mới cho người tiêu dùng. Pixel Slate sở hữu một chiếc màn hình có chất lượng cao, cộng với hệ thống loa ngoài tốt, đem lại cho người dùng một trải nghiệm sử dụng tuyệt vời.

Thông số kỹ thuật của Google Pixel Slate

  • CPU: Intel Core i5-8200Y
  • GPU: Intel UHD
  • RAM: 8GB
  • Bộ nhớ: 128GB
  • Màn hình: 12.3-inch, 3000 x 2000 pixel
  • Khối lượng: 0.72 kg

Google Pixel Slate

Thiết kế của Google Pixel Slate

Phiên bản Google Pixel Slate mà chúng tôi sử dụng trong bài review có phiên bản màu sắc tên là Midnight Blue. Vỏ ngoài của máy được làm hoàn toàn bằng hợp kim nhôm, đem lại cảm giác chắc chắn và bền vững. Viền màn hình của Pixel Slate có kích thước hơi dày một chút, đặc biệt là so với các dòng máy hiện đại mới ra.

Với khối lượng 0.72 kg và độ dày 0.3 inch, Pixel Slate (không tính bàn phím) nhẹ hơn so với Microsoft Surface Pro 6 (nặng 0.73 kg, dày 0.3 inch) và Samsung Galaxy Book 2 (nặng 0.81 kg, dày 0.3 inch).

Tính di động của Pixel Slate bị giảm đôi chút khi bạn gắn phụ kiện bàn phím rời vào chiếc máy tính bảng. Khi được gắn bàn phím, chiếc Pixel Slate có khối lượng gần như gấp đôi là 1.31 kg, và có độ dày 0.6 inch.

Google Pixel Slate

Cổng kết nối Google Pixel Slate

Pixel Slate không những được trang bị nhiều hơn một cổng kết nối so với phiên bản iPad Pro mới, mà còn hỗ trợ bộ nhớ ngoài. Điều này khiến cho Pixel Slate là chiếc máy thích hợp hơn để sử dụng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bạn có thể gắn chiếc bàn phím rời vào Pixel Slate thông qua cổng kết nối Pogo độc quyền của hãng. Máy được trang bị tổng cộng là 2 cổng USB Type-C, cho phép bạn kết nối nhiều loại thiết bị ngoại vi cùng một lúc.

Google Pixel Slate

Màn hình Google Pixel Slate

Pixel Slate được trang bị một màn hình có kích thước đường chéo là 12.3 inch, độ phân giải 3000 x 2000 pixel, đem lại cho người dùng chất lượng hình ảnh rực rỡ và chi tiết.

Màn hình của Pixel Slate phủ được 120% dải màu sRGB, cao hơn một chút so với mức trung bình phân khúc (116%) và kết quả đạt được của người anh cũng hãng là Pixelbook (117%). Surface Pro 6 đạt kết quả cao hơn với chỉ số độ phủ màu màn hình đạt được là 136%. Galaxy Book 2 là chiếc máy có màn hình sống động nhất trong bài viết này, với kết quả ấn tượng là 200%.

Màn hình của Pixel Slate có độ sáng khá cao, với chỉ số đo được là 337 nit, vượt qua mức trung bình 316 nit của dòng máy cao cấp, và gần bằng so với Galaxy Book 2. Surface Pro và iPad Pro sở hữu độ sáng màn hình cao hơn nhiều so với Pixel Slate, với kết quả đo được lần lượt là 408 nit và 484 nit.

Google Pixel Slate

Bàn phím và touchpad

Bộ bàn phím rời của Pixel Slate đem lại trải nghiệm nhập liệu vô cùng thoải mái, và có lẽ là chiếc bàn phím 2 trong 1 mà tôi ưng ý nhất. Các nút trên bàn phím có hình tròn, kích thước lớn, cho phép tôi làm quen nhanh chóng.

Touchpad đi kèm bộ bàn phím rời có chiều dài 2 cạnh là 4.0 x 2.8 inch, đem lại cho tôi một không gian sử dụng rộng rãi. Bề mặt touchpad được hoàn thiện mịn màng, giúp tôi dễ dàng thực hiện các thao tác điều khiển trên hệ điều hành Chrome OS một cách dễ dàng.

Bộ bàn phím rời còn được trang bị thêm một chiếc chân đế ở phía sau, giúp cho màn hình được ngả xuống một cách tự nhiên để có được góc nhìn lý tưởng nhất cho người dùng.

Hiệu năng

Phiên bản Google Pixel Slate mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị cấu hình chip Intel Core i5-8200Y và 8GB RAM, đây là mức cấu hình mang lại đủ hiệu năng để tôi dễ dàng thực hiện mọi công việc hàng ngày một cách trơn tru. Chiếc máy không có dấu hiệu quá tải khi tôi chia màn hình ra làm hai, với một bên mở video 1080p trên Youtube, trong khi bên còn lại mở 20 tab Chrome.

Trong bài kiểm tra hiệu năng tổng thể với Geekbench (chạy qua trình giả lập của Android), chiếc Pixel Slate đạt được điểm số không quá ấn tượng là 8071, thấp hơn so với mức 12795 điểm của dòng máy cùng phân khúc. Kết quả này cao hơn một chút so với số điểm 7927 đạt được của Pixelbook (chip Intel Core i5-7Y57).

Ở bài kiểm tra JetStream để đo tốc độ xử lý Javascript, chiếc Pixel Slate đạt điểm số 146.84, thấp hơn một chút so với mức trung bình của phân khúc là 154.2. Surface Pro 6 (215.74 điểm) và iPad Pro (279 điểm) là mẫu máy có điểm số cao hơn ở bài kiểm tra này so với Pixel Slate.

Thời lượng pin

Pixel Slate có thể trụ được một khoảng thời gian khá dài trong quá trình sử dụng hàng ngày. Trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, sau khi lướt web liên tục bằng wifi, với độ sáng màn hình 150 nit, chiếc laptop tắt nguồn sau 9 giờ 51 phút. Kết quả thời lượng pin này dài hơn so với mức trung bình phân khúc là 8 giờ 13 phút, trong đó bao gồm cả Surface Pro (9 giờ 20 phút), Pixelbook (7 giờ 43 phút).

Khả năng tản nhiệt

Sau khi stream trên máy 1 video HD trong vòng 15 phút, chúng tôi tiến hành đo nhiệt độ của chiếc máy tính bảng. Touchpad của máy lúc này có nhiệt độ là 24 độ C, trong khi trung tâm bàn phím có mức nhiệt là 26 độ C. Mặt lưng của chiếc máy tính bảng có mức nhiệt cao hơn một chút, đo được trong bài kiểm tra là 34 độ C.

Phần mềm

Nếu như Pixelbook là minh chứng về những tiềm năng mà Chrome OS mang lại cho một chiếc laptop, thì Pixel Slate chứng tỏ rằng hệ điều hành này còn mang lại trải nghiệm tốt đối với một chiếc màn hình cảm ứng.

Để lấy ví dụ cụ thể, màn hình cài đặt và màn hình thông báo được mở ra bằng cách nhấn bong bóng thời gian ở góc phải màn hình, giờ đây đã được thay đổi hoàn toàn. Giờ đây bạn có thể mở hai menu này ra bằng cách kéo tay từ cạnh trên màn hình xuống, tương tự như cách làm ở một chiếc điện thoại Android.

Tính năng mới mà tôi thích nhất của phiên bản Chrome OS này chính là chiếc bàn phím ảo trên màn hình của Google. Ngoài việc cung cấp cho người dùng khả năng đánh chữ mà không cần đến chiếc bàn phím rời ra, bộ bàn phím ảo còn cho phép người dùng viết chữ bằng tay hoặc bút, rồi sau đó chuyển hóa các nét chữ đó thành những đoạn văn bản.

Một trong những lý do lớn nhất mà tôi nghĩ Pixel Slate có tiềm năng để thay thế một chiếc laptop khi làm việc đó là các cổng USB Type-C của máy. Các cổng kết nối này cho phép người dùng kết nối nhanh chóng với các loại thiết bị ngoại vi, đem lại một không gian làm việc tiện nghi và đầy đủ.

Tổng kết

Google Pixel Slate là một chiếc máy tính bảng có nhiều điểm mạnh, bao gồm chiếc màn hình tuyệt đẹp, bàn phím thoải mái, chất âm loa ngoài hấp dẫn và thời lượng pin dùng đến hết ngày. Đáng tiếc là Pixel Slate cũng có một vài điểm trừ, bao gồm một vài lỗi phần mềm, khiến cho trải nghiệm sử dụng của máy chưa thực sự trọn vẹn.

Nếu hiệu năng và thời lượng pin là 2 tiêu chí hàng đầu của bạn khi chọn lựa 1 chiếc máy tính bảng mới, thì hãy xem qua chiếc iPad Pro 12.9 inch, nhưng hệ điều hành ipadOS có thể sẽ không mang lại đầy đủ các công cụ để thay thế chiếc laptop hiện tại của bạn. Còn nến bạn đang cần tìm một chiếc máy tính bảng 2 trong 1 năng động, giá trị sử dụng cao, thì Pixel Slate sẽ là một lựa chọn không tồi.

Điểm cộng

  • Thiết kế tinh tế
  • Màn hình sắc nét, màu sắc sống động
  • Bàn phím rời đem lại trải nghiệm nhập liệu tốt, cho phép màn hình máy nghiêng ở nhiều góc độ khác nhau
  • Chrome OS mang lại nhiều tính năng hữu ích
  • Chất lượng loa ngoài ấn tượng
  • Thời lượng pin siêu dài

Điểm trừ

  • Kết nối Bluetooth có một vài lỗi
  • Giá thành cao
  • Chưa tương thích hoàn toàn với mọi ứng dụng Android
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!