Đánh giá Lenovo ThinkPad P15 Gen 2: Chiếc máy làm việc hàng đầu phân khúc

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 là phiên bản cải thiện của mẫu laptop vốn đã rất thành công trên thị trường là ThinkPad P15. So với bản máy gốc, P15 Gen 2 sở hữu một mức hiệu năng tốc độ hơn, cùng với một mức thời lượng pin dài ngày, cho phép bạn làm việc cả ngày mà không phải lo lắng nhiều đến việc hết pin giữa chừng.

Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Intel Core i9-11950G, card Nvidia RTX A5000 và 32GB RAM, mang lại một mức hiệu năng vô cùng mạnh mẽ, giúp tôi nhanh chóng hoàn thành mọi khối lượng công việc từ nhỏ đến lớn. Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm mua một chiếc laptop làm việc với mức hiệu năng đỉnh cao phân khúc.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkBook 14s Yoga: Giá phải chăng, hiệu năng tốt

Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

  • CPU: Intel Core i7-11950H vPro
  • GPU: Nvidia RTX A5000
  • RAM: 32GB
  • Bộ nhớ: 1TB SSD
  • Màn hình: 15.6-inch, FHD
  • Kích thước: 14.7 x 9.9 x 1.2 inch
  • Khối lượng: 2.81 kg

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Thiết kế Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 không phải là một chiếc laptop mà bạn có thể đút vào trong túi xách và mang theo mình một cách dễ dàng do máy sở hữu một khối lượng đồ sộ lên đến 2.81 kg. Máy sở hữu một ngôn ngữ thiết kế đặc trưng của các mẫu laptop Lenovo, với bề mặt vỏ máy được hoàn thiện với màu đen tuyền chuyên nghiệp.

Bề mặt nắp máy đen tuyền được nhấn mạnh bởi chiếc logo Lenovo quen thuộc nằm trên góc trái. Và khác với phiên bản máy tiền nhiệm, bề mặt của P15 giờ đây đã có khả năng chống bám vân tay rất tốt. Mặt dưới của chiếc laptop được trang ị các dải chân đế cao su cỡ lớn, giúp đảm bảo lượng không khí lưu thông qua hệ thống tản nhiệt luôn đạt mức tối ưu nhất.

Khu vực nội thất của P15 được cấu thành bởi bộ bàn phím quen thuộc nằm chính giữa thân máy, với cụm phím số nằm ở ngay bên phải. Và tương tự như những mẫu laptop doanh nghiệp khác của ThinkPad, phần nội thất của P15 cũng được tô điểm bởi các chi tiết màu đỏ, bao gồm núm rê chuột, các nút điều khiển của touchpad.

Bộ quét vân tay được đặt ngay bên dưới cụm nút mũi tên của bàn phím. Cảm biến này có tốc độ nhận vân tay rất nhanh và chính xác, cho phép tôi dễ dàng đăng nhập vào hệ thống mỗi khi làm việc.

Với khối lượng tổng thể là 2.81 kg, máy có kích thước 3 cạnh là 14.7 x 9.9 x 1.2-inch. P15 Gen 2 là một chiếc laptop có chất lượng build tốt, với độ bền đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD 810G.

Tuy những mẫu máy thuộc phân khúc laptop trạm thường có tính di động không cao, kích thước tổng thể của ThinkPad P15 Gen 2 thuộc vào hạng lớn so với phân khúc. Những mẫu laptop trạm 15.6 inch cạnh tranh cùng phân khúc như HP ZBook Create G7 (13.9 x 9.3 x 0.7 inch, nặng 1.95 kg) và Asus ProArt StudioBook 15 (14.2 x 9.9 x 0.8 inch, nặng 2 kg) đều sở hữu một thiết kế thon gọn hơn nhiều so với chiếc ThinkPad.

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Cổng kết nối Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Thân hình đồ sộ của Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 được trang bị đầy đủ các loại cổng kết nối khác nhau, cho phép bạn làm việc hiệu quả với các loại thiết bị ngoại vi khác nhau.

Bắt đầu từ cạnh trái, bạn có giắc cắm tai nghe/microphone, khe đọc thẻ nano SIM, cổng USB Type-A 3.2 Gen 1 và cổng HDMI 2.1. Nằm ở mặt sau thân máy là 2 cổng Thunderbolt 4, 1 cổng USB Type-C, cổng nguồn và cổng RJ45 Ethernet. Cuối cùng, nằm ở cạnh phải được trang bị khe đọc thẻ nhớ SD, 1 cổng USB Type-A 3.2 Gen 1 và khe lắp khóa chống trộm.

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Màn hình Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Phiên bản máy trong bài review của chúng tôi được trang bị một chiếc màn hình có kích thước đường chéo là 15.6 inch, độ phân giải FHD, được hỗ trợ công nghệ Dolby Vision HDR. Đây là phiên bản cấu hình màn hình hạng thứ 2 của P15 Gen 2. Trong trường hợp các công việc thường ngày của bạn đòi hỏi một chiếc màn hình có chất lượng hình ảnh tốt hơn, hãy cân nhắc lựa chọn phiên bản cấu hình màn hình cao cấp là độ phân giải 4K OLED.

Trong quá trình kiểm tra của chúng tôi, màn hình của P15 Gen 2 phủ được 71% dải DCI-P3, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của dòng laptop trạm cùng phân khúc là 141%. Độ phủ màu màn hình của P15 Gen 2 đồng thời còn thấp hơn so với kết quả đạt được của các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là MSI WS66 10TMT (78%), ZBook Create G7 (148%), và ProArt StudioBook 15 (121%).

Tuy có chất lượng màu sắc hiển thị không quá ấn tượng, màn hình của ThinkPad P15 Gen 2 lại đạt kết quả vô cùng ấn tượng ở bài kiểm tra độ sáng màn hình. Máy đạt được kết quả độ sáng màn hình là 489 nit, cao hơn đáng kể so với mức trung bình phân khúc (409 nit), bao gồm cả những mẫu máy được so sanh ở bài viết này là ZBook Create G7 (357 nit), WS66 10TMT (346 nit) và ProArt StudioBook 15 (339 nit).

Bàn phím và touchpad

Lenovo không thay đổi quá nhiều ở mảng cấu hình bàn phím so với phiên bản ThinkPad P15 gốc. Đây là một tin mừng bởi bộ bàn phím của ThinkPad P15 từng được coi là một trong những bộ bàn phím thoải mái nhất trên thị trường tại thời điểm máy ra mắt. Các nút trên bàn phím có hành trình sâu với lực bấm vừa tầm, cho phép các ngón tay của tôi dễ dàng nhảy từ con chữ này sang các con chữ khác trong quá trình làm việc.

Touchpad của máy có kích thước 2 cạnh là 3.9 x 2.8 inch, có diện tích tuy không quá lớn, nhưng cũng vừa đủ để cho phép tôi thực hiện các thao tác điều khiển con trỏ chuột trên hệ điều hành Windows 10 một cách dễ dàng và liền mạch.

Hiệu năng

Hiệu năng là điểm nhấn trong mọi mẫu laptop trạm và đồng thời là thế mạnh của ThinkPad P15 Gen 2. Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Intel Core i9-11950H, 32GB RAM và ổ SSD dung lượng 1TB, mang lại mức hiệu năng thừa đủ để tôi thực hiện tốt mọi khối lượng công việc hàng ngày.

Kiểm tra hiệu năng tổng thể của máy với Geekbench 5.4, chiếc laptop đạt điểm số ấn tượng là 9306, cao hơn nhiều so với mức trung bình phân khúc là 6575 điểm. Điểm số hiệu năng này đồng thời đánh bại các mẫu laptop được so sánh trong bài viết này, cụ thể là ZBook Create G7 (8003 điểm, chip Core i9 10885H), the WS66 10TMT (6735 điểm, chip Core i9-10980HK), và ProArt StudioBook 15 (6076 điểm, chip Core i7 9750H).

Tiếp tục kiểm tra hiệu suất xử lý của máy với ứng dụng HandBrake. Cụ thể, chiếc laptop hoàn thành tác vụ chuyển đổi 1 video 4K sang độ phân giải 1080p trong vòng 6 phút 27 giây. Kết quả này nhanh hơn gần 1 phút so với mẫu máy nhanh thứ 2 ở bài viết này là  ZBook Create G7 (7 phút 21 giây), đồng thời nhanh hơn nhiều khi so sánh với WS66 10TMT (8 phút 28 giây) và ProArt StudioBook 15 (10 phút 25 giây).

Ổ SSD dung lượng 1TB của ThinkPad P15 Gen 2 làm tốt trong bài kiểm tra của chúng tôi, nhưng lại không dành chiến thắng thuyệt phục như ở 2 bài kiểm tra trước đó. Cụ thể, máy copy 1 tệp tin nặng 25GB với tốc độ ghi chép dữ liệu bình quân là 1204 MBps. Thời gian hoàn thành này tuy nhanh hơn so với HP Z7 (640 MBps) và MSI (727 MBps), nhưng lại chậm hơn so với chiếc Asus (1254 MBps).

Thời lượng pin

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 sở hữu một mức thời lượng pin ấn tượng so với phân khúc laptop trạm, trụ được 10 giờ 40 phút trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, cụ thể là sau khi lướt web liên tục bằng mạng wifi. Mức thời lượng pin thực tế của máy sẽ thay đổi nhiều phụ thuộc vào các tác vụ mà bạn thực hiện với chiếc laptop.

Kết quả thời lượng pin mà Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 đạt được dài hơn nhiều so với ZBook Create G7 (5 giờ 57 phút) và ProArt StudioBook 15 (3 giờ 39 phút).

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2

Khả năng tản nhiệt

Nhờ sở hữu một khả năng tản nhiệt hiệu quả, cho phép bạn thoải mái làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài mà không phải lo lắng nhiều đến tình trạng quá tải nhiệt.

Trong bài kiểm tra nhiệt độ của chúng tôi, cụ thể là sau khi để máy stream 1 video 1080p trong vòng 15 phút, khu vực gầm máy có mức nhiệt là 39 độ C, cao hơn một chút so với ngưỡng nhiệt lý tưởng là 35 độ C. Tuy nhiên, tại khu vực mà tay bạn trực tiếp chạm vào trong quá trình sử dụng, cụ thể là bàn phím và touchpad, có mức nhiệt tốt hơn nhiều là 31 và 24 độ C.

Phần mềm

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 được cài sẵn hệ điều hành Windows 10 Pro, và có ít bloatware như phiên bản máy tiền nhiệm.

Lenovo Commercial Vantage là công cụ quản lý hệ thống chính được cài sẵn trên chiếc ThinkPad P15 Gen 2. Đây là một phần mềm khá hữu ích nhờ khả năng cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về mức hiệu năng của các linh kiện khác nhau. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép bạn nhanh chóng cập nhật BIOS và các bản driver của các linh kiện khác nhau.

Tổng kết

Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 là một chiếc laptop trạm làm việc đáng tin cậy. Với mức hiệu năng tốc độ, chiếc laptop cho phép bạn hoàn thành nhanh chóng mọi khối lượng công việc từ lớn đến nhỏ một cách nhanh chóng và chính xác. Và với một bộ bàn phím thoải mái và một mức thời lượng pin dài, bạn có thể sử dụng chiếc laptop và làm việc cả ngày. Lenovo ThinkPad P15 Gen 2 là một lựa chọn tốt nếu bạn đang cần tìm một chiếc laptop có hiệu năng cao, lượng pin dài.

Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkPad X12 Detachable: Linh hoạt và tiện lợi

Điểm cộng

  • Hiệu năng đỉnh cao phân khúc
  • Được trang bị nhiều loại cổng kết nối
  • Độ sáng màn hình rực rỡ
  • Chất lượng build siêu bền
  • Bàn phím thoải mái

Điểm trừ

  • Quạt thông gió có thể sẽ hơi ồn
  • Giá thành cao
  • Kích thước cồng kềnh

Nguồn: Biên tập thietbiketnoi.com 

Bình luận chủ đề này:

Facebook: https://www.facebook.com/vuionlinevn/posts/4351858828254522

Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!