Đánh giá Lenovo ThinkBook 13s G3: Hiệu năng đỉnh cao, thiết kế nhỏ gọn

Lenovo ThinkBook 13s G3

Năm ngoái, chúng tôi đã review dòng máy Lenovo ThinkBook 13s G2 với chip Tiger Lake. Tại thời điểm hiện tại, máy vừa cho ra mắt mẫu máy G3 mới, được trang bị chip AMD Ryzen thay vì tiếp tục sử dụng chip Intel. Ngoài sự khác biệt về con chip xử lý ra, những chi tiết khác nhau thiết kế vỏ ngoài, bố cục cổng kết nối, bàn phím và ngay cả màn hình được hãng giữ nguyên so với phiên bản trước.

Phiên bản Lenovo ThinkBook 13s G3 mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip AMD Ryzen 7 5800U, có 16GB RAM và ổ SSD dung lượng 512GB. Màn hình của máy là loại độ phân giải Full HD, được chia cạnh theo tỷ lệ 16:10.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 15p: Hiệu năng toàn diện, màn hình 4K

Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkBook 13s G3

  • CPU: ProcessorAMD Ryzen 7 5800U
  • GPU: AMD Radeon RX Vega 8
  • RAM: 16GB
  • Bộ nhớ: 512GB SSD
  • Màn hình: 13.3-inch, 1920 x 1200 pixel
  • Kích thước: 14.1 x 9.8 x 0.78 inch
  • Khối lượng: 1.264 kg

Lenovo ThinkBook 13s G3

Lenovo ThinkBook 13s G3: Thiết kế

Tương tự như phiên bản máy trước, vỏ ngoài của Lenovo ThinkBook 13s G3 được hoàn thiện với tông màu chủ đạo là bạc trắng. Với khối lượng tổng thể chưa đầy 1.3 kg và có độ dày thân máy dưới 15 mm, ThinkBook 13s G3 là một thiết bị máy tính có vẻ ngoài nhỏ gọn và có tính di động cao. Chiếc máy có vẻ ngoài hiện đại nhờ màn hình của máy được bọc bên trong một khung viền mỏng và có kích thước đồng đều. Máy có chất lượng build và mức độ hoàn thiện tốt so với tầm giá.

Về mặt kết nối, ThinkBook 13s G3 có 1 điểm khác biệt duy nhất so với người anh đi trước, và đó là bởi những dòng máy sử dụng chip AMD không được hỗ trợ chuẩn mực kết nối Thunderbolt 4. Dù vậy, cổng USB Type-C của máy vẫn có khả năng sạc pin và xuất hình video khi cần thiết.

Dọc theo cạnh trái, ThinkBook 13s G3 được trang bị 1 cổng USB Type-C 3.2, 1 cổng HDMI 2.0b, giắc cắm tai nghe 3.5mm. Trong khi đó, nằm ở cạnh phải là 2 cổng USB Type-A 3.2 và một khe lắp khóa chống trộm.

Bảo mật vân tay của máy được đặt bên trong nút nguồn và có hiệu suất hoạt động ổn định. Bộ bàn phím của máy có chất lượng kém hơn một nấc so với những dòng máy thuộc sê-ri ThinkPad do bị hạn chế bởi hành trình bấm. Touchpad của ThinkBook 13s G3 có diện tích lớn, mang lại trải nghiệm tốt khi điều khiển con trỏ chuột.

Lenovo ThinkBook 13s G3

Lenovo ThinkBook 13s G3: Màn hình

Phiên bản máy review của chúng tôi sử dụng loại màn hình có độ phân giải cơ bản là Full HD, được chia cạnh theo tỷ lệ 16:10. Quá trình sử dụng thực tế cho thấy tấm nền IPS của máy có chất lượng hiển thị tốt, với độ sáng cao và màu sắc trung thực. Tuy nhiên, màu sắc trên màn hình máy lại không được rực rỡ được như 1 vài dòng máy trong cùng phân khúc, ví dụ như MacBook Air.

Được chia cạnh theo tỷ lệ 16:10, màn hình của ThinkBook 13s G3 đem đến cho người dùng một diện tích hiển thị lớn hơn, đặc biệt là khi bạn làm việc với các loại văn bản khác nhau.

Trong quá trình kiểm tra của chúng tôi, màn hình của ThinkBook 13s G3 có độ sáng bình quân ghi nhận được là 380 nit, nằm trên ngưỡng bình quân của phân khúc. Màn hình cũng có độ tương phản rất tốt, với tỷ lệ ghi nhận được là 1600:1.

Về khả năng hiển thị màu sắc, tấm nền màn hình của ThinkBook 13s G3 có khả năng phủ 67.5% dải màu DCI-P3, 97.1% dải màu sRGB và 68.8% dải màu Adobe RGB.

Lenovo ThinkBook 13s G3

Lenovo ThinkBook 13s G3: Hiệu năng

Trong khi ThinkBook 13s G2 sử dụng chip Intel Tiger Lake, Lenovo quyết định chuyển sang sử dụng chip AMD Ryzen đối với phiên bản máy G3. Phiên bản máy mà chúng tôi được trang bị con chip có tốc độ cao là Ryzen 7 5800U. Ngoài phiên bản cấu hình này ra, máy còn được bán với phiên bản chip Ryzen 5 5600U với hiệu năng thấp hơn một chút.

Về mặt tổng thể, ThinkBook 13s G3 có mức hiệu năng rất tốt do con chip xử lý của máy có khả năng tiêu thụ điện với mức công suất lên đến 30W trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó được ổn định ở ngưỡng 25W. Chỉ số tiêu thụ điện năng này được duy trì trong khoảng 5 phút ở bài kiểm tra Cinebench của chúng tôi. Sau khoảng thời gian này, mức tiêu thụ điện năng của chip bị giảm xuống còn 14W. Hiệu suất của CPU, đặc biệt là ở những bài kiểm tra hiệu suất đa nhân, có chỉ số cao hơn nhiều so với phiên bản máy thế hệ trước.

Bạn có thể lựa chọn thiết lập “Maximum Performance” trong mục cài đặt hệ thống để tăng thêm đôi chút mức hiệu năng cho chiếc laptop. Khi sử dụng thiết lập này, chỉ số tiêu thụ điện năng TDP của chip được đẩy lên ngưỡng tối đa là 48W, sau đó bị giảm xuống còn 19W chỉ sau vài phút hoạt động. Dù chỉ trong chốc lát, mức hiệu năng của ThinkBook 13s G3 có thể sánh ngang với những dòng laptop trạm trên thị trường.

Hiệu suất xử lý đồ họa của con chip GPU tích hợp Vega-8 cũng rất tốt, nhưng lại có mức hiệu năng giảm đi đôi chút khi thực hiện các tác vụ đòi hỏi nhiều khả năng xử lý.

Máy mang lại trải nghiệm sử dụng thực tế mượt mà nhờ được trang bị loại ổ SSD có tốc độ cao. Mọi thao tác đều được thực hiện một cách nhanh chóng, liền mạch và gần như không có hiện tượng giật lag nào xảy ra trong quá trình kiểm tra của chúng tôi.

Do hiệu năng xử lý của chip bị giảm đi đôi chút sau vài phút hoạt động, nhiệt độ của bề mặt laptop luôn được giữ ở mức ổn định ngay cả trong quá trình kiểm tra cường độ cao. Chúng tôi đo được mức nhiệt trên 40 độ C ở khu vực dưới gầm máy, vậy nên người dùng có thể đặt máy lên đùi trong quá trình sử dụng mà không phải lo lắng.

Lenovo ThinkBook 13s G3: Thời lượng pin

ThinkBook 13s G3 được trang bị một quả pin 56Wh, mang lại một mức thời lượng pin tốt trong quá trình sử dụng thực tế. Để kiểm tra thời lượng pin, chúng tôi chỉnh độ sáng màn hình của máy ở mức 150 nit (tương đương với mức độ sáng là 81%), chiếc laptop sau đó sẽ được sử dụng để lướt web liên tục cho đến khi hết pin. Máy trụ được 11 giờ 12 phút trước khi tắt nguồn hoàn toàn.

ThinkBook 13s G3 là chiếc laptop có mức thời lượng pin dài nhất trong nhóm máy so sánh của chúng tôi. Cụ thể, chiếc laptop Lenovo có mức thời lượng pin dài hơn so với Asus ZenBook 13 (9 giờ 12 phút), HP Pavilion Aero 13 (10 giờ 40 phút) và đồng thời vượt qua mức bình quân phân khúc (9 giờ 16 phút).

Lenovo ThinkBook 13s G3: Tổng kết

Dù bạn lựa chọn phiên bản máy sử dụng chip AMD Ryzen ở model G3 hay chip Intel Tiger Lake ở model G2, Lenovo ThinkBook 13s là một mẫu laptop chất lượng cao với thiết kế nhỏ gọn, được trang bị nhiều cổng kết nối, có khả năng kết nối mạng wifi tốc độ cao. Ngoài ra, máy còn được trang bị một chiếc màn hình 16:10 có chất lượng hiển thị tốt cùng với một bộ bàn phím và touchpad thoải mái.

Máy sở hữu một mức thời lượng pin dài, giúp bạn yên tâm làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không phải lo nghĩ nhiều. Điểm khác biệt đáng kể duy nhất giữa 2 dòng máy đó là phiên bản sử dụng chip AMD không được hỗ trợ chuẩn mực kết nối Thunderbolt 4.

Máy có một điểm trừ lớn duy nhất, đó là ở hệ thống tản nhiệt. Cụ thể, trong quá trình sử dụng hàng ngày, hệ thống quạt của máy có thể sẽ hoạt động ngay cả khi bạn không làm bất cứ công việc nào đòi hỏi nhiều tài nguyên xử lý. Nếu điểm hạn chế này không làm bạn quá bận tâm, thì Lenovo ThinkBook 13s G3 là một lựa chọn laptop làm việc đáng tin cậy và rất đáng để cân nhắc.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 15: Laptop đáng tin cậy dành cho người dùng văn phòng

Điểm cộng

  • Chất lượng build cao với lớp vỏ bằng nhôm
  • Màn hình IPS có chất lượng hiển thị cao
  • Khả năng tản nhiệt tốt
  • Thời lượng pin dài
  • Hiệu năng tổng thể tốc độ

Điểm trừ

  • RAM bị hàn chặt vào main, không thể tháo rời và thay thế
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!