Đánh giá Lenovo ThinkBook 13x: Thiết kế hiện đại, hiệu năng nhanh

Lenovo ThinkBook 13x

Được bán ở phân khúc cao cấp, Lenovo ThinkBook 13x là phiên bản nối tiếp của mẫu laptop ThinkBook 13s Gen 2 được phát hành trước đó. Với thị phần chủ yếu bao gồm những người dùng làm việc văn phòng, Lenovo ThinkBook 13x được trang bị đầy đủ các tính năng bảo mật, cùng với những chức năng tiện ích khác nhau. Ngoài ra, mức hiệu năng toàn diện của máy sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện mọi khối lượng công việc hàng ngày mà không gặp nhiều khó khăn.

Và tương tự như các mẫu laptop khác do Lenovo phát triển, Lenovo ThinkBook 13x được trang bị một bộ bàn phím cao cấp, đem lại cho người dùng một trải nghiệm nhập liệu vô cùng thoải mái. Liệu những điểm mạnh này có thể giúp Lenovo ThinkBook 13x cạnh tranh ngang hàng với những mẫu máy khác trong cùng phân khúc? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 15p: Hiệu năng toàn diện, màn hình 4K

Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkBook 13x

  • CPU: Intel Core i5-1103G7
  • GPU: Intel Iris Xe
  • RAM: 16GB
  • Bộ nhớ: 512GB SSD
  • Màn hình: 13.3-inch, 1920 x 1200-pixel
  • Kích thước: 11.7 x 8.2 x 0.5 inch
  • Khối lượng: 1.13 kg

Lenovo ThinkBook 13x

Lenovo ThinkBook 13x: Thiết kế

Lớp vỏ ngoài bằng nhôm của Lenovo ThinkBook 13x được hoàn thiện với 2 tông màu xám khác biệt. Cụ thể, ở nửa trên thân máy được hoàn thiện tối màu, trong khi nửa giữa có vẻ ngoài bóng bẩy hơn. Ngoài ra, ở vị trí nửa dưới, bạn còn có thể trông thấy chiếc logo “ThinkBook” được hoàn thiện sáng bóng.

Cặp bản lề của máy có lực cản vừa tầm, giúp tôi dễ dàng mở chiếc laptop ra bằng một tay. Chiếc màn hình 13.3 inch của máy được bọc bên trong một khung viền bezel mỏng, và được giữ cố định trong suốt quá trình sử dụng.

Tương tự như lớp vỏ ngoài, bề mặt thân máy cũng được hoàn thiện với tông màu xám bạc, tương phản tốt với các phím nút màu xám đen của bộ bàn phím. Và cũng giống như chiếc nắp màn hình, bạn cũng có thể tìm thấy chiếc logo Lenovo nằm trên thân máy.

Bề mặt gầm máy được chế tác từ hợp kim nhôm và ma-giê. Tại đây, bạn có thể trông thấy các chân đế cao su, được sử dụng nhằm cải thiện lượng gió lưu thông bên dưới gầm máy. Ngoài ra, vị trí gầm máy còn có dải loa ngoài kép do hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng thế giới Harman Kardon hiệu chuẩn.

Lenovo ThinkBook 13x

Xét về mặt tổng thể, ThinkBook 13x là một chiếc laptop có vẻ ngoài tối giản và trung tính, phù hợp với mọi môi trường văn phòng làm việc. Máy có chất lượng build rất tốt, đem lại cho người dùng cảm giác chắc chắn khi cầm nắm trên tay.

Với kích thước 3 chiều là 11.7 x 8.2 x 0.5 inch và có khối lượng tổng thể là 1.13 kg, ThinkBook 13x có vẻ ngoài lớn hơn một chút so với dòng máy tiền nhiệm là ThinkPad 13s Gen 2. Dù vậy, khi so sánh với những đối thủ cạnh tranh như Acer Swift 3x (12.7 x 8.4 x 0.7 inch, nặng 1.36 kg), chiếc laptop Lenovo ở bài viết này lại có vẻ ngoài thon gọn hơn nhiều.

So với dòng máy tiền nhiệm, Thinkbook 13x có ít cổng kết nối hơn. Tổng cộng, máy chỉ có duy nhất 2 cổng Thunderbolt 4 và 1 giắc cắm tai nghe 3.5 mm ở cạnh trái. Xét về mặt tổng thể, Lenovo ThinkBook 13x là một mẫu máy có chất lượng build và mức độ hoàn thiện tốt.

Lenovo ThinkBook 13x

Lenovo ThinkBook 13x: Màn hình

Tuy là loại màn hình có kích thước đường chéo là 13.3 inch, màn hình của Thinkbook 13x lại được chia cạnh theo tỷ lệ 16:10, khiến cho tấm nền 2560 x 1600-pixel trông rộng rãi hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhờ được bọc bên trong một khung viền bezel có kích thước mỏng, màn hình máy mang lại cho chúng tôi một trải nghiệm hình ảnh đắm chìm và sống động.

Trong bài kiểm tra của chúng tôi, tấm nền màn hình của Thinkbook 13x có khả năng phủ 80% dải màu DCI-P3. Kết quả này cao hơn một chút so với mức trung bình phân khúc laptop cao cấp tại thời điểm máy ra mắt (73%), trong đó bao gồm cả  Surface Pro 7+ (76%) và Swift 3x (79%). Tuy nhiên, ThinkBook 13s Gen 2 lại là chiếc laptop có khả năng hiển thị màu sắc rực rỡ nhất trong nhóm máy so sánh, với kết quả ấn tượng ghi nhận được là 86%.

Màn hình của ThinkBook 13x sở hữu mức độ sáng bình quân là 384 nit. Mức độ sáng này rực rỡ hơn khi so sánh với mức trung bình phân khúc của dòng laptop cao cấp (313 nit). Kết quả độ sáng màn hình của ThinkBook 13x đồng thời rực rỡ hơn so với ThinkBook 13s Gen 2 (267 nit), Microsoft Surface Pro 7+ (358 nits) và Swift 3x (294 nit).

Ở bài kiểm tra độ chính xác của màu sắc hiển thị, chiếc ThinkBook 13x đạt chỉ số Delta-E là 0.32 (chỉ số càng gần 0 thì màu sắc càng có độ trung thực cao). Kết quả này nằm ngang hàng với mức trung bình phân khúc (0.31), trong đó bao gồm cả mẫu máy tiền nhiệm là ThinkBook 13s Gen 2 (0.31).

Lenovo ThinkBook 13x

Lenovo ThinkBook 13x: Bàn phím và touchpad

ThinkBook 13x được trang bị một bộ bàn phím dạng đảo, được đặt ngay ngắn trên thân máy. Các nút của bộ bàn phím được hoàn thiện với màu xám đen, giúp cho các con trữ màu trắng in bên trên trở nên vô cùng nổi bật và dễ phân biệt.

Khác với phiên bản máy trước đó, hãng sản xuất đã quyết định chuyển vị trí của nút nguồn từ thân máy sang cạnh bên. Nút nguồn này còn đảm nhiệm vai trò của một chiếc cảm biến vân tay, giúp bạn mở máy và đăng nhập hệ thống chỉ thông qua một thao tác bấm duy nhất.

Tương tự như phần lớn các mẫu laptop 13.3 inch trên thị trường, bộ bàn phím của ThinkBook 13x có bố cục tương đối chật hẹp. Dù vậy, về mặt điểm cộng, các nút của bộ bàn phím có chất lượng hoàn thiện rất tốt, mang lại trải nghiệm nhập liệu vô cùng thoải mái.

Touchpad của máy được đặt ngay bên dưới phím cách, có kích thước 2 chiều là 4.2 x 2.5 inch. Bề mặt của chiếc touchpad được hoàn thiện phẳng mịn, giúp ngón tay tôi dễ dàng lướt bên trên để thực hiện các thao tác vuốt và chạm của Windows 10.

Lenovo ThinkBook 13x

Lenovo ThinkBook 13x: Hiệu năng

Khi lần đầu mở Google Chrome và lướt quanh giao diện của Youtube, tôi đã có thể nhận thấy rằng mức hiệu năng của ThinkBook 13x không được nhanh như mong đợi. Cụ thể, máy phải mất từ 1 đến 2 giây để load xong trang chủ của Youtube. Tốc độ này tuy không quá tồi, nhưng ở phân khúc này còn có nhiều mẫu máy làm tốt hơn.

Dù vậy, ThinkBook 13x vẫn có khả năng xử lý đa nhiệm rất tốt. Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị chip Intel Core i5-1103G7 và 16GB RẠM. Để kiểm tra khả năng xử lý đa nhiệm, chúng tôi để máy load đồng loạt 30 tab Chrome. Trong suốt quá trình làm việc của chúng tôi, chiếc laptop vẫn có thể vận hành một cách mượt mà và không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.

Sử dụng Geekbench 5.4 để chấm điểm hiệu năng tổng thể, ThinkBook 13x đạt kết quả là 4862 điểm. Con số này cao hơn khi so sánh với mức trung bình của phân khúc laptop cao cấp (4533 điểm), và vừa đủ để vượt qua đối thủ cạnh tranh là Surface Pro 7+ (4825 điểm).

Ở bài kiểm tra tốc độ ghi chép dữ liệu của bộ nhớ trong, ổ SSD dung lượng 512GB của máy chỉ mất 20 giây để hoàn thành việc copy 1 tệp tin nặng 25GB, với tốc độ bình quân là 1358.7 MBps. Kết quả này nhanh gần gấp đôi khi so sánh với mức bình quân của phân khúc laptop cao cấp (605 MBps), trong đó bao gồm ThinkBook 13s Gen 2 (244.3 MBps),  Surface Pro 7+ (343.3 MBps) và cả Swift 3x (771.49).

Đáng tiếc là Thinkbook 13x lại làm không được tốt lắm ở bài kiểm tra tốc độ chuyển mã video với ứng dụng HandBrake. Cụ thể, chiếc laptop cần 19 phút 14 giây để hoàn thành việc chuyển đổi 1 video từ độ phân giải 4K sang 1080p. Kết quả này chậm hơn nhiều so với mức trung bình phân khúc (15 phút 37 giây).

Lenovo ThinkBook 13x: Khả năng xử lý đồ họa

Sử dụng chip GPU liền Intel Iris Xe, khả năng xử lý đồ họa của Thinkbook 13x chỉ nằm ở mức tầm trung, đủ để đảm nhiệm các khối lượng công việc cơ bản nhưng sẽ phải chật vật nếu bạn có ý định chơi những game có cấu hình cao.

Sử dụng bài test Fire Strike của 3DMark để chấm điểm hiệu năng tổng thể, Thinkbook 13x đạt kết quả là 3646 điểm, cao hơn một chút so với mức trung bình phân khúc là 3554 điểm. Do được trang bị card đồ họa rời là Intel Iris Xe Max, chiếc Swift 3x đạt kết quả ấn tượng hơn là 5459 điểm.

Do không phải là một mẫu máy thuộc phân khúc laptop gaming, khả năng chơi game của Lenovo ThinkBook 13x chỉ nằm ở mức trung bình, đặc biệt là đối với những tựa game đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao. Cụ thể, ở tựa game Sid Meier’s Civilization VI: Gathering Storm (1080p), máy đạt mức khung hình bình quân là 42 fps.

Lenovo ThinkBook 13x: Thời lượng pin

Lenovo Thinkbook 13x sở hữu một mức thời lượng pin khá dài, cho phép bạn thoải mái sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể, trong bài kiểm tra của chúng tôi, chiếc laptop Lenovo trụ được 9 giờ 3 phút sau khi lướt web liên tục bằng mạng wifi, với độ sáng màn hình đặt ở mức 150 nit.

Mức thời lượng pin này thấp hơn một chút khi so sánh với kết quả bình quân của phân khúc laptop cao cấp (10 giờ 1 phút), trong đó bao gồm ThinkBook 13s Gen 2 (9 giờ 13 phút).

Lenovo ThinkBook 13x: Khả năng tản nhiệt

Sở hữu khả năng tản nhiệt hiệu quả, bạn có thể thoải mái đặt máy lên đùi trong quá trình làm việc mà không phải lo nghĩ nhiều.

Để kiểm tra hiệu suất tản nhiệt của chiếc laptop, chúng tôi để máy chạy 1 video HD trong vòng 15 phút. Sau khoảng thời gian này, khu vực touchpad của máy có mức nhiệt ghi nhận được là 24 độ C. Bộ bàn phím của chiếc laptop có mức nhiệt cao nhất đo được là 30 độ C, trong khi tại gầm máy có mức nhiệt là 33 độ C. Đây là chỉ số nhiệt độ ổn định đối với một chiếc laptop thuộc phân khúc này, và sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến mức hiệu năng tổng thể của máy.

Tổng kết

Lenovo ThinkBook 13x là một mẫu laptop văn phòng thuộc phân khúc. Tuy làm tốt ở nhiều mặt, nhưng điểm trừ lớn nhất của Lenovo ThinkBook 13x lại nằm ở chỗ phiên bản máy tiền nhiệm là chiếc ThinkBook 13s Gen 2 lại là một sản phẩm tốt hơn. Cụ thể, bản máy tiền nhiệm của chiếc 13x có nhiều cổng kết nối hơn, hiệu năng nhanh hơn và có thời lượng pin dài hơn.

Dù vậy, nhờ sở hữu một thiết kế nhỏ gọn hơn, Lenovo ThinkBook 13x là một lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu máy làm việc ổn định với tính di động cao.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 15: Laptop đáng tin cậy dành cho người dùng văn phòng

Điểm cộng

  • Hiệu năng ổn định
  • Thiết kế nhỏ gọn, tính di động cao
  • Chất lượng build tốt
  • Bàn phím thoải mái
  • Màn hình hiển thị chất lượng cao

Điểm trừ

  • Giá thành cao so với phân khúc
  • Hạn chế về mặt cổng kết nối
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!