Máy in 3d SLA là gì ?

Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ SLA trong máy in 3D, Công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực in 3D, máy in sử dụng công nghệ SLA cho ra sản phẩm với bề mặt đẹp và kích thước chính xác so với mẫu thiết kế trên máy tính, thời gian hoàn thành sản phẩm cũng nhanh hơn so với công nghệ FDM.

Giới thiệu về công nghệ SLA :

SLA viết tắt của : Stereolithography, công nghệ đông kết polyme lỏng thành dạng rắn theo từng lớp tạo nên mô hình 3D. Công nghệ này được phát triển từ những năm 1970 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1984, chính thức thương mại hóa năm 1986 bởi công ty 3D Systems Inc (CEO: Charles (Chuck) W. Hull)

Phương pháp tạo mẫu in 3D công nghệ SLA:

Công nghệ SLA sử dụng 1 chùm tia laser cực tím ( UV laser) tập trung vào thùng chứa Polyme lỏng (Resin). Với sự giúp đỡ của các phần mềm CAD/CAM kết nối với máy in 3D điều khiển chùm tia laser bằng hệ thống gương lật sẽ vẽ lại chính xác biên dạng của mẫu in 3D và làm đông kết Polyme (Resin) thành từng lớp, quá trình này lặp lại cho đếkhi mẫu in 3D hoàn thành. Thông thường mỗi lớp Polyme đông kết có độ dày 0.05 – 0.15mm

Bên trong thùng chứa Polyme lỏng (Resin) có một cơ cấu nâng hạ vận hành tương tự như thang máy. Mỗi lần di chuyển sẽ hạ xuống 1 khoảng tương đương độ dày mỗi lớp in. Sau khi cơ cấu nâng đỡ vật mẫu hạ xuống, 1 cánh tay máy sẽ quét qua phủ đều vật liệu Polyme lỏng (Resin) lên trên lớp cũ đã đông kết để chuyển bị cho một quá trình tạo lớp mới.

Một số máy sử dụng cơ cấu nâng đỡ ngược lại, tia laser sẽ được chiếu từ dưới đáy thùng Polyme lỏng(Resin) và sau mỗi lớp in cơ cấu nâng sẽ nâng lên 1 khoảng tương đương với độ dày lớp in. Ưu điểm của cơ cấu này là có thể in được mẫu 3D với thể tích lớn hơn và tốn ít resin hơn vì chỉ cần 1 lượng để phủ đều đáy thùng chứa.

Sau quá trình này, mẫu 3D sẽ được đưa vào một tủ sấy bằng tia UV để gia cố đông kết giữa các lớp in.

Các bạn like fanpage để cập nhập bài viết mới nhất nhé!

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com

Chia sẻ
Viết với niềm đam mê và yêu thích công nghệ. Từng học đại học Bách Khoa, thêm bốn năm với HDSE - Aptech. Anh ấy đã nghiên cứu về công nghệ, Web, lập trình từ những năm 2004. Hàng ngày ngoài viết thì anh ấy thích trồng cây, DIY những món đồ ngớ ngẩn.