Internet of Things (IoT) là một khái niệm xuất hiện khá nhiều vào năm 2013. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về IoT.
IOT là gì ? Có thể hiểu đây là một khái niệm được sử dụng để mô tả sự kết nối của những vật thể xung quanh chính cuộc sống của chúng ta trong đó có sự kết hợp với mạng internet mà rất nhiều người trên thế giới đang sử dụng.
Sơ lược về Internet of Things
Khái niệm về hệ thống IOT được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1999 do kỹ sư đến từ nước Anh là Kevin Ashton. Lúc này, internet đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng (được tính bằng khoảng cách địa lý có thể kết nối dữ liệu) và chiều sâu (khả năng hỗ trợ kết nối của mạng internet). Tuy nhiên, lúc này, mạng internet vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào khả năng nhập dữ liệu của con người vì lúc này, tất cả mọi thứ đều là con người cung cấp chứ không thể tự mình thu thập cũng như sinh ra dữ liệu.
Internet of Things bắt nguồn từ ý tưởng năm 1999 của Kevin Ashton
Một hệ thống điện toán có khả năng tự thu thập dữ liệu từ môi trường hay những thiết bị xung quanh, có khả năng tự trao đổi thông tinvới nhau và chính hệ thống sẽ cung cấp thông tin cũng như kết quả tìm kiếm cho người dùng – đó là hệ thống mà Ashton tưởng tượng ra để tăng tốc độ cập nhật thông tin và tăng độ chính xác cho tin tức, dữ liệu. Hiện nay, với ngành công ngiệp sản xuất phần cứng và phần mềm dành cho thiết bị phát triển một cách, việc này đang dần trở thành hiện thực và dần hình thành một mạng lưới, một hệ thống để phục vụ và giúp đỡ con người một cách tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc an toàn thông tin cũng như khả năngchất lượng kết nối là những yếu tốt quan trọng và cần phải được cải thiện nếu như chúng ta muốn hệ thống thu thập dữ liệu và gửi tới những thiết bị khác.
Xử lý dữ liệu trong IoT
Xét về bản chất, IoT là mạng lưới internet để kết nối con người với nhau bằng cách tích hợp những công cụ có thể tự động thu thập thông tin, dữ liệu giữa những thiết bị với nhau để truyền tải chúng tới những người khác. Trong khi đó, nguồn dữ liệu hữu dụng nhất lại bắt nguồn từ chính con người.
Internet of Things có khả năng thu thập dữ liệu từ mọi thiết bị
Tuy nhiên, những dữ liệu thu thập được chưa chắc đã có tác dụng khi chúng ta chưa có công cụ nào có thể xử lý dữ liệu này một cách tốt nhất. Theo cách thông thường, hiện nay những dữ liệu thu thập được sẽ được lưu lại và gửi những số liệu thu thâp dược tới máy chủ.
Tạo ra một mạng lưới thống nhất, nơi mà tất cả các thiết bị đều có thể giao tiếp và gửi dữ liệu cho nhau, thu thập và trao đổi dữ liệu thông qua mạng internet là việc rất khó có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai. Tuy nhiên, khi mọi việc được thống nhất, việc triển khai “hệ sinh thái” này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Khả năng giao tiếp
Những thiết kế, những phần mềm để thiết bị có khả năng giao tiếp với người sử dụng là chuyện không hề khó. Tuy nhiên, việc giao tiếp giữa hai thiết bị với nhau thì lại khác. Khi IoT ngày càng được mở rộng thì mọi thứ cũng theo đó mà ngày càng phức tạp, nhất là khi vướng phải rào cản giữa những nền tảng, những hệ điều hành khác nhau của những thiết bị khác nhau.
Tất cả mọi thứ đều phải thật đơn giản. Hệ thống IoT cần phải được dựng nên trên nền tảng mở, một hệ thống đơn giản và thông minh. Như vậy khả năng giao tiếp cũng như truyền tải thông tin giữa các thiết bị trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc này cũng giúp những công ty phát triển nền tảng và những người thiết kế sản phẩm có thể tìm được một hướng đi chung cho tất cả thay vì tự mình tìm tòi ra giải pháp.
Nhờ vào khả năng giao tiếp thông qua nền tảng mở, mọi thiết bị đều có thể tái lập trình và mô tả lại chúng trong không gian ảo và có thể điều khiển từ xa một cách dễ dàng.
Những chướng ngại có thể gặp phải
Tuy nhiên, không có thành công nào là dễ dàng cả. Hiện nay, hầu hết dữ liệu trên mạng internet đều phụ thuộc vào con người còn những thiết bị trong hệ thống không hề tự mình cung cấp dữ liệu. Vậy nên IoT vẫn đang dừng lại ở giai đoạn “ý tưởng”.
Con người có thể sẽ phụ thuộc quá mức vào Internet of Things
IoT có thể khiến cho con người phụ thuộc ngày càng nhiều vào những thiết bị công nghệ, mất đi sự năng động cũng như sáng tạo của chính bản thân mình. Hơn nữa, có quá nhiều kiểu dữ liệu khác nhau nên rất khó để những thiết bị khác nhau có thể giao tiếp với nhau khi không có một giao thức chung dành cho tất cả.
Tổng kết
Cho dù vẫn còn nhiều bất cập cũng như vướng mắc, tuy nhiên IoT đang đươc triển khai từng ngày. Nhưng vì không có quy chuẩn phát triển chung nên khó có thể mở rộng được phạm vi những thiết bị tham gia IoT.