Sở hữu một mức hiệu năng mạnh mẽ, Dell Precision 5750 là một chiếc laptop trạm có khả năng đảm nhận công việc của một chiếc máy bàn. Được bán ở phân khúc cao cấp, chiếc laptop mang lại cho người dùng một chiếc màn hình chất lượng với khung viền bezel siêu mỏng, một bộ bàn phím thoải mái và một thiết kế gọn nhẹ so với phân khúc giá. Dell Precision 5750 có những điểm cộng và điểm trừ nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.
Xem thêm: Đánh giá Dell Precision 7540: Máy trạm cao cấp, lượng pin dài
Thông số kỹ thuật của Dell Precision 5750
- CPU: Intel Core i9-10885H
- GPU: NVIDIA Quadro RTX 3000
- RAM: 64GB
- Bộ nhớ: 2x 1TB KIOXIA NVMe SSD
- Màn hình: 17-inch, 4K
- Kích thước: 374.48 x 248.08 x 13.5 mm
- Khối lượng: 2.13 kg
Dell Precision 5750: Thiết kế
Một trong những điểm nhấn trong thiết kế của Dell Precision 5750 nằm ở kích thước thân máy mỏng và khối lượng tổng thể nhẹ so với phân khúc. Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị một chiếc màn hình 17 inch, độ phân giải 4K, bọc trong một viền beezel siêu mỏng và được trang bị một chiếc touchpad có kích thước lớn.
Chiếc laptop được bọc trong một lớp vỏ nhôm bóng bẩy, trong khi khu vực nội thất được hoàn thiện bề mặt với sợi carbon, mang lại một độ bền ấn tượng cho chiếc laptop trạm. Nằm ở chính giữa nắp máy là chiếc logo Dell hình tròn, mang lại điểm nhấn cho thiết kế bên ngoài.
Tuy sở hữu một thân máy mỏng, với khối lượng tổng thể là 2kg, Dell Precision 5750 là một trong những chiếc laptop trạm gọn nhẹ nhất trên thị trường hiện nay.
Máy được trang bị nhiều cổng kết nối với chủng loại đa dạng, mang lại cho người dùng một không gian làm việc đầy đủ tiện nghi và tiện lợi. Nằm trên thân máy bao gồm tổng cộng 4 cổng USB Type-C, giắc cắm tai nghe 3.5mm và khe đọc thẻ nhớ SD.
Xét về mặt tổng thể, Dell Precision 5750 là một chiếc laptop có chất lượng build tốt và sở hữu một mức độ hoàn thiện cao, xứng đáng với mức giá cao mà bạn cần chi trả.
Dell Precision 5750: Màn hình
Phiên bản máy Precision 5750 mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị một chiếc màn hình có kích thước 17 inch, độ phân giải 4K. Kết hợp với một khung viền bezel siêu mỏng, màn hình của Precision 5750 mang lại cho chúng tôi một trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời khi làm việc cũng như khi xem phim giải trí.
Trong bài kiểm tra của chúng tôi, màn hình máy đạt mức độ sáng trên 500 nit, cao hơn nhiều so với mức trung bình phân khúc laptop trạm cao cấp. Mức độ sáng này sẽ cho phép bạn thoải mái sử dụng chiếc laptop ở những nơi có nhiều ánh sáng môi trường.
Dell Precision 5750: Bàn phím và touchpad
Bộ bàn phím của Precision 5750 mang lại cho chúng tôi một trải nghiệm nhập liệu thoải mái. Bộ bàn phím được thiết kế đặt âm so với thân máy, cho phép cổ tay tôi được đặt thoải mái trên bề mặt sợi carbon phẳng mịn khi làm việc. Trong khi đó, các nút trên bàn phím sở hữu một hành trình sâu và có lực bấm vừa tầm, cho phép ngón tay tôi dễ dàng nảy từ con chữ này qua con chữ khác.
Touchpad của máy có diện tích bề mặt lớn, được hoàn thiện phẳng mịn, giúp tôi dễ dàng điều khiển con trỏ chuột để thực hiện các thao tác điều khiển của Windows 10.
Dell Precision 5750: Trải nghiệm sử dụng thực tế
Một điểm cần lưu ý là không phải mọi mẫu laptop Dell Precision 5750 đều mang lại một mức hiệu suất tương đương. Trải nghiệm sử dụng thực tế mà máy mang lại sẽ phụ thuộc nhiều vào mức cấu hình mà bạn lựa chọn.
Vậy nên người dùng sử dụng phiên bản máy chip Core i5 với một chiếc màn hình 1080p sẽ không có trải nghiệm tương đương so với người dùng sử dụng phiên bản máy chip Core i9, 64GB RAM và một chiếc màn hình 4K.
Trong các chi tiết kể trên, linh kiện quan trọng nhất chính là chiếc màn hình, do khả năng tái hiện màu sắc ấn tượng và độ sáng rực rỡ. Màn hình của Dell Precision 5750 có độ sáng tối đa lên đến 500 nit, có khả năng phủ 100% dải màu AdobeRGB và đạt chuẩn HDR400.
Dell Precision 5750 sử dụng phiên bản chip Intel thế hệ 10. Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Intel Core i9-10885 – đây là con chip 8 nhân với 16 luồng xử lý và có khả năng ép xung lên đến 5.3GHz.
Về mảng đồ họa, Precision 5750 có những lựa chọn card đồ họa từ những dòng Nvidia Quadro cho đến RTX sê-ri 3000. Phiên bản mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị card Quadro RTX 3000.
Dell Precision 5750: Hiệu năng
Dưới đây là kết quả kiểm tra mà Dell Precision 5750 đạt được ở những bài benchmark khác nhau:
- 3DMark: Wild Life: 13,744; Fire Strike: 13,387; Time Spy: 5,765
- Cinebench R20 CPU: 3,508
- Cinebench R23 CPU: 1,165 (đơn nhân); 8,575 (đa nhân)
- GeekBench: 1,056 (đơn nhân); 7,832 (đa nhân)
- CrystalDiskMark: Tốc độ đọc: 3,042MB/s; Tốc độ viết: 2,818MB/s
- PCMark 8 (Home Test): 3,550 điểm
- PCMark 8 Battery Life: 2 giờ 21 phút
Con chip Core i9-10885H của Precision 5750 mang lại một mức hiệu năng kém hơn so với những gì mà chúng tôi kỳ vọng trong quá trình sử dụng thực tế. Tuy con chip mang lại điểm số hiệu suất xử lý đa nhân ấn tượng, điểm số đơn nhân của con chip lại không được xuất sắc cho lắm, do trên lý thuyết chip Core i9 có khả năng ép xung lên mức 5.3GHz.
Để lấy ví dụ, ở bài kiểm tra hiệu năng với Geekbench, con chip Intel Core i7-10870H mà chúng mà chúng tôi kiểm tra trong bài đánh giá chi tiết Gigabyte Aero 17 đạt điểm số 1290, cao hơn so với kết quả 1056 điểm đạt được của con chip Core i9.
So sánh kết quả này với hiệu năng của dòng chip AMD Ryzen 5980HX được trang bị cho những mẫu laptop mới, con chip đó đạt điểm số đơn nhân là 1617 khi được chấm với Geekbench và có điểm số đa nhân là 9624.
Và tương tự như mức hiệu năng xử lý mà con chip mang lại, card đồ họa của Dell Precision 5750 cũng chỉ dừng lại ở mức nhanh chứ không phải là nhanh nhất. Phiên bản máy sử dụng card Quadro RTX 3000 Max-Q của chúng tôi có điểm số chỉ bằng 70% so với những mẫu laptop cùng phân khúc được trang bị card RTX 3070.
Trong quá trình sử dụng thực tế, Dell Precision 5750 mang lại cho chúng tôi một mức hiệu suất ấn tượng. Máy có khả năng xử lý đa nhiệm tốc độ cao, cho phép chúng tôi tương tác cùng một lúc với hơn 30 tab Chrome mà không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.
Trong bài kiểm tra tốc độ giải mã video, Dell Precision 5750 hoàn thành tác vụ chuyển đổi 1 video 4K sang độ phân giải 1080p trong vòng 7 phút 30 giây, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình phân khúc laptop trạm.
Ổ SSD NVMe của Dell Precision 5750 được sản xuất bởi Toshiba có tốc độ nhanh vừa tầm. Do Intel chưa áp dụng công nghệ PCIe 4.0 cho dòng chipset WM490, vậy nên Precision 5750 không thể sử dụng các loại ổ SSD có khả năng tương thích với chế độ PCIe 4.0.
Là một chiếc laptop trạm có mức hiệu năng cao, Precision 5750 sở hữu một thời lượng pin khá ngắn. Trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, chiếc laptop trụ được 2 giờ 21 phút sau khi để lướt web liên tục bằng mạng wifi, với độ sáng màn hình đặt ở mức 150 nit. Với mức thời lượng pin này, bạn chỉ có thể sử dụng chiếc laptop ở gần những khu vực có sẵn ổ cắm điện.
Tổng kết
Ở phân khúc máy trạm di động, Precision 5750 là một lựa chọn cao cấp, mang lại một mức hiệu năng tổng thể mạnh mẽ, cho phép người dùng nhanh chóng hoàn thành mọi khối lượng công việc. Ngoài mức hiệu năng ấn tượng ra, máy còn được trang bị một chiếc màn hình có chất lượng đỉnh cao, một chất lượng build ấn tượng và một thiết kế gọn nhẹ so với phân khúc. Precision 5750 là một lựa chọn nếu bạn đang tìm mua một chiếc laptop trạm có chất lượng cao.
Xem thêm: Đánh giá Dell Precision 7730: Hiệu năng cao, thiết kế bền chắc
Điểm cộng
- Thiết kế hiện đại
- Chất lượng build cao
- Màn hình rực rỡ, sắc nét
- Hiệu năng tổng thể mạnh mẽ
- Thiết kế gọn nhẹ so với phân khúc laptop trạm
Điểm trừ
- Giá thành cao
- Chỉ được trang bị cổng USB Type-C
- Thời lượng pin ngắn