Khác với những dòng máy trước, OnePlus 8T là dòng điện thoại đầu tiên đầu tiên của hãng được bán ở mức phân khúc cận cao cấp. Điều này nghĩa là OnePlus sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các dòng máy đến từ Samsung, Apple và Google. Trên thực tế, OnePlus 8T có vẻ ngoài khá cao cấp khi so sánh với những đối thủ cùng phân khúc, với ngoại lệ duy nhất là chiếc iPhone 12. Máy sở hữu chất lượng màn hình tốt, hiệu năng cao và khả năng sạc nhanh đỉnh cao bậc nhất thị trường hiện nay.
Thông số kỹ thuật OnePlus 8T
- Màn hình: 6.55-inch AMOLED (2,400×1,080)
- CPU: Qualcomm Snapdragon 865
- RAM: 12GB
- Camera sau: 48MP + 16MP + 5MP + 2MP
- Camera trước: 16MP
- Bộ nhớ trong: 256GB
- Kích thước:6.32 x 2.91 x 0.33 inch
- Khối lượng: 187 gram
- Pin: 4,500 mAh
Thiết kế của OnePlus 8T
OnePlus 8T có thiết kế bên ngoài không có nhiều đổi mới so với những dòng máy mà hãng phát hành ở những năm gần đây. Khung viền kim loại và mặt lưng bằng kính của chiếc điện thoại có khả năng chống bám vân tay tốt đến đáng ngạc nhiên, đem lại vẻ ngoài cao cấp hơn nhiều khi đặt cạnh chiếc Galaxy S20 FE.
Điểm thay đổi lớn nhất ở mặt trước của OnePlus 8T so với phiên bản Pro chính là máy được trang bị một màn hình phẳng thay vì được uốn cong ở 2 cạnh. Với một số người, việc chiếc điện thoại sở hữu màn hình phẳng thay vì màn hình cong lại là một điểm cộng lớn. Lý do là bởi trong quá trình sử dụng thực tế, màn hình phẳng đem lại độ thực dụng tốt hơn so với một chiếc màn hình cong. Camera trước của máy được đặt ở góc trái màn hình dưới dạng đục lỗ.
Dọc theo cạnh trái của chiếc OnePlus 8T là cụm nút tăng giảm âm lượng. Trong khi đó, ở cạnh phải của chiếc điện thoại sở hữu nút đa chức năng cùng với nút gạt thay đổi chế độ nhạc chuông. Ở cạnh dưới, bạn có cổng USB Type-C tiêu chuẩn dùng để sạc pin và kết nối với các thiết bị ngoại vi khác nhau.
OnePlus 8T tuy thiếu tiêu chuẩn chống nước và bụi bẩn IP68 so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, máy vẫn có chất lượng build tốt.
Mặt lưng của OnePlus 8T có nhiều thay đổi so với thiết kế của phiên bản Pro. Thay vì được trang bị cụm camera hình dạng viên thuốc con nhộng nằm chính giữa, OnePlus 8T được trang bị cụm camera hình chữ nhật được bo cong 4 cạnh nằm trên góc trái.
OnePlus 8T có kích thước 3 cạnh là 6.3 x 2.9 x 0.33 inch và nặng 187 gram. Máy có kích thước tương đồng so với Samsung Galaxy S20 FE (6.3 x 2.9 x 0.3 inch) và lớn hơn so với iPhone 12 (5.8 x 2.8 x 0.29 inch) và Pixel 5 (5.7 x 2.8 x 0.3 inch).
Màn hình của OnePlus 8T
Màn hình AMOLED kích thước 6.6 inch của OnePlus 8T có chất lượng hình ảnh ấn tượng, đem lại cho người dùng độ sáng rực rỡ, độ tương phản sâu với tần số quét mượt mà là 120Hz.
Tần số quét màn hình 120Hz đem lại trải nghiệm sử dụng mượt mà cho người dùng. Mọi thao tác điều hướng xung quanh hệ điều hành cũng như các game được hỗ trợ có độ nhạy tốt hơn bao giờ hết.
Màn hình của máy hỗ trợ hiển thị các nội dung HDR10, đem lại trải nghiệm hình ảnh tốt cho người dùng khi xem phim trên Netflix.
Với chế độ màn hình sống động được kích hoạt, màn hình của OnePlus 8T có độ phủ màu ấn tượng là 120.2% dải DCI-P3. Kết quả này tuy thấp hơn so với những dòng máy Android cạnh tranh là Galaxy S20 FE (133.3%) và Pixel 5 (128.8%), nhưng lại ấn tượng hơn nhiều so với iPhone 12 (82.2%). Chuyển chế độ màn hình sang tùy chọn Tự nhiên, độ phủ màu của màn hình bị giảm xuống mức 76.2%.
Bài kiểm tra độ chính xác màu Delta-E (chỉ số càng thấp thì màu sắc càng trung thực) cho ra kết quả khá đồng đều giữa các dòng máy được so sánh ở bài viết này. OnePlus 8T khi kiểm tra với chế độ màn hình Sống động có kết quả 0.29, bằng với iPhone 12 và tốt hơn một chút so với Pixel 5 (0.3) và Galaxy S20 FE (0.3). Nếu bạn muốn có trải nghiệm màu sắc trung tính hơn, hãy lựa chọn chế độ màn hình Tự nhiên. Ở chế độ này, màn hình của OnePlus 8T có chỉ số Delta-E là 0.22.
OnePlus 8T có độ sáng màn hình khá tốt, đo được là 678 nit. Kết quả này thấp hơn một đơn vị so với độ sáng màn hình của Galaxy S20 FE (679 nit) và bằng với Pixel 5 (678 nit). IPhone 12 là chiếc điện thoại có độ sáng màn hình thấp nhất trong bài so sánh này, với kết quả là 570 nit.
Âm thanh
OnePlus 8T được trang bị hệ thống loa kép, được hỗ trợ bởi Dolby Atmos, đem lại âm lượng lớn và khả năng tùy chỉnh chất âm tùy thuộc vào loại content. Hệ thống loa hướng dưới của OnePlus 8T có đủ âm lượng để lấp đầy một phòng khách cỡ vừa. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thực tế, bạn hãy hạn chế mở loa max volume bởi loa của máy có hiện tượng méo âm khi mở ở mức âm lượng cao.
Hiệu năng của OnePlus 8T
OnePlus 8T được trang bị một trong những con chip cao cấp nhất của Qualcomm là Snapdragon 865. Con chip này chỉ kém hơn khi so sánh với Snapdragon 865+ và Snapdragon 888 trong dòng máy Android. OnePlus 8T còn được trang bị 12GB RAM và 256GB dung lượng bộ nhớ trong.
Để kiểm tra khả năng xử lý đời thật của chiếc điện thoại, tôi mở đồng loạt 20 tab Chrome, một vài tựa game hỗ trợ tần số quét 120Hz và chạy Netflix ở chế độ màn hình nổi. Trong suốt quá trình kiểm tra, OnePlus 8T không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào, hoàn toàn xứng đáng với khẩu hiệu “Never Settle” của hãng.
Để có được cái nhìn trực quan hơn về mức hiệu năng của chiếc 8T, chúng tôi đo mức xử lý tổng thể của máy bằng Geekbench 5.0. OnePlus 8T đạt 3,203 điểm hiệu năng xử lý đa nhân, thấp hơn so với kết quả của iPhone 12 (3,859 điểm, chip A14 Bionic), nhưng lại ấn tượng hơn nhiều so với Galaxy S20 FE (2,928 điểm, chip Snapdragon 865) và Pixel 5 (1,617 điểm, chip Snapdragon 765G).
Kiểm tra khả năng xử lý đồ họa của máy với GFXBench 5.0 và một lần nữa, OnePlus 8T dành vị trí thứ 2 với kết quả 21 fps. IPhone 12 là chiếc điện thoại dành vị trí đầu bảng ở bài kiểm tra này với kết quả ấn tượng là 34 fps.
Để kiểm tra khả năng xử lý thực tế của các dòng máy, chúng tôi sử dụng Adobe Premiere Rush để thực hiện tác vụ chỉnh sửa video. OnePlus 8T chật vật đôi chút ở bài kiểm tra này, với thời gian hoàn thành là 1 phút 38 giây khi phải chuyển mã 1 video 4K sang độ phân giải 1080p. Với thời gian hoàn thành 26 giây, iPhone 12 bỏ lại xa phía sau các dòng máy hệ điều hành Android.
Thời lượng pin
Thời lượng pin và khả năng sạc pin là 2 trong số những điểm nổi bật nhất của chiếc OnePlus 8T. Bắt đầu với thiết kế pin kép độc đáo của chiếc điện thoại. Dung tích pin 4,500 mAh của chiếc 8T thực chất là 2 quả pin có dung tích 2,250 mAh kết hợp lại. Thiết kế này cho phép chiếc điện thoại khả năng sạc nhanh khủng khiếp với công suất 65W. Điều hay nhất chính là hãng tặng sẵn cho người dùng một củ sạc 65W khi mua máy. Đây là một sự khác biệt ngày và đêm khi so sánh với Apple và Samsung, do những hãng này ăn bớt của người dùng một củ sạc theo máy.
Củ sạc Warp Charger 65W đem lại tốc độ sạc nhanh vượt trội cho chiếc 8T. Trong bài kiểm tra, OnePlus 8T có thể sạc từ 0 đến 55% trong vòng 15 phút và lên mức 93% trong vòng 30 phút. Máy chỉ mất khoảng 39 phút để sạc đầy hoàn toàn. Để so sánh, dù được trang bị cùng dung tích pin so với chiếc 8T, Galaxy Note 20 Ultra chỉ sạc được 56% trong vòng 30 phút.
Tất nhiên, tốc độ sạc pin nhanh sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu như bản thân thời lượng pin của chiếc điện thoại lại ngắn ngủi. May mắn là OnePlus 8T sở hữu một mức thời lượng pin dài bậc nhất trong số các dòng điện thoại 5G, màn hình 120Hz tại thời điểm hiện tại.
Trong bài kiểm tra thời lượng pin cơ bản của chúng tôi, cụ thể là sau khi lướt web liên tục bằng wifi, chiếc điện thoại trụ được 9 giờ 58 phút trước khi tắt nguồn với chế độ màn hình 120Hz. Thời lượng pin này đủ để vượt qua Pixel 5 (9 giờ 53 phút), Galaxy S20 FE (8 58 phút) và iPhone 12 (8 giờ 25 phút). Nếu bạn hạ thấp tần số quét màn hình xuống còn 60Hz, thời lượng pin của máy sẽ tăng lên mức 10 giờ 49 phút.
Camera
OnePlus 8T được trang bị cụm camera với tổ hợp 4 ống kính ở mặt sau, tuy nhiên chỉ 3 trong số đó là thực sự hữu ích trong quá trình chụp ảnh thông thường. Camera chính của máy là ống kính góc rộng độ phân giải 48MP với tiêu cự f/1.7. Camera phụ là ống kính góc siêu rộng 16MP, tiêu cự f/2.2 và camera macro 5MP. Camera thứ 4 là ống kính đơn sắc 2MP, tuy nhiên lại có ít lý do để sử dụng ống kính này thay vì camera chính với chế độ bộ lọc ảnh trắng đen. Nằm tại góc trái của màn hình là chiếc camera độ phân giải 16MP, tiêu cự f/2.4.
Camera góc rộng
Tiêu cự tốc độ và độ phân giải cao của ống kính chính góc rộng cho phép chiếc OnePlus 8T đem lại kết quả chụp ảnh khá tốt với các điều kiện ánh sáng môi trường khác nhau. Mức độ chi tiết và độ trung thực màu sắc được chụp lại ở chế độ ánh sáng ban ngày tuyệt vời.
Camera góc siêu rộng
Ống kính góc siêu rộng 123 độ của chiếc 8T có thể bắt gọn các khung cảnh lớn cũng như cho phép người dùng chụp ảnh nhóm một cách dễ dàng. Hình ảnh chụp từ ống kính này có màu sắc trung tính hơn so với camera chính của máy. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thực tế, camera góc siêu rộng của máy có hiệu suất sử dụng không ổn định bằng camera chính.
Camera macro
Để chụp ảnh với chế độ macro, bạn phải đặt sát máy vào vào những đối tượng cần chụp ở khoảng cách khoảng 5 cm. Điều này hiển nhiên sẽ làm hạn chế độ hữu ích của ống kính này.
Tổng kết
OnePlus 8T là một chiếc điện thoại cận cao cấp với nhiều điểm mạnh ấn tượng. Tuy nhiên, đây lại không phải là chiếc điện thoại hoàn hảo do trải nghiệm chụp ảnh của máy lại không được ổn định cho lắm, nhất là khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.
Nếu bạn không đặt nặng vào khả năng chụp ảnh của một chiếc điện thoại, thì OnePlus 8T sẽ là một trong những chiếc điện thoại mà bạn nên cân nhắc lựa chọn. Máy có cấu hình mạnh mẽ, cụ thể là với dung lượng bộ nhớ trong lên đến 256GB, cao gấp đôi so với các dòng máy cùng phân khúc như Pixel 5 và Samsung Galaxy S20 FE.
OnePlus 8T có mức hiệu năng và chất lượng màn hình có thể so sánh được với những dòng điện thoại cao cấp nhất của Android, cộng với một thiết kế sang trọng sẽ đem lại cho bạn một trải nghiệm sử dụng không thua gì một chiếc flagship cao cấp thực thụ.
Điểm cộng
- Màn hình 120Hz đẹp tuyệt vời
- Hiệu năng tốc độ
- Hỗ trợ phần mềm đều đặn
- Thời lượng pin dài
- Tốc độ sạc siêu nhanh
Điểm trừ
- Thiếu tính năng sạc không dây
- Camera không quá ấn tượng so với phân khúc