Thay vì đi theo xu hướng thiết kế hiện đại, dòng máy ThinkPad luôn giữ một vẻ ngoài truyền thống tối giản và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khác với những mẫu ThinkPad được phát hành trước đó, màn hình của chiếc X390 được bọc bên trong một khung viền có kích thước siêu mỏng, mang lại một thiết kế tổng thể nhỏ gọn và hiện đại hơn bao giờ hết.
Phiên bản ThinkPad X390 mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị con chip Core i7-8565U, RAM 16GB, ổ SSD dung lượng 512GB và một chiếc màn hình IPS có độ phân giải Full HD. Tương tự như các mẫu ThinkPad được phát hành trước đó, mức cấu hình này được bán ở phân khúc giá cao cấp.
Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkPad X1 Carbon: Laptop văn phòng số 1 thị trường
Thông số kỹ thuật của Lenovo ThinkPad X390
- CPU: Intel Core i7-8565U
- GPU: Intel UHD
- RAM: 16GB
- Bộ nhớ: 512GB SSD
- Màn hình: 13.3-inch, 1080p
- Kích thước: 12.3 x 8.5 x 0.67 inch
Lenovo ThinkPad X390: Thiết kế
Dòng máy ThinkPad có một ngôn ngữ thiết kế vô cùng đặc trưng, và X390 là một ví dụ điển hình. Vỏ ngoài của chiếc laptop được hoàn thiện với tông màu chủ đạo là đen tuyền, cùng với chiếc logo được đặt nghiêng quen thuộc nằm ở một góc trên nắp máy, và một chiếc logo khác đặt trên thân máy.
Và tương tự như các mẫu ThinkPad khác, X390 sở hữu một chất lượng build vô cùng ấn tượng, với mọi chi tiết của chiếc laptop được giữ cố định hoàn toàn ngay cả khi bị tác động lực mạnh. Độ bền của chiếc laptop đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810G, cho phép chiếc máy khả năng chống chịu va đập mạnh và có thể thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau.
Vỏ ngoài của chiếc laptop được làm từ chất liệu nhôm và hợp kim ma-giê, mang lại sự kết hợp hài hòa giữa độ bền và khối lượng tổng thể. Cặp bản lề của máy có lực cản khá lớn, vậy nên bạn sẽ phải sử dụng cả 2 tay để mở màn hình của chiếc laptop ra.
So sánh với những mẫu ThinkPad được phát hành trước đó, viền bezel bọc quanh màn hình của X390 đã được thuyên giảm đáng kể về mặt kích thước, khiến diện tích tổng thể của chiếc laptop trở nên thon gọn hơn rất nhiều. Với chiều dài 3 cạnh là 12.3 x 8.5 x 0.67 inch, máy sở hữu một tính di động khá cao, cho phép tôi mang theo hàng ngày một cách dễ dàng.
Máy được trang bị nhiều cổng kết nối với chủng loại đa dạng. Dọc theo cạnh trái, bạn sẽ tìm thấy 2 cổng USB Type-C (trong đó có 1 cổng hỗ trợ chuẩn mực Thunderbolt 3), 1 cổng Ethernet, 1 cổng USB Type-A 3.1 Gen 1, cổng HDMI 1.4 kích thước full-size, giắc cắm tai nghe 3.5 mm.
Trong khi đó, nằm ở cạnh trái là 1 cổng USB Type-A 3.1 Gen 1, khe lắp khóa chống trộm Kensington và khe đọc thẻ Smart Card. Cạnh sau của chiếc laptop được trang bị duy nhất một khe đọc thẻ nhớ microSD. Xét về mặt tổng thể, Lenovo ThinkPad X390 là một mẫu laptop có chất lượng build tốt và mức độ hoàn thiện cao.
Lenovo ThinkPad X390: Bàn phím và touchpad
ThinkPad X390 được trang bị một bộ bàn phím có cấu hình tương tự như ở các phiên bản máy đắt tiền hơn của hãng. Các nút của bộ bàn phím có hành trình sâu, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác khi nhập liệu.
Tuy nhiên các phím nút của bộ bàn phím cần một lực bấm cao hơn so với những mẫu Thinkpad thuộc phân khúc giá cao, cũng như khi so sánh với những mẫu máy cạnh tranh như XPS 13 và HP Spectre x360 13.
Touchpad của máy chiếm 1 phần diện tích lớn trên bề mặt khu vực kê tay. Chiếc touchpad này được hỗ trợ driver Precision của Microsoft, cho phép tôi dễ dàng thực hiện các thao tác điều khiển con trỏ chuột một cách chính xác và liền mạch.
Lenovo ThinkPad X390: Các tính năng bảo mật
ThinkPad X390 cho phép người dùng đăng nhập hệ thống mà không phải sử dụng đến mật khẩu thông qua một trong hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất đó là sử dụng webcam hồng ngoại để nhận diện khuôn mặt, trong khi phương pháp còn lại đó là sử dụng bộ quét vân tay. Cả hai tính năng này đều không có sẵn trong phiên bản gốc, vậy nên bạn sẽ phải bỏ thêm ít tiền nếu muốn trải nghiệm công nghệ đăng nhập tiện lợi này.
Webcam của máy còn được trang bị thêm tính năng đóng ống kính vật lý, có tên gọi là ThinkShutter. Chưa hết, X390 còn có một phiên bản màn hình hỗ trợ chức năng chống nhìn trộm có tên gọi PrivacyGuard. Ở phiên bản này, mọi nội dung hiển thị trên màn hình chỉ có được nhìn rõ khi quan sát ở góc độ trực diện. Chiếc màn hình này còn được hỗ trợ thêm bởi ứng dụng PrivacyAlert, mang lại chức năng tự động báo cho bạn khi có người nhìn ở đằng sau lưng bạn.
Lenovo ThinkPad X390: Màn hình
ThinkPad X390 được phát hành với các phiên bản màn hình là độ phân giải HD, độ phân giải Full HD, độ phân giải HD cộng với tính năng cảm ứng. Phiên bản máy mà chúng tôi sử dụng trong bài review được trang bị cấu hình màn hình thứ 3. Mọi nôi dung được hiển thị trên tấm nền này có độ nét rất tốt.
Trong bài kiểm tra khả năng hiển thị màu sắc của chúng tôi, màn hình của chiếc ThinkPad X390 có độ phủ màu chỉ nằm ở mức tầm trung, với 71% dải AdobeRGB và 94% dải sRGB.
Lenovo ThinkPad X390: Hiệu năng
Lenovo ThinkPad X390 được trang bị con chip Intel Core i7-8565. Đây là một con chip xử lý 4 nhân, được sử dụng phổ biến trên các mẫu laptop thuộc phân khúc tầm trung nhờ mức hiệu năng tốt so với mức tiền. Máy sở hữu một mức hiệu năng tốt, cho phép tôi tương tác một cách mượt mà với hệ điều hành và thực hiện các công việc đa nhiệm.
Kiểm tra hiệu năng tổng thể của chiếc laptop bằng công cụ Geekbench 4. ThinkPad X390 làm khá tốt ở bài kiểm tra này, với điểm số hiệu suất đơn nhân là 5331, điểm đa nhân là 17704. Đây là các kết quả rất tốt, và có thể đánh bại mọi dòng laptop thuộc nhóm máy so sánh của chúng tôi, ví dụ như chiếc Huawei MateBook 13.
Tiếp đến là bài kiểm tra tốc độ chuyển mã video bằng công cụ HandBrake. Ở bài kiểm tra này, chiếc laptop ThinkPad X390 hoàn thành việc chuyển đổi 1 video 4K sang động phân giải 1080p chỉ trong vòng 14 phút 23 giây. Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của phân khúc laptop tầm trung tại thời điểm bài viết.
Sử dụng CrystalDiskMark 6 để đo tốc độ bộ nhớ trong, ThinkPad X390 đạt kết quả tốc độ ghi chép dữ liệu lần lượt là 627 MBps và 560 MBps. Kết quả này nằm ở vị trí top trên trong nhóm máy so sánh của chúng tôi, và chỉ thấp hơn một chút so với tốc độ ghi nhận được của Huawei MateBook X Pro.
Lenovo ThinkPad X390: Thời lượng pin
ThinkPad X390 chỉ được trang bị một quả pin có công suất 48Wh. Quả pin của chiếc laptop ThinkPad có công suất nhỏ hơn khi so sánh với XPS 13, HP Spectre x360. Trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, ThinkPad X390 chỉ trụ được trong khoảng thời gian ngắn ngủi là 3 giờ đồng hồ.
Chuyên qua bài kiểm tra thời lượng pin bằng phương pháp để máy lướt web liên tục, mức thời lượng pin của chiếc laptop còn thấp hơn nữa.
Tổng kết
ThinkPad X390 là một chiếc laptop điển hình thuộc gia đình ThinkPad của Lenovo. Máy sở hữu một ngôn ngữ thiết kế truyền thống của dòng laptop, và có chất lượng build và độ bền cao. Mức hiệu năng của chiếc laptop nằm ở mức vừa tầm, cho phép tôi hoàn thành nhanh chóng mọi khối lượng cơ bản hàng ngày. Nếu bạn đang tìm cho mình một chiếc laptop làm việc đáng tin cậy, thì Lenovo ThinkPad X390 sẽ là một lựa chọn rất đáng để cân nhắc.
Xem thêm: Đánh giá Lenovo ThinkPad X1 Yoga: Hiệu suất cao, bàn phím tốt
Điểm cộng
- Chất lượng build ấn tượng
- Hiệu năng tốt so với tầm tiền
- Bàn phím và touchpad mang lại trải nghiệm sử dụng thoải mái
- Nhiều tính năng bảo mật hữu ích và đáng tin cậy
Điểm trừ
- Thời lượng pin chỉ ở mức trung bình
- Bản lề màn hình có lực cản hơi chặt