Được bán ở phân khúc giá rẻ, Lenovo ThinkPad L15 G2 mang lại cho người dùng một mức hiệu năng vừa tầm và một thiết kế hiện đại, có thể sánh ngang với những mẫu laptop ở mức giá cao hơn.
Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Intel Core i3-1115G4, 8GB RAM và sở hữu 1 ổ SSD dung lượng 256GB. Dòng máy có thể đảm nhiệm mượt mà các tác vụ văn phòng hàng ngày mà không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào. Bài viết đánh giá chi tiết ThinkPad L15 G2, từ đó chỉ ra những điểm cộng và trừ của dòng sản phẩm.
Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkPad X1 Nano: Tính di động cao, hiệu năng tốc độ
Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkPad L15 G2
- CPU: Intel Core i3-1115G4
- GPU: Intel UHD Graphics Xe G4 48EUs
- RAM: 8GB
- Bộ nhớ: 256GB SSD
- Màn hình: 15.6-inch, 1920 x 1080
- Kích thước: 0.83 x 14.41 x 9.84 inch
- Khối lượng: 1.9 kg
Lenovo ThinkPad L15 G2: Thiết kế
Vỏ ngoài của Lenovo ThinkPad L15 G2 được làm từ nhựa cứng và được hoàn thiện với chất lượng build cao. Chi tiết nắp màn hình của máy được chế tạo cứng cáp, và có thể được mở rộng một góc tối đa là 180 độ.
Do có viền bezel dày hơn một chút so với những dòng máy cạnh tranh, Lenovo ThinkPad L15 G2 có kích thước tổng thể lớn hơn một chút khi so sánh với những mẫu laptop này. Với khối lượng là 1.9 kg, ThinkPad L15 G2 là một chiếc laptop có vẻ ngoài khá cồng kềnh, nhưng bạn vẫn có thể mang máy theo người khi cần.
Ngoài 2 tính năng tùy chọn là khả năng kết nối mạng LTE và khe đọc thẻ Smardcard, chiếc ThinkPad này còn hỗ trợ chuẩn mực kết nối Thunderbolt 4. Chuẩn mực này không những mang lại tốc độ truyền tải dữ liệu cao, mà còn cho phép người dùng liên kết và làm việc với nhiều loại thiết bị ngoại vi khác nhau.
Máy được trang bị một chiếc webcam nhỏ nằm ở cạnh trên, có độ phân giải thấp là 0.9 MP. Chất lượng hình ảnh khi quay và chụp từ chiếc webcam này không được ấn tượng cho lắm, với chi tiết cảnh vật được tái hiện lại chỉ ở mức tầm trung.
Về mặt kết nối, Lenovo ThinkPad L15 G2 được trang bị đầy đủ các loại cổng khác nhau, cho phép bạn làm việc hiệu quả với nhiều loại thiết bị ngoại vi. Cụ thể, máy được trang bị tổng cộng 3 cổng USB 3.0 Gen 1, 1 cổng USB 4.0, 1 cổng Thunderbolt 4, 1 cổng USB Type-C, cổng HDMI, DisplayPort, khe lắp khóa chống trộm Kensington, cổng lắp dock, giắc cắm tai nghe 3.5 mm, khe đọc thẻ Smart Card và khe đọc thẻ nhớ microSD.
Xét về mặt tổng thể, Lenovo ThinkPad L15 G2 là một chiếc laptop có chất lượng build và mức độ hoàn thiện tốt, mang lại trải nghiệm sử dụng tốt cho người dùng.
Lenovo ThinkPad L15 G2: Bàn phím và touchpad
Bàn phím của ThinkPad L15 G2 mang lại trải nghiệm nhập liệu thoải mái, ngay cả khi sử dụng trong những phiên làm việc dài. Các nút của bàn phím có hành trình sâu và có độ nảy vừa tầm. Chưa hết, bộ bàn phím này còn sở hữu một bố cục nút thông dụng, cho phép tôi nhanh chóng làm quen chỉ sau một khoảng thời gian làm việc ngắn.
Touchpad của máy được đặt ở ngay bên dưới nút cách của bộ bàn phím, và nằm hơi lệch trái một chút so với thân máy. Được hoàn thiện bề mặt phẳng mịn, chiếc touchpad cho phép tôi dễ dàng điều khiển con trỏ chuột để tương tác với các ứng dụng khác nhau trên hệ điều hành Windows 10. Ngoài chiếc touchpad ra, bạn cũng có thể điều khiển con trỏ chuột thông qua chiếc nút rê Touchpad nằm ở chính giữa bộ bàn phím nếu muốn.
Lenovo ThinkPad L15 G2: Màn hình
Màn hình của ThinkPad L15 G2 có kích thước 15.6 inch, độ phân giải 1920 x 1080p và sử dụng tấm nền IPS. Chiếc màn hình này đạt chỉ số tối đa hơi thấp là 279 nit, vậy nên chiếc laptop sẽ chỉ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng ở trong nhà.
Ngoài phiên bản màn hình của dòng máy mà chúng tôi review trong bài viết, ThinkPad L15 G2 còn có phiên bản màn hình cảm ứng độ phân giải Full HD với độ sáng 300 nit, và phiên bản HD độ sáng 220 nit. Lenovo ThinkPad L15 G2 mang lại chất lượng hiển thị sắc nét đối với nhiều loại nội dung khác nhau.
Lenovo ThinkPad L15 G2: Hiệu năng
Lenovo phân loại dòng máy ThinkPad sê-ri L là mẫu laptop làm việc giá rẻ, được bán với nhiều phiên bản cấu hình khác nhau. Ngoài phiên bản cấu hình cơ bản của dòng máy review trong bài viết, bạn cũng có thể chỉnh cấu hình của máy lên mức cao hơn nếu muốn. Và bất kể mức cấu hình nào mà bạn lựa chọn, máy vẫn có thể đảm nhận tốt mọi khối lượng công việc văn phòng hàng ngày.
Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng ở bài review được trang bị con chip Intel Core i3-1115G4. Đây là con chip 2 nhân thuộc vào thế hệ chip Tiger Lake do Intel sản xuất. Con chip có thể thực hiện đa nhiệm cùng một lúc 4 tác vụ khác nhau với mức xung nhịp dao động trong khoảng từ 3 đến 4.1GHz. Ngoài hệ thống tản nhiệt ra, chỉ số TDP của con chip sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hiệu năng của máy trong quá trình sử dụng thực tế.
Ở bài kiểm tra mức hiệu năng duy trì với bài test Cinebench R15 của chúng tôi, con chip i3-1115G4 của L15 G2 có thể giữ được mức hiệu năng tối ưu trong một khoảng thời gian dài hơn so với những mẫu máy cạnh tranh cùng phân khúc, ví dụ như chiếc Dell Inspiron 15 5502.
ThinkPad L15 G2 tiếp tục đạt kết quả cao hơn so với Dell Inspiron 15 5502 ở bài kiểm tra hiệu năng tổng thể với PCMark 10. Cụ thể, chiếc laptop Lenovo đạt điểm số chung cuộc là 5579, trong khi chiếc laptop chỉ đạt được mức 3898 điểm. Mức điểm hiệu năng này cho thấy L15 G2 có khả năng đảm nhận mượt mà phần lớn các khối lượng công việc hàng ngày mà không gặp nhiều khó khăn.
Ổ SSD của mẫu máy review của chúng tôi có tốc độ khá nhanh. Cụ thể, thông qua bài kiểm tra, chiếc ổ SSD này có tốc độ đọc và chép lần lượt là 564.3 MBps và 432 MBps. Với tốc độ này, máy sẽ có khả năng mở và đóng nhanh chóng mọi ứng dụng khác nhau, mang lại trải nghiệm sử dụng mượt mà.
GPU Intel UHD Graphic Xe G4 48EU được tích hợp vào trong con chip Intel Core i3, và có nhiệm vụ xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa và hiển thị hình ảnh. Xét về mặt tổng thể, Lenovo ThinkPad L15 G2 mang lại một mức hiệu năng vừa tầm, mang lại trải nghiệm sử dụng tốt cho người dùng.
Lenovo ThinkPad L15 G2: Thời lượng pin
Trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, ThinkPad L15 G2 có thể trụ được 6 giờ 19 phút sau khi lướt web liên tục qua mạng wifi. Kết quả này cho thấy chiếc laptop Lenovo có thời lượng pin ngắn hơn so với những dòng máy cạnh tranh cùng phân khúc, ví dụ như chiếc Samsung Galaxy Book NP750XDA (10 giờ 7 phút), Dell Inspiron 15 5000 (8 giờ 22 phút).
Tổng kết
Do được bán với một mức giá phải chăng, Lenovo ThinkPad L15 G2 là một lựa chọn tốt với những ai đang có nhu cầu mua một chiếc laptop làm việc có hiệu năng ổn định và đáng tin cậy. Máy sở hữu một thiết kế có chất lượng build tốt, đồng thời được trang bị một bộ bàn phím thoải mái. Ngoài ra, chiếc laptop văn phòng của Lenovo còn sở hữu một mức hiệu năng đáng tin cậy, có thể so sánh ngang tầm với những mẫu máy khác trong cùng phân khúc.
Dù vậy, Lenovo ThinkPad L15 G2 vẫn có một vài điểm hạn chế nhất định, đặc biệt là ở lĩnh vực thời lượng pin, đặc biệt là khi so sánh với những mẫu máy cùng phân khúc như chiếc Samsung Galaxy Book hay Dell Inspiron 15 5502. Dù vậy, ThinkPad L15 G2 vẫn là một lựa chọn laptop làm việc rất tốt và mang lại mức giá trị sử dụng cao.
Xem thêm: Lenovo ThinkPad C13 Yoga Chromebook: Hiệu năng tốc độ
Điểm cộng
- Chất lượng build chắc chắn
- Hiệu năng duy trì tốt
- Bàn phím thoải mái
- Màn hình sắc nét
Điểm trừ
- Thời lượng pin trung bình
- Khả năng hiển thị màu sắc trên màn hình không được ấn tượng cho lắm