Sạc nhanh là gì ? Làm thế nào để điện thoại của bạn có thể sạc nhanh

Sạc nhanh là gì ? Làm thế nào để điện thoại của bạn có thể sạc nhanh

Sạc nhanh là gì ?

Công suất của bộ sạc được tính dựa trên các thông số cường độ dòng điện và điện áp. Cường độ dòng điện (đơn vị là A) là lượng điện chạy từ bộ sạc đến thiết bị được kết nối, còn điện áp là chênh lệch về mức điện áp của dòng điện (đơn vị tính là V). Nhân vôn (V) với ampe (A) sẽ cho bạn công suất, đơn vị đo công suất là W.

Để làm cho một thiết bị sạc nhanh hơn, hầu hết các nhà sản xuất hoặc tăng cường độ dòng điện hoặc thay đổi điện áp để tăng công suất sạc. Phần lớn các công nghệ sạc nhanh thường ưu tiên thay đổi điện áp hơn là tăng cường độ dòng điện.

Cổng USB 3.0 tiêu chuẩn xuất ra ở mức 5V /1A cho các thiết bị nhỏ như đồng hồ thông minh. Hầu hết điện thoại và các thiết bị khác có khả năng sạc ở mức 5V / 2.4A. Để sạc nhanh, các nhà sản xuất điều chỉnh điện áp lên 5V, 9V, 12V và hơn thế nữa hoặc tăng cường độ dòng điện lên mức 3A trở lên.

Cần lưu ý để thiết bị có thể kích hoạt tính năng sạc nhanh, đầu tiên là bộ sạcdây sạc của bạn phải được thiết kế để hỗ trợ tính năng này. Sau đó bạn cần điện thoại hoặc thiết bị khác cũng phải hỗ trợ cùng một chuẩn sạc nhanh với bộ sạc và dây sạc. Ngày nay đa phần các thiết bị công nghệ trên thị trường đều hỗ trợ ít nhất một trong những tiêu chuẩn sạc nhanh mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Xem thêm: Top cục sạc USB Type-C tốt nhất 2021: Những củ sạc Type C đáng mua nhất

Sạc nhanh là gì ?

Loại sạc nhanh, các chuẩn sạc nhanh thông dụng

Sạc nhanh Qualcomm

Tiêu chuẩn sạc nhanh phổ biến nhất là Quick Charge của Qualcomm vì tính chất phổ biến của chipset Qualcomm (chuẩn sạc nhanh được tích hợp bên trong chipset của hãng).

Quick Charge 3.0 là một trong những chuẩn sạc nhanh phổ biến nhất hiện nay. Nó được sử dụng ở hầu hết các thiết bị tầm trung và cao cấp Quick Charge 3+ phổ biến ở phân khúc điện thoại tầm trung với các chipset Qualcomm Snapdragon 700-series. Quick Charge 4+ là tiêu chuẩn vàng toàn cầu hiện tại cho những chiếc flagship sử dụng chipset cao cấp của Qualcomm. Mỗi tiêu chuẩn đều tương thích ngược với tiêu chuẩn trước đó, vì vậy các loại cáp và bộ sạc cũ hơn sẽ vẫn hoạt động với các thiết bị mới.

Quick Charge 3.0 tự động tăng điện áp từ 3.2V đến 20V, mặc dù công suất tối đa cho cả hai tiêu chuẩn là 18W. Điều đó có nghĩa là về mặt lý thuyết, điện thoại có dung lượng từ 3.500mAh đến 4.500mAh có thể sạc được khoảng 80% chỉ trong 35 phút.

Quick Charge 4+ thu hẹp phạm vi điện áp trong khi tăng cường độ dòng điện. Nó cung cấp điện áp 5V ở mức cường độ 4,7A đến 5,6A hoặc 9V ở 3A. Thiết bị Quick Charge 4+ sử dụng cổng USB-C và tương thích với USB Power Delivery (PD). Chúng cũng có chip quản lý năng lượng thứ hai, cho phép tăng công suất lên đến 28W mà không bị quá nhiệt. Các điện thoại hỗ trợ sạc nhanh 4+ trong thử nghiệm có thể sạc được 50% dung lượng pin trong khoảng 18 phút.

Qualcomm gần đây đã công bố chuẩn Quick Charge 5. Tiêu chuẩn mới hỗ trợ sạc nhanh ở công suất 100W và có thể sạc đầy hoàn toàn viên pin 4.500mAh chỉ trong 15 phút. Ban đầu nó sẽ được hỗ trợ trên dòng chipset Snapdragon 865 và bộ vi xử lý Qualcomm cao cấp mới hơn. Đại diện của công ty nói với PCMag rằng họ có thể sẽ trang bị chuẩn này cho các chipset dòng Snapdragon 600 và 700 trong tương lai. Điều này hứa hẹn các thiết bị giá rẻ cũng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ sạc nhanh mới nhất của hãng

Công nghệ sạc nhanh của Samsung

Chuẩn sạc nhanh của Samsung hoạt động theo cách tương tự như công nghệ của Qualcomm bằng cách tăng điện áp hoặc cường độ dòng điện. Samsung không công bố tất cả các thông số kỹ thuật chính xác cho chuẩn sạc nhanh của mình, cũng như không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về thời gian sạc, nhưng họ đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin hỗ trợ và tốc độ trong bảng bên dưới.

Công nghệ sạc nhanh của Samsung

Với bộ sạc 10V/4,5W tùy chọn của Samsung, Galaxy S20 Ultra và Note 10+ về mặt lý thuyết có thể sạc ở mức 45W. Trước đây các flagship của Samsung đều hỗ trợ Sạc nhanh lên đến 25W với bộ sạc nhanh đi kèm theo máy (nhưng họ không còn bán kèm bộ sạc bắt đầu từ model S21). Điều quan trọng cần lưu ý là một số điện thoại Samsung hỗ trợ các phiên bản cũ hơn của Qualcomm Quick Charge, bạn sẽ thấy tốc độ nhanh hơn nhiều khi sử dụng bộ sạc nhanh tùy chọn của Samsung hoặc các bộ sạc bên thứ ba được Samsung chứng nhận.

Công nghệ sạc nhanh của Samsung

Sạc nhanh iPhone của Apple

iPhone 12 Pro Max

Bắt đầu từ iPhone 8, tất cả điện thoại của Apple đều hỗ trợ sạc nhanh. Tuy nhiên, trừ khi bạn sở hữu iPhone 11 Pro hoặc 11 Pro Max, thông thường bộ sạc đi theo máy chỉ có tốc độ chậm với công suất khoảng 5W (nhưng đáng buồn là hiện tại Apple cũng đã loại bỏ cục sạc kèm theo khi bạn mua thiết bị của hãng).

Apple sử dụng chuẩn USB Power Delivery để sạc nhanh và tuyên bố bạn sẽ thấy thời lượng pin tăng 50% chỉ sau 30 phút. Tuy nhiên, để có được tốc độ này, bạn cần sử dụng bộ sạc 18W với cáp Type-C-to-Lightning và 20W với dòng iPhone 12. Bộ sạc mạnh hơn (công suất lớn hơn) sẽ không gây hại cho điện thoại của bạn, nhưng nó gây lãng phí nếu bạn chỉ sử dụng để sạc iPhone.

Sạc nhanh của Oppo SuperVooc

Vooc là chuẩn sạc nhanh độc quyền của Oppo. Công ty từ lâu đã dẫn đầu trong công nghệ sạc nhanh và hiện đang giữ kỷ lục về tốc độ sạc nhanh nhất với bộ sạc công suất 65W có thể sạc đầy Reno Ace chỉ trong 31 phút. Ngoài ra, Oppo là nhà sản xuất lớn duy nhất sử dụng pin gallium nitride (GaN) trong điện thoại của mình để có hiệu suất và độ tin cậy tốt hơn.

SuperVooc của Oppo có nhiều loại khác nhau. Nhanh nhất là SuperVooc 2.0, sử dụng điện áp 10V và dòng sạc 6,5A để sạc điện thoại ở công suất 65W. SuperVooc 1.0 có mức sạc tối đa 50W với điện áp 10V và công suất 5A. Vooc là loại chậm nhất trong nhóm, với tốc độ sạc tối đa là 25W ở 5V / 5A.

Để đạt được tốc độ cao như vậy, điện thoại Oppo yêu cầu cả cáp và bộ sạc Type-C đặc biệt theo tiêu chuẩn của hãng.

Sạc nhanh không dây là gì?

Sạc không dây rất tiện lợi, nhưng nó chậm hơn đáng kể các bộ sạc nhanh có dây nhanh nhất. Hầu hết các bộ sạc không dây không có quạt hoặc hệ thống làm mát đều bị giới hạn ở điện áp sạc 5V / 1A. Tuy nhiên, nhiều công ty hiện cung cấp miếng sạc không dây nhanh có quạt tích hợp để tản nhiệt, cho phép bạn sạc với tốc độ cao hơn đáng kêt.

Điện áp và cường độ dòng điện phụ thuộc vào công suất của đế sạc. Một lần nữa, bạn sẽ cần chắc chắn rằng điện thoại và đế sạc không dây của bạn hỗ trợ cùng một tiêu chuẩn sạc nhanh. Cũng xin lưu ý rằng bạn sẽ cần một bộ sạc công suất tương đương để cung cấp điện cho đế sạc nhanh không dây.

Sạc nhanh trên các thiết bị khác không phải điện thoại

Sạc nhanh trên các thiết bị khác không phải điện thoại

Đối với máy tính laptop, chuẩn sạc nhanh có một chút khác biệt. USB Power Delivery (PD) là một tiêu chuẩn thông dụng nếu một bộ sạc hoặc pin dự phòng có khả năng sạc máy tính laptop hoặc thiết bị đòi hỏi nguồn điện công suất cao khác. Với các cổng đầu vào / đầu ra Type-C hiện nay khá thông dụng, các bộ sạc và pin dự phòng có thể sạc các thiết bị yêu cầu công suất đầu ra từ 18W trở lên. Thông số cơ bản cho phép thiết bị được sạc ở dòng điện tối đa là 5A hoặc 100W.

Power Delivery 3.0 đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho các bộ sạc và pin dự phòng. Nó hỗ trợ đầu ra Type-C ở mức 7,5W, 15W, 27W và 45W, mỗi đầu ra có cấu hình điện áp và cường độ dòng điện riêng. Điều này có nghĩa là bộ sạc PD với nhiều cổng Type-C có thể sạc điện một cách thông minh cho nhiều thiết bị, vì vậy với một cục sạc 45W có thể cung cấp 18W để sạc điện thoại của bạn, 5W cho đồng hồ thông minh và 22W cho máy tính bảng. Thậm chí các cục sạc mới nhất có thể hỗ trợ công suất lên đến 100W đủ sức sạc cho cả các thiết bị laptop đời mới.

Những gì bạn cần để sạc nhanh

Tùy thuộc vào thiết bị bạn có, tiêu chuẩn sạc nhanh bạn có thể sử dụng sẽ khác nhau. Kiểm tra những gì điện thoại của bạn hỗ trợ, sau đó xem xét cục sạc bạn định mua để xem liệu nó có hỗ trợ cùng một tiêu chuẩn hay không (chúng thường được gắn nhãn). Sau đó, hãy đảm bảo rằng cáp sạc của bạn tương thích với chuẩn sạc nhanh và cường độ dòng điện cao nhất mà bạn cần.

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.