Đánh giá Lenovo Yoga S730: Thiết kế siêu mỏng, hiệu năng tốc độ

Lenovo Yoga S730

Khác với những dòng máy cồng kềnh trong sê-ri ThinkPad, dòng máy Yoga của Lenovo mang lại một làn gió mới với những dòng sản phẩm thiết kế mỏng gọn và hiện đại. Lenovo Yoga S730 là dòng máy thuộc cấp flagship của hãng, mang đến cho người dùng những tính năng mới nhất bên trong một thiết kế nhỏ gọn. Bài viết hôm nay sẽ đánh giá chi tiết về dòng máy này, từ đó chỉ ra những điểm cộng và trừ của dòng sản phẩm.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo Yoga 9i: Laptop 2 trong 1 toàn diện

Thông số kỹ thuật của Lenovo Yoga S730

  • CPU: i7-8565U
  • GPU: Intel UHD 620
  • RAM: 8GB
  • Bộ nhớ: 512GB SSD
  • Màn hình: 13.3-inch, 1080p
  • Kích thước: 307 x 210 x 11.9mm
  • Khối lượng: 1.23 kg

Lenovo Yoga S730

Lenovo Yoga S730: Thiết kế

Lenovo Yoga S730 được hoàn thiện với tông màu chủ đạo là xám bạc, mang lại vẻ ngoài hiện đại và trung tính, phù hợp với mọi môi trường làm việc khác nhau. Với độ dày chỉ 11.9mm, máy có tính di động cao, cho phép người dùng mang theo mọi nơi một cách dễ dàng.

Với một hệ thống bản lề với độ cản vừa tầm, người dùng có thể mở chiếc laptop ra chỉ với một tay một cách dễ dàng. Màn hình của máy có thể được mở rộng với góc độ tối đa là 180 độ, giúp cải thiện độ linh hoạt trong quá trình sử dụng thực tế.

Mở chiếc laptop ra, bạn có thể tìm thấy một bộ bàn phím kích thước full-size trên thân máy. Các nút của bộ bàn phím được hoàn thiện với tông màu xám, mang lại vẻ ngoài đồng bộ cho chiếc laptop văn phòng. Nằm bên dưới bộ bàn phím là một khu vực kê tay rộng rãi, đem lại một không gian làm việc thoải mái cho người dùng.

Xét về mặt tổng thể, Lenovo Yoga S730 là một mẫu laptop có chất lượng build tốt và mức độ hoàn thiện cao, mang lại cảm giác chắc chắn khi cầm nắm trên tay.

Lenovo Yoga S730

Lenovo Yoga S730: Bàn phím và touchpad

Bộ bàn phím của Lenovo Yoga S730 được đặt gọn gàng trên thân máy, với bố cục của các nút được sắp xếp khoa học, giúp tôi nhanh chóng làm quen sau một khoảng thời gian sử dụng ngắn.

Bàn phím được chiếu sáng bởi hệ thống đèn 2 cấp độ ở bên dưới. Các nút trên bàn phím được làm cong ở cạnh dưới, với bề mặt được hoàn thiện phẳng mịn và có hành trình khá sâu, mang lại trải nghiệm nhập liệu vô cùng thoải mái.

Lenovo Yoga S730 là một trong những dòng máy Yoga đầu tiên không được trang bị công nghệ màn hình cảm biến cũng như không được hỗ trợ bút stylus. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sử dụng touchpad của máy để điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Touchpad của máy được làm bằng kính, với độ dài 2 cạnh là 105 x 70 mm. Tương tự như bàn phím, touchpad của Lenovo Yoga S730 mang lại hiệu suất tốt trong quá trình sử dụng.

Lenovo Yoga S730

Lenovo Yoga S730: Màn hình

Màn hình của Lenovo Yoga S730 là loại có kích thước 13.3 inch, độ phân giải Full HD, sử dụng tấm nền IPS. Đây là loại màn hình duy nhất của máy. Máy mang lại chất lượng hiển thị tốt nhờ khả năng tái hiện màu sắc với độ trung thực cao.

Màn hình Lenovo Yoga S730 có mật độ điểm ảnh 165 ppi. Đây là mức tiêu chuẩn của những dòng máy trong cùng phân khúc giá. Màn hình máy sở hữu mức độ sáng vừa tầm là 290 nit, mang lại trải nghiệm hình ảnh tốt khi sử dụng ở những nơi có ít ánh sáng môi trường. Do không được xử lý chống lóa, các nội dung trên màn hình sẽ trở nên khó nhìn hơn nếu bạn sử dụng laptop ở những nơi có nhiều ánh nắng.

Lenovo Yoga S730: Hiệu năng

Lenovo Yoga S730 được bán với 1 trong 2 dòng chip, bao gồm Intel Core i5-8265U và Intel Core i7-8565U, 2 phiên bản RAM bao gồm 8 và 16GB và 3 phiên bản bộ nhớ trong bao gồm 256GB, 1TB và 2TB.

Mức cấu hình của máy nằm ở ngưỡng ngang hàng so với những dòng máy khác trong cùng phân khúc giá. Với mức cấu hình này, Lenovo Yoga S730 có thể đảm nhận tốt mọi khối lượng công việc hàng ngày, bao gồm lướt web, soạn thảo văn bản, vân vân. Máy có khả năng xử lý đa nhiệm tốt, cho phép tôi dễ dàng tương tác với hơn 30 tab Chrome mà không gặp phải bất cứ tình trạng giật lag nào.

Phiên bản máy mà chúng tôi review là loại sử dụng chip i7-8565U và 8GB RAM, đạt số điểm hiệu năng tổng thể là 14394 khi được chấm với Geekbench. Số điểm hiệu năng mà máy đặt được nằm ở ngưỡng mà chúng tôi xác định trước. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý đó là mức hiệu suất của máy sẽ bị giảm đi đôi chút so ảnh hưởng bởi mức nhiệt tỏa ra.

Vấn đề này sẽ không gây ảnh hưởng nếu bạn chỉ sử dụng máy để làm những công việc cơ bản, nhưng sẽ là một trở ngại nếu bạn luôn sử dụng máy ở mức hiệu năng tối đa.

Ổ SSD của máy là loại có tốc độ cao. Trong bài kiểm tra của chúng tôi, ổ SSD dung lượng 512GB của Lenovo Yoga S730 có thể copy 1 tệp tin nặng 4.97GB với tốc độ trao đổi dữ liệu bình quân là 643 MBps.

Ở mảng đồ họa, Lenovo Yoga S730 được trang bị con chip GPU Intel UHD 620, mang lại mức hiệu năng xử lý vừa tầm trong quá trình sử dụng thực tế. Tuy nhiên, do không phải là một mẫu laptop gaming chuyên dụng, bạn chỉ có thể giải trí nhẹ nhàng với những tựa game có cấu hình thấp.

Lenovo Yoga S730: Thời lượng pin

Theo lời của hãng sản xuất, mức thời lượng pin của Yoga S730 được ước tính là rơi vào khoảng 12 giờ đồng hồ. Để kiểm tra lượng pin cho máy, chúng tôi chỉnh độ sáng màn hình của Yoga S730 sang mức 120 nit (khoảng 40% độ sáng tối đa) và cho laptop chạy lặp 1 video 720p cho đến khi tắt nguồn.

Bài kiểm tra này mang lại kết quả thời lượng pin là 9 giờ 8 phút, tuy là một kết quả không tồi nhưng lại kém hơn so với một số dòng máy trên thị trường laptop di động. Để lấy ví dụ Dell XPS 13 có thể trụ được hơn 11 giờ đồng hồ khi thực hiện cùng bài kiểm tra.

Chúng tôi cho rằng thiết kế siêu mỏng của Yoga S730 khiến cho máy có đủ không gian bên trong để trang bị một quả pin lớn hơn, gây ảnh hưởng đến mức thời lượng pin tổng thể của chiếc laptop. Dù vậy, với mức thời lượng pin này, người dùng vẫn có thể sử dụng chiếc laptop trong một khoảng thời gian dài trước khi phải nạp lại pin.

Trong bài kiểm tra tốc độ sạc pin, máy có thể nạp lại 77% thời lượng pin chỉ sau 1 giờ đồng hồ.

Lenovo Yoga S730: Cổng kết nối

Điểm hạn chế lớn nhất khi nhắc về mặt kết nối của Yoga S730 chính là sự thiếu sót của loại cổng USB Type-A. Do sở hữu một thân máy có kích thước mỏng, máy không có đủ không gian để trang bị loại cổng này trên thân máy.

Người dùng có thể tìm thấy tổng cộng 3 cổng USB Type-C trên thân máy, với 2 ở cạnh phải và 1 nằm ở kế bên giắc cắm tai nghe ở cạnh trái. 2 cổng Type-C ở cạnh phải được hỗ trợ chuẩn mực kết nối DisplayPort và Thunderbolt 3, trong khi cổng còn lại được hỗ trợ Power Delivery, cho phép người dùng sạc pin máy thông qua cổng này.

Tổng kết

Lenovo Yoga S730 là một mẫu laptop văn phòng chất lượng, mang lại ấn tượng tốt nhờ sở hữu một thiết kế siêu mỏng. Tương tự như các dòng máy Lenovo khác trên thị trường, máy được trang bị một bộ bàn phím chất lượng cao, đem lại trải nghiệm nhập liệu thoải mái. Màn hình của máy tuy không có kích thước lớn, nhưng vẫn đem lại trải nghiệm hình ảnh tốt nhờ khả năng hiển thị màu sắc rực rỡ. Yoga S730 là một lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc laptop văn phòng đáng tin cậy.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 14s Yoga: Giá phải chăng, hiệu năng tốt

Điểm cộng

  • Thiết kế mỏng, tính di động cao
  • Hiệu năng tốt
  • Chất lượng build bền
  • Vẻ ngoài hiện đại, sang trọng
  • Bàn phím thoải mái
  • Tốc độ sạc pin nhanh

Điểm trừ

  • Thời lượng pin chưa thực sự ấn tượng
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!