Đa phần mọi người đều nhìn nhận công nghệ in 3D như một công nghệ tạo mẫu (mẫu thử, mô hình minh họa …). Hôm nay chúng ta sẽ thử nhìn nhận công nghệ in 3D theo một khía cạnh khác, không chỉ là tạo mẫu mà hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ in 3D vào sản xuất hàng loạt trong một số trường hợp.
Có rất nhiều phương pháp gia công, sản xuất nhựa trong đó mỗi phương pháp sản xuất lại có ưu và nhược điểm riêng. Trở ngại lớn nhất của công nghệ in 3D trong ứng dụng vào sản xuất là giá thành trên mỗi sản phẩm cao và tốc độ sản xuất thấp (công xuất trong một thời gian nhất định).
Trong mô hình sản xuất công nghiệp (sản xuất hàng loạt) chi phí cho mỗi sản phẩm tỉ lệ nghịch với số lượng sản phẩm. Như vậy với số lượng càng cao thì giá thành sẽ càng rẻ và tốc độ sản xuất càng cao. Vậy ở một số lượng sản phẩm nhất định (tùy thuộc vào mỗi sản phẩm mà số lượng này khác nhau) giá thành của sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp sẽ có chi phí cao hơn phương pháp sử dụng công nghệ in 3D.
Đối với những đơn hàng nhỏ và thường xuyên thay đổi thì chi phí cho công nghệ in 3D là gần như không đổi đối với mỗi sản phẩm. Để minh họa ở đây tôi xin mượn tạm đồ thị minh họa về giá và số lượng sản phẩm từ “Makers: The New Industrial Revolution” tác giả Chris Anderson . Trong đồ thị sử dụng vịt nhựa để biểu diễn giá thành sản xuất hàng loạt bằng phương pháp ép nhựa và công nghệ in 3D
Như vậy với ví dụ này nếu số lượng dưới 800 sản phẩm thì giá trên mỗi sản phẩm của phương pháp in 3D chiếm ưu thế và thời gian sản xuất có thể cân bằng với phương pháp ép nhựa thậm chí là nhanh hơn vì không mất thời gian làm khuôn ép, có thể sản xuất ngay sau khi hoàn thành bản vẽ số hóa.
Vậy nếu giá thành đã đáp ứng thì vấn đề công xuất có thể cải thiện được không ? Bạn hoàn toàn có thể cải thiện công xuất sản xuất bằng cách sử dụng nhiều máy in 3D vận hành cùng lúc. Như ví dụ trước bạn thấy để bắt đầu sản xuất bằng phương pháp ép nhựa bạn sẽ mất chi phí $10.000 và 3-4 tuần chế tạo khuôn mẫu.
Mỗi máy in 3D có thể lắp ráp với giá khoảng $500 và in liên tục 1 ngày được 6-8 chú vịt. Nếu sử dụng 10 máy bạn sẽ mất chi phí $5.000 và ít hơn 2 tuần để sản xuất ra 800 sản phẩm.
Như vậy với những lĩnh vực cần số lượng sản phẩm thấp cho mỗi loạt sản phẩm và có tính chuyên biệt cao trên mỗi sản phẩm như sản xuất riêng cho từng cá nhân, hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ in 3D vào sản xuất mà không chỉ dừng ở tạo mẫu.
Nhớ like fanpage để cập nhập bài viết mới nhé !
Nguồn :biên tập thietbiketnoi.com
Xem thêm: