Khi ngày càng có nhiều công việc của chúng ta được thực hiện trên trình duyệt web, việc hạn chế dung lượng RAM mà Chrome sử dụng đã trở thành vấn đề hàng đầu của Google.
Theo một báo cáo mới từ Windows Latest, gã khổng lồ tìm kiếm đang bận rộn với việc hỗ trợ ‘PartitionAlloc’ cho trình duyệt của mình để cải thiện cách thức hoạt động trên Windows 10, Android, Linux và có thể cả các nền tảng khác.
Khi PartitionAlloc-everywhere đã được hợp nhất vào mã nguồn của Chrome, nó sẽ cho phép trình duyệt khởi động nhanh hơn, tải các trang nội bộ nhanh hơn và cung cấp khả năng quản lý tài nguyên cải thiện hơn, đồng nghĩa nó cũng sẽ sử dụng ít RAM hơn .
PartitionAlloc là gì ?
Google bắt đầu phát triển tính năng PartitionAlloc cho Chrome vào năm ngoái và hiện nó đang triển khai cho người dùng thử bản beta của trình duyệt dành cho Android và Windows. Tuy nhiên, công ty cũng đang đưa tính năng này lên Linux nhưng việc triển khai nó có vẻ là khó khăn hơn nhiều.
Trong một bài đăng về lỗi Chromium, một kỹ sư của Google đã cung cấp thêm chi tiết về tiến trình của công ty với tính năng PartitionAlloc trên Windows, Android và Linux, nói rằng:
“Triển khai PartitionAlloc trên Linux. Đây đã là mặc định trên phiên bản Beta dành cho cả hai nền tảng Windows và Android. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề trên Linux. ”
Google cũng tiến hành một số thử nghiệm khác với mục tiêu giảm mức sử dụng bộ nhớ trong Chrome, trong đó nó hợp nhất các phân vùng thông thường và căn chỉnh bên trong trình duyệt để xem liệu có thể cải thiện hiệu suất hiện tại hay không.
Ngoài các phiên bản trình duyệt dành cho máy tính để bàn, công ty hiện cũng đang thử nghiệm PartitionAlloc-everywhere cho Android. Cho đến nay, các thử nghiệm này đã giúp cải thiện bộ nhớ, hiệu suất và độ ổn định khi sử dụng Chrome trên thiết bị di động, bước đầu cho thấy tình trạng sử dụng tài nguyên GPU trung bình đã giảm nhẹ.
Người dùng Chrome trên kênh Beta và Android có thể dùng thử PartitionAlloc ngay bây giờ để tự trải nghiệm xem tính năng này có giúp giảm tình trạng ngốn RAM mà trình duyệt sử dụng hay không.
Nguồn: Google