Đánh giá Moto G Power: Thời lượng pin đỉnh cao phân khúc

Moto G Power

Moto G Power là một chiếc điện thoại thuộc phân khúc giá rẻ. Những dòng máy thuộc phân khúc giá này thường sẽ không thể đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Điểm mấu chốt chính là việc làm nên một chiếc điện thoại có 1 hoặc 2 tính năng hữu ích với người tiêu dùng. Với chiếc Moto G Power, thì tính năng đó chính là thời lượng pin.

Xem thêm: Shop Phụ Kiện Điện Thoại

Thông số kỹ thuật Moto G Power

  • Màn hình:  6.6 inch (1600 x 720)
  • CPU: Qualcomm Snapdragon 662
  • RAM: 3GB, 4GB
  • Camera sau: 48MP + 2MP + 2MP
  • Camera trước: 8MP
  • Bộ nhớ trong: 32GB, 64GB
  • Kích thước: 6.5 x 3 x 0.37 inch
  • Khối lượng: 206 g
  • Pin: 5000 mAh

Thiết kế Moto G Power

Moto G Power tuy có vẻ ngoài thiết kế hơi cồng kềnh, Motorola đã cố gắng để mang lại vẻ ngoài hiện đại cho chiếc điện thoại. Phiên bản máy màu xám mà tôi sử dụng để viết bài review có họa tiết vân xoắn khá bắt mắt ở mặt lưng. Nhắc đến mặt lưng của chiếc điện thoại, máy được trang bị cụm camera nằm ở chính giữa, được đặt ngay trên logo Motorola màu trắng.

Viền màn hình của máy có kích thước khá mỏng so với phân khúc giá, với cạnh dưới được làm hơi dày một chút. Camera selfie của máy được đặt trong một lỗ khoét trên góc trái của màn hình. Cảm biến vân tay của máy được đặt ngay bên trên bề mặt của nút nguồn, cho phép người dùng nhanh chóng mở màn hình và đăng nhập hệ thống một cách nhanh chóng.

Moto G Power

Máy còn có một tính năng có tên gọi Moto Action, cho phép người dùng mở ứng dụng bằng cách nhấn nút nguồn hai lần. Để bắt đầu sử dụng tính năng này, bạn cần kích hoạt trong mục cài đặt của máy.

Cụm nút tăng giảm âm lượng của máy được đặt ngay trên nút nguồn. Cả 2 nút này được đặt ở vị trí vừa tầm với, và có phản hồi xúc giác khá nảy tay.

Moto G Power được trang bị giắc cắm tai nghe 3.5 mm ở cạnh trên, vậy nên bạn sẽ không phải bỏ thêm tiền để mua một chiếc tai nghe không dây.

Màn hình Moto G Power

Moto G Power được trang bị một màn hình LCD có kích thước đường chéo là 6.6 inch. Chiếc màn hình có kích thước đủ lớn, nhưng lại có màu sắc hiển thị và độ sáng không quá ấn tượng. Trong bài kiểm tra của chúng tôi, màn hình của máy phủ được 96% dải sRGB. Kết quả này thấp hơn so với độ phủ màu màn hình của OnePlus N10 5G (124.8%).

Moto G Power

Màu sắc hiển thị trên màn hình của chiếc OnePlus cũng có độ chính xác cao hơn, với chỉ số Delta-E đo được là 0.22 (chỉ số càng thấp thì màu sắc càng trung thực). Trong khi đó, màn hình của Moto G Power đạt chỉ số 0.37 ở chế độ hiển thị bão hòa, và được cải thiện lên mức 0.25 khi chúng tôi chuyển qua chế độ hiển thị tự nhiên.

Thông số có được trong bài kiểm tra phản ánh chính xác trải nghiệm sử dụng của tôi với chiếc Moto G Power. Màn hình của máy có độ sáng cực đại đo được là 438 nit. Phiên bản máy tiền nhiệm được phát hành năm ngoái có độ sáng màn hình cao hơn, đo được là 500 nit.

Hiệu năng Moto G Power

Đừng mua Moto G Power nếu bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại được trang bị con chip mới và mạnh nhất. Máy sử dụng chip Snapdragon 662, mang lại cho chiếc điện thoại đủ hiệu năng để thực hiện phần lớn các tác vụ xử lý. Máy không có tình trạng giật la khi tôi chuyển đổi giữa các ứng dụng với nhau, stream video. Tuy nhiên, máy lại không có hiệu suất chơi game ấn tượng cho lắm, đặc biệt đối với những game đòi hỏi cấu hình cao.

Điểm số benchmark của Moto G Power hơi thấp khi so sánh với những dòng máy cạnh tranh cùng phân khúc. Ở bài kiểm tra Geekbench 5, điểm số hiệu năng xử lý đa nhân của máy là 1437, thấp hơn so với kết quả 1843 của chiếc Nord N10.

Ở bài kiểm tra khả năng xử lý đồ họa với bài kiểm tra Wild Life của 3DMark, chiếc Moto G Power đạt mức khung hình tổng cộng là 367, tương đương với mức 2.2 khung hình trên 1 giây. Chiếc OnePlus Nord N10 đạt kết quả cao hơn gấp đôi so với chiếc Moto.

Thời lượng pin Moto G Power

Thời lượng pin là điểm mạnh nhất của Moto G Power, và là lý do chính mà bạn tìm mua chiếc điện thoại này. Máy được trang bị một quả pin có dung tích 5000 mAh, mang lại cho người dùng thời gian sử dụng đến hết ngày.

Trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, Moto G Power tắt nguồn sau 14 giờ 4 phút lướt web liên tục bằng wifi, với độ sáng màn hình 150 nit. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thoải mái sử dụng chiếc điện thoại cả ngày mà không phải lo lắng đến việc hết pin giữa chừng.

Đáng tiếc là máy lại không được hỗ trợ tính năng sạc nhanh. Sử dụng củ sạc tặng kèm máy, chiếc điện thoại nạp lại 22% lượng pin sau 30 phút cắm dây. Chiếc iPhone SE khi sử dụng củ sạc 5W nạp lại 29% lượng pin trong cùng thời gian cắm sạc.

Camera

Pixel 4a đã chứng minh rằng bạn không nhất thiết phải bỏ ra nhiều tiền để sở hữu một chiếc điện thoại có chất lượng ảnh chụp chất lượng, điều này gây nên áp lực cho các dòng máy có mức giá rẻ như sê-ri Moto G phải cải thiện chất lượng ảnh chụp.

Motorola đã trả lời với các ống kính có cấu hình mạnh hơn với phiên bản máy Moto G Power năm nay. Máy được trang bị camera chính 48MP thay vì cảm biến 16MP như của phiên bản năm ngoái. Đồng hành cùng chiếc camera chính là 1 ống kính macro 2MP và 1 cảm biến chiều sâu 2MP.

Trong quá trình sử dụng thực tế, máy có chất lượng ảnh chụp không được ổn định cho lắm. Moto G Power có chất lượng ảnh chụp ở một số điều kiện chiếu sáng, trong khi ở một số điều kiện khác lại có chất lượng camera giảm sút đáng kể. Pixel 4a tuy có chất lượng ảnh chụp tốt hơn so với chiếc Power, nhưng dòng máy của Google lại có mức giá cao hơn. So với mức tiền bạn bỏ ra để sở hữu chiếc Moto, kết quả ảnh chụp của máy nằm ở mức khá tương xứng.

Ở một vài trường hợp ánh sáng, Moto G Power mang lại chất lượng ảnh chụp tốt, đặc biệt là đối với các ống kính phụ của máy. Máy có chất lượng ảnh chụp macro tốt đến khó tin, đặc biệt là so với phân khúc giá.

Tương tự, cảm biến chiều sâu của Moto G Power mang lại những bức hình chụp xóa phông khá tốt đối với mức giá.

Chất lượng ảnh chụp trở nên kém ấn tượng hơn khi bạn sử dụng camera chính của Moto G Power. Những bức hình chụp ở chế độ này có độ chi tiết khá tốt, nhưng lại không thể so sánh được so với màu sắc ấm của những bức hình được chụp từ chiếc Nord N10 5G.

Ở mặt trước, camera selfie 8MP của Moto G Power có chất lượng ảnh chụp vừa tầm, với màu sắc được thể hiện sống động.

Phần mềm

Tương tự như các phiên bản máy tiền nhiệm, Moto G Power sở hữu một hệ phiên bản hệ điều hành Android không có nhiều tính năng thừa thãi và bloatware. Các thao tác vuốt của máy đã trở lại, cho phép người dùng mở đèn pin bằng thao tác vuốt thẳng xuống dưới khi màn hình tắt.

Tổng kết

Mọi dòng máy thuộc phân khúc giá rẻ sẽ phải có một vài điểm hạn chế nhất định, và may mắn là những điểm trừ của phiên bản mới nhất của Moto G Power sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm sử dụng thực tế của người dùng. Tất nhiên, trên thị trường có những dòng máy hiệu năng mạnh mẽ và sở hữu màn hình đẹp hơn so với Moto G Power. Nhưng về mặt thời lượng pin, Moto G Power chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.

Hệ thống camera của máy tuy không có chất lượng đỉnh cao phân khúc, nhưng vẫn đem lại những bức hình khá đẹp. Máy có vẻ ngoài và cảm giác cầm nắm trên tay khá tốt. Tổng kết lại, nếu bạn cần một chiếc điện thoại có thời lượng pin dài, có khả năng trụ hết ngày làm việc, thì Moto G Power sẽ là một lựa chọn không tồi.

Điểm cộng

  • Thời lượng pin dùng hết ngày
  • Mức giá hấp dẫn
  • Thiết kế bắt mắt so với phân khúc
  • Các thao tác điều hướng hữu ích

Điểm trừ

  • Chỉ được hỗ trợ cập nhật phiên bản Android 1 lần duy nhất
  • Hiệu năng không quá ấn tượng
  • Chất lượng màn hình trung bình
Chia sẻ
Biên tập viên cấp cao của Thietbiketnoi. Đã 26 mùa xuân xanh nhưng anh ấy bị ám ảnh bởi các thiết bị chạy bằng hạt Electron bên trong. Tham gia vào đội ngũ biên tập từ những ngày đầu và nhất quyết không viết về các sản phẩm chất lượng kém. Anh ấy vẫn độc thân!