In 3D thịt bò đắt nhất thế giới, những chú bò có thích điều này không ?

In 3D thịt bò đắt nhất thế giới

Các nhà khoa học tại Đại học Osaka đã in 3D thành công một miếng thịt giống thịt bò wagyu, một trong những loại thịt đắt nhất thế giới. Công nghệ in 3D và thịt đã được phát triển trong một thời gian dài. Thực phẩm in 3D lần đầu tiên được lên ý tưởng vào giữa những năm 2000 tại Đại học Cornell bởi một nhóm sinh viên sản xuất pho mát, bột bánh quy và sô cô la.

Những thực phẩm này được lựa chọn vì chúng dễ uốn, đơn giản và dễ nấu chảy và đưa vào máy in. Đến năm 2018 công ty khởi nghiệp Tây Ban Nha Novasteak đã trở thành nhà sản xuất thương mại đầu tiên với bít tết in 3D không có thịt.

Quá trình tạo ra thịt in 3D sử dụng chất chiết xuất từ ​​thực vật, miếng ‘thịt’ được chia thành ba phần: cơ, mỡ và máu được xếp thành từng dải. Chúng được xay nhuyễn rồi đưa vào máy in 3D. Sau đó, phần mềm trên máy in 3D sẽ xác định những vị trí tối ưu để đưa máu, cơ và mỡ khi sản xuất thịt. Sau khi in xong, thịt sẽ được ép để dính tất cả các lớp lại với nhau, sau đó có thể chế biến và ăn. Thời gian sản xuất khác nhau tùy thuộc vào kích thước của miếng thịt, với ngay cả phần cốt lết nhỏ nhất cũng mất vài giờ để hoàn thành.

Điều làm nên sự độc đáo cho những nỗ lực của Đại học Osaka chính là phần thớ thịt, thứ đặc trưng của thịt bò Wagyu, làm tăng thêm hương vị đậm đà và kết cấu đặc biệt của nó. Các nhà khoa học đã có thể điều chỉnh hàm lượng chất béo của thịt bò để làm cho nó giống với phần thịt bò bít tết nhiều chất béo.

Điều này đạt được bằng cách sử dụng hai loại tế bào gốc: tế bào của bò và tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ. Trong các điều kiện phòng thí nghiệm thích hợp, các tế bào này phát triển thành mọi loại tế bào cần thiết để sản xuất thịt nuôi cấy. Các sợi được tạo ra từ phương pháp này sau đó được sắp xếp dưới dạng 3D tương tự như các phương pháp sản xuất thịt 3D trước đây. Để làm ra miếng thịt bò wagyu, các nhà khoa học đã sử dụng bản thiết kế mô học về thành phần của miếng thịt đắt tiền.

In 3D thịt bò đắt nhất thế giới

Bài báo nghiên cứu nói rằng thí nghiệm được thực hiện nhằm giải quyết các lo ngại về đạo đức, môi trường, kinh tế và sức khỏe cộng đồng đối với việc chăn nuôi lấy thịt. Lợi ích của việc sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm thông qua máy in 3D hiện nay là việc chất béo có thể được kiểm soát để làm cho nó có hương vị thực sự chân thực.

Các lợi ích về môi trường đã được nghiên cứu từ trước đó, nông nghiệp là nguyên nhân tạo ra 18% lượng khí nhà kính trên toàn thế giới. Về mặt đạo đức, không có con bò nào phải chết trong quá trình sản xuất thịt bò hảo hạng. Mặc dù chi phí để sản xuất thịt ban đầu này rất tốn kém, nhưng khi công nghệ phát triển, nó có thể có giá thấp hơn so với nuôi gia súc.

Điều duy nhất kìm hãm nghiên cứu này là thời gian cần thiết để in 3D một miếng thịt chất lượng cao. Với việc mất hàng giờ để in ngay cả những miếng thịt nhỏ nhất. Nhưng một khi máy in 3D trở nên hiệu quả hơn chúng ta có thể thấy bộ mặt của nền nông nghiệp hiện đại thay đổi hoàn toàn khi máy in 3D trở nên sinh lợi hơn vật nuôi nhờ các nhà khoa học.

Nguồn: screenrant

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.