Đánh giá Asus ProArt StudioBook Pro 16: Màn hình 4K rực rỡ, hiệu năng tốc độ

Asus ProArt StudioBook Pro 16

Asus ProArt StudioBook Pro 16 là một mẫu laptop đồ họa thuộc phân khúc cao cấp. Đặc điểm nổi bật của mẫu máy bao gồm chiếc màn hình OLED 4K với tỷ lệ chia cạnh rộng là 16:10, đem lại cho người dùng một không gian làm việc rộng rãi. Ngoài ra, máy còn được trang bị chiếc nút vặn Asus Dial, cho phép người dùng dễ dàng điều khiển các tính năng khác nhau trong các ứng dụng thiết kế đồ họa.

Được trang bị con chip Intel Xeon tốc độ, cùng với chiếc card đồ họa Nvidia RTX A5000 mạnh mẽ, máy có thể dễ dàng đảm nhận mọi khối lượng công việc khác nhau. Dòng máy được hướng tới nhóm người dùng thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhờ khả năng xử lý các phần mềm thiết kế đồ họa 3D một cách mượt mà và ổn định.

Máy sở hữu một thiết kế hiện đại và có chất lượng build cao, đem lại cảm giác chắc chắn khi cầm nắm trên tay. Liệu những điểm mạnh này có thể giúp Asus ProArt Studiobook Pro 16 cạnh tranh ngang hàng với những mẫu laptop khác trong cùng phân khúc? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.

Xem thêm: Đánh giá Asus ProArt StudioBook Pro: Thiết kế đỉnh cao, hiệu năng tốc độ

Thông số kỹ thuật của Asus ProArt Studiobook Pro 16

  • CPU: Intel Xeon W-11955M
  • GPU: Nvidia Quadro A5000
  • RAM: 64GB
  • Bộ nhớ: 2TB SSD
  • Màn hình: 16-inch, 3840 x 2400 pixel
  • Kích thước: 0.84 x 14.25 x 10.39 inch
  • Khối lượng: 2.4 kg

Asus ProArt StudioBook Pro 16

Asus ProArt Studiobook Pro 16: Thiết kế

Asus ProArt StudioBook Pro 16 được bọc bên trong một lớp vỏ kim loại chắc chắn. Với khối lượng tổng thể là 2.4 kg, máy có khối lượng khá nhẹ so với phân khúc laptop 16 inch. Vỏ ngoài của chiếc laptop được làm từ kim loại và được phủ một lớp hợp kim ma-giê, giúp cho bề mặt trở nên bám tay hơn.

Máy được trang bị một chi tiết đặc biệt đó là chiếc nút vặn Asus Dial Controller, được đặt ngay cạnh chiếc touchpad. Người dùng có thể sử dụng chiếc nút này để tương tác với các chức năng trong những ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh và video. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Asus Dial Controller để nhanh chóng thay đổi độ sáng màn hình và mức âm lượng của hệ thống.

Xét về mặt tổng thể, Asus ProArt StudioBook Pro 16 là một mẫu laptop có thiết kế hiện đại và gọn gàng, với các chi tiết như bàn phím, touchpad có mức độ hoàn thiện rất tốt. Bàn phím của chiếc laptop được đặt âm một chút so với thân máy, cho phép người dùng kê tay lên trên một cách tự nhiên và thoải mái.

Các cổng kết nối của Asus ProArt StudioBook Pro 16 được chia đều cho 2 bên thân máy. Ở cạnh trái, máy sở hữu 1 khe lắp khóa Kensington, 1 cổng USB Type-A 3.2 Gen 2, cổng nguồn, cổng HDMI 2.1, cổng Thunderbolt 4 và 1 cổng USB Type-C 3.2 Gen 2.

Ngoài ra, máy còn có 1 khe đọc thẻ nhớ SD, 1 giắc cắm tai nghe 3.5 mm, 1 cổng USB Type-A 3.2 Gen 2 và cổng Gigabit LAN ở cạnh phải. Cả hai cổng Thunderbolt 4 và cổng USB Type-C của máy đều hỗ trợ chuẩn mực kết nối Power Delivery và có khả năng kết nối với màn hình ngoài.

Asus ProArt StudioBook Pro 16

Asus ProArt Studiobook Pro 16: Bàn phím và touchpad

Bàn phím của Asus ProArt StudioBook Pro 16 mang lại cho chúng tôi một trải nghiệm nhập liệu thoải mái. Kích thước của các nút nằm ở ngưỡng vừa tầm và được đặt cách nhau một khoảng cách rộng rãi. Hệ thống đèn chiếu của bộ bàn phím có thể được điều chỉnh với 3 cấp độ khác nhau.

Touchpad của máy có diện tích rộng rãi và được hoàn thiện bề mặt phẳng mịn, cho phép tôi dễ dàng điều khiển con trỏ chuột để tương tác với hệ điều hành Windows 10. Xét về mặt tổng thể, Asus ProArt Studiobook Pro 16 là một mẫu laptop đồ họa có chất lượng build và mức độ hoàn thiện cao.

Asus ProArt StudioBook Pro 16

Asus ProArt Studiobook Pro 16: Màn hình

Asus ProArt StudioBook Pro 16 là một trong những mẫu laptop đầu tiên trên thị trường được trang bị một chiếc màn hình OLED HDR có độ phân giải 4K. Màn hình được chia cạnh theo tỷ lệ rộng là 16:10, cho phép người dùng quan sát được nhiều nội dung hơn trên màn hình.

Tấm nền OLED được sử dụng cho chiếc màn hình là loại có chất lượng cao, với khả năng phủ màu rộng và có độ sáng rực rỡ. Cụ thể, trong bài kiểm tra của chúng tôi, màn hình của Asus ProArt StudioBook Pro 16 có khả năng phủ 99% dải màu DCI-P3, 100% dải sRGB và 98.6% dải AdobeRGB.

Màn hình của máy có độ sáng bình quân ghi nhận được là 350 nit. Đây là mức độ sáng khá cao, tuy nhiên do không được xử lý chống lóa nên người dùng chỉ có thể sử dụng chiếc laptop ở những nơi có ít ánh sáng tự nhiên chiếu trực tiếp.

Asus ProArt Studiobook Pro 16: Hiệu năng

Ở mảng hiệu năng, Asus đã không cắt giảm chi phí sản xuất và trang bị cho chiếc laptop những linh kiện mới và mạnh mẽ nhất của cả 2 hãng là Intel và Nvidia. Phiên bản máy mà chúng tôi review được trang bị con chip Intel Xeon W-11955, 64GB RAM cùng với 1 ổ SSD NVMe 2TB. Các tác vụ xử lý đồ họa của máy được thực hiện thông qua chiếc card đồ họa Nvidia RTX A5000 và con chip GPU liền Intel UHD.

Hãy cùng chúng tôi phân tích về dòng chip 8 nhân Tiger Lake, vốn được phát hành lần đầu tiên vào quý 2 năm 2021. Con chip Intel Xeon W-11955 được thiết kế để trang bị cho các dòng máy trạm di động, được sản xuất trên tiến trình SuperFin 10. Con chip có chỉ số TDP cơ bản là 45W, tuy nhiên đối với dòng máy StudioBook Pro 16, chỉ số này được đẩy lên mức 54W. Chip hoạt động với mức xung nhịp dao động trong khoảng từ 2.6 cho đến 5.0 GHz và có khả năng tương thích với các loại RAM DDR4-3200.

Ở bài kiểm tra hiệu năng duy trì Cinebench Multi của chúng tôi, chiếc laptop xuất ra kết quả cao và tốt hơn khi so sánh với kết quả ghi nhận được của dòng máy cạnh tranh là HP ZBook Fury (chip Intel Core i9-11950).

Phiên bản máy mà chúng tôi review được trang bị 2 ổ SSD M.2 NVMe có dung lượng tổng cộng là 2TB. Máy đạt kết quả tầm trung khi được kiểm tra với các bài test AS SSD và Crystal DiskMark.

Nhờ sở hữu một hệ thống tản nhiệt hiệu quả và có chỉ số TDP lên đến 110W, card RTX A5000 với mức VRAM 16GB của máy mang lại mức hiệu năng xử lý đồ họa ấn tượng. Để so sánh, máy đạt được điểm số hiệu năng xử lý đồ họa cao hơn từ 15 đến 20% so với dòng máy cạnh tranh cùng phân khúc là HP ZBook Fury.

Asus ProArt Studiobook Pro 16: Thời lượng pin

Mức thời lượng pin của Asus ProArt StudioBook Pro 16 chỉ nằm ở ngưỡng tầm trung, và kém hơn khi so sánh với những mẫu máy cạnh tranh trong bài viết này. Ở bài kiểm tra lướt web qua mạng wifi của chúng tôi, chiếc laptop tắt nguồn chi sau chưa đầy 5 giờ đồng hồ.

Ở cùng điều kiện kiểm tra, những dòng máy cùng phân khúc như HP ZBook Studio 15 G8, Dell Precision 5000 và Lenovo ThinkPad P1 đều trụ được lâu hơn, với mức thời lượng pin lần lượt là 6 giờ 9 phút, 6 giờ 20 phút và 7 giờ 1 phút.

Tổng kết

Asus ProArt Studiobook Pro 16 đem đến cho chúng tôi một ấn tượng đầu rất tốt. Máy có chất lượng build rất tốt, với vỏ ngoài được làm hoàn toàn từ kim loại, mang lại cảm giác chắc chắn khi cầm nắm trên tay. Ngoài ra, máy còn có những tính năng độc đáo, ví dụ như chiếc nút vặn Asus Dial Controller, giúp người dùng nhanh chóng tùy chỉnh các tính năng khác nhau của ứng dụng mà bạn đang làm việc.

Bộ bàn phím của máy cũng có mức độ hoàn thiện cao, mang lại trải nghiệm nhập liệu thoải mái và ổn định. Được trang bị những loại linh kiện cao cấp bậc nhất trên thị trường, máy có thể dễ dàng đảm nhận mọi khối lượng công việc từ nhỏ đến lớn mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn đang tìm mua một mẫu laptop đồ họa cao cấp, thì Asus ProArt Studiobook Pro 16 sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Xem thêm: Đánh giá Asus ProArt StudioBook 15: Hiệu năng tốc độ, màn hình 4K

Điểm cộng

  • Thiết kế hiện đại, chất lượng build ấn tượng
  • Màn hình OLED 4K rực rỡ, sắc nét
  • Hiệu năng tổng thể mạnh mẽ
  • Được trang bị nhiều cổng kết nối
  • Kích thước nhỏ gọn so với phân khúc laptop 16 inch

Điểm trừ

  • Thời lượng pin không quá ấn tượng
  • Mức giá cao
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!