Dù không được nổi tiếng như các hãng sản xuất như Sennheiser hay Sony, Grado Labs vẫn được những người đam mê âm nhạc trên thế giới biết đến nhờ chất lượng âm thanh tuyệt vời và thiết kế hoài niệm trong những dòng sản phẩm tai nghe open-back. Trong thời gian qua, hãng dần dần chuyển đổi sang thị trường tai nghe không dây với sản phẩm đầu tiên là GW100. Học hỏi từ những kinh nghiệm từ phiên bản tiền nhiệm, hãng cho ra mắt thị trường tai nghe bluetooth thế giới dòng sản phẩm GT220.
Chiếc tai nghe này mang lại chất lượng âm thanh tốt bậc nhất trong phân khúc, mang lại dải âm low mạnh mẽ, dải mid trong trẻo và dải high chi tiết. GT220 có thời lượng pin đủ dùng cộng với khả năng kết nối Bluetooth 5.0. Tuy nhiên mức giá hơi cao của chiếc tai nghe khiến Grado gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ cùng phân khúc.
Mức giá
Tại thời điểm hiện tại, bạn có thể mua Grado GT220 thông qua trang web chính thức của hãng, với mức giá vào khoảng 5 triệu đồng. Chiếc tai nghe không dây này được bán với một phiên bản màu sắc duy nhất là đen. Trong hộp đựng, bạn có vỏ sạc không dây, cáp chuyển đổi USB Type-C sang Type-A, 3 cặp mút tai nghe và sách hướng dẫn sử dụng
Phiên bản này hướng đến nhóm người dùng audiophile và có mức giá cao hơn so với những dòng tai nghe thịnh hành trên thị trường, trong đó bao gồm AirPods Pro, Samsung Galaxy Buds Pro và Sennheiser Momentum True Wireless 2
Thiết kế của Grado GT220
Thiết kế bên ngoài của Grado GT220 có thể được mô tả với 2 tính từ: đơn giản và gọn gàng. GT220 là dòng sản phẩm tai nghe có thiết kế tối giản nhất của hãng tính tới thời điểm hiện tại. Chiếc tai nghe được sơn phủ một lớp màu đen, với logo của hãng màu trắng được đặt chính giữa.
Chất lượng build của GT220 bị giảm sút phần nào so với dòng tai nghe sê-ri Prestige của hãng, với ngôn ngữ thiết kế độc đáo bao gồm màng loa kim loại cùng với những thông tin được dập nổi. Một điểm cộng trong thiết kế của chiếc tai nghe đó là vỏ nhựa bên ngoài được gia công khá kiên cố, có tiêu chuẩn chống nước IPX4 để bảo vệ những linh kiện bên trong khỏi mồ hôi và nước mưa.
Thiết kế của vỏ sạc pin GT220 cũng không ấn tượng hơn là mấy. Chiếc vỏ này có logo được dập chìm ở mặt trên cùng với hệ thống đèn LED ở phía trước giúp hiển thị lượng pin. Chiếc vỏ sạc pin này có thiết kế gọn nhẹ, cho phép người dùng mang theo một cách dễ dàng.
Độ thoải mái của Grado GT220
GT220 không phải là chiếc tai nghe có độ thoải mái vừa tầm. Bạn có thể đeo chiếc tai nghe này trong một thời gian dài hàng ngày mà không khó chịu. Dù có kích thước khá lớn so với phân khúc, chiếc GT220 lại khá vừa vặn với tai người dùng.
Chức năng điều khiển của Grado GT220
Đối với một chiếc tai nghe không dây có kích thước bề mặt lớn, tôi cứ nghĩ rằng những thao tác cảm ứng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Trải nghiệm điều khiển bằng thao tác chạm với chiếc GT220 trên thực tế lại hơi đáng thất vọng. Chiếc tai nghe có độ trễ hơi lớn khi tôi thực hiện các thao tác điều khiển, với thời gian trễ lớn nhất lên đến 2 giây trước khi chiếc tai nghe nhận được lệnh.
Điểm cộng là Grado đã làm tốt trong việc cài đặt nhiều tính năng điều khiển nhất có thể cho chiếc GT220. Tính năng quan trọng nhất trong số đó chính là điều khiển âm lượng trực tiếp, có thể được thay đổi dễ dàng bằng phương pháp giữ ngón tay vào chiếc tai nghe bên trái hoặc phải, tương ứng với chức năng giảm và tăng âm lượng.
Tính năng trợ lý ảo là một điểm thất vọng khác của chiếc GT220. Google Assistant hiểu sai gần như mọi mệnh lệnh của người dùng, ngay cả đối với những tác vụ cơ bản nhất.
Chất lượng âm thanh của Grado GT220
Dù không sở hữu thiết kế không gian rộng rãi của dòng sản phẩm tai nghe Open-back của hãng, chất âm đặc trưng của Grado vẫn được thể hiện tốt với chiếc GT220. Cặp tai nghe này đem lại âm bass chắc nịch và dải high ấn tượng, đem lại chất lượng âm thanh tốt và cân bằng bậc nhất trong phân khúc hiện nay.
Không chỉ mang lại trải nghiệm nghe nhạc tốt, Grado GT220 còn đem lại chất lượng nghe podcast ấn tượng. Chiếc tai nghe đem lại chất lượng giọng nói trong trẻo với chi tiết được thể hiện rõ ràng.
Khả năng cách âm không phải là thế mạnh của GT220, khi mà tiếng ồn của môi trường xung quanh vẫn lọt vào tai người nghe trong quá trình sử dụng.
Trong khi những đối thủ cạnh tranh như Momentum True Wireless 2 và Galaxy Buds Pro sở hữu những ứng dụng đi kèm để mang lại trải nghiệm âm thanh cải thiện, GT220 lại không có gì cả. AirPods Max tuy không ứng dụng đi kèm, nhưng ít nhất thì Apple cho phép người dùng tùy chỉnh thông qua mục cài đặt hệ thống của iOS.
Thời lượng pin và vỏ sạc
Khi được sạc đầy, GT200 có thời lượng pin là 6 giờ đồng hồ theo lời của hãng. Một điểm cần lưu ý đó là kết quả thời lượng pin này của Grado có được khi kiểm tra với âm lượng 50%. Thực tế, trong quá trình sử dụng hàng ngày, chiếc tai nghe có thời lượng pin rơi vào khoảng 5 giờ 30 phút khi được nghe ở mức âm lượng cao hơn. Thời lượng pin này cho phép người dùng sử dụng khoảng 3 đến 4 ngày nếu bạn sử dụng ở mức trung bình. Để so sánh, GT220 có thời lượng pin dài hơn so với AirPods (5 giờ) và AirPods Pro (4 giờ 30 phút).
Bản thân chiếc tai nghe có tốc độ sạc khá nhanh. Khi đựng bên trong vỏ sạc của máy trong vòng 5 phút, chiếc tai nghe sẽ có được thời lượng nghe vào khoảng 45 phút đồng hồ.
Grado không rút gọn hiệu năng của chiếc vỏ sạc. Khi được sạc đầy, chiếc vỏ sạc này có thể sạc pin cho chiếc tai nghe với thời lượng pin rơi vào khoảng 30 đến 36 giờ đồng hồ. Theo lời của Grado, chiếc GT220 được hỗ trợ tính năng sạc nhanh. Một trong những tính năng mà chiếc vỏ sạc của GT220 có mà các hãng khác lại không có đó là tính năng sạc pin không dây. Bạn có thể sạc pin chiếc tai nghe thông qua những thiết bị sạc pin không dây.
Chất lượng nghe gọi và khả năng kết nối của Grado GT220
Nếu bạn cần một chiếc tai nghe để gọi video thì chắc chắn GT220 sẽ không làm bạn phải thất vọng. Chiếc tai nghe đem lại chất lượng giọng nói trong trẻo.
Tai nghe có khả năng kết nối Bluetooth 5.0 một cách đáng tin cậy với một phạm vi kết nối khá rộng (lên đến 10m). Công đoạn cài đặt với thiết bị điện thoại được diễn ra khá nhanh, với màn hình điện thoại hiện ra thông báo liên kết ngay lập tức khi tôi vào mục Pairing Mode. Công đoạn liên kết lại với thiết bị điện thoại còn diễn ra nhanh hơn nữa.
Tổng kết
Grado GT220 được thiết kế dành cho giới đam mê âm nhạc Audiophile – những người lấy chất lượng âm thanh làm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn tai nghe. Những gì bạn nghe từ cặp driver 8mm là chất âm thuần túy, đem lại trải nghiệm tốt khi sử dụng những loại hình giải trí khác nhau (ví dụ như âm nhạc, phim ảnh, podcast, audiobook). GT220 có thời lượng pin tốt hơn một chút so với AirPod và được trang bị vỏ sạc có dung tích lớn.
Trong thời gian qua, hãng dần dần chuyển đổi sang thị trường tai nghe không dây với sản phẩm đầu tiên là GW100. Học hỏi từ những kinh nghiệm từ phiên bản tiền nhiệm, hãng cho ra mắt thị trường tai nghe bluetooth thế giới dòng sản phẩm GT220.
Dù không được nổi tiếng như các hãng sản xuất như Sennheiser hay Sony, Grado Labs vẫn được những người đam mê âm nhạc trên thế giới biết đến nhờ chất lượng âm thanh tuyệt vời và thiết kế hoài niệm trong những dòng sản phẩm tai nghe open-back.
Tuy sở hữu chất lượng âm thanh tuyệt vời, GT220 lại hơi khó điều khiển. Và dù được bán với mức giá khá cao, chiếc tai nghe bluetooth này lại không được trang bị những tính năng hữu ích như những dòng tai nghe không dây khác. Điều này khiến cho Grado GT220 gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với những dòng sản phẩm cùng phân khúc như AirPods Pro và Momentum True Wireless.
Dù vậy, sản phẩm mà Grado định bán không dành cho những ai cần tính năng cách âm, hay là một phụ kiện thời trang cho các iFan. Những gì mà hãng đem lại cho người dùng chính là trải nghiệm âm thanh đỉnh cao. Vậy nên nếu những gì bạn cần ở một chiếc tai nghe không dây chính là chất lượng âm thanh thì chắc chắn Grado GT220 sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Điểm mạnh
- Dải âm rộng
- Thời lượng pin dài
- Kết nối không dây ổn định
Điểm yếu
- Thiếu những tính năng đặc biệt
- Khả năng điều khiển kém
- Giá cao