OnePlus Watch là sản phẩm đồng hồ thông minh đầu tiên của một hãng sản xuất chuyên làm ra các dòng điện thoại thông minh tầm trung xuất sắc. Đã khá lâu kể từ lần cuối cùng OnePlus chuyển hướng sản xuất ra các dòng sản phẩm khác ngoài điện thoại di động thông minh. Tuy nhiên, ngoài những dòng sản phẩm TV hạn chế ở một vài thị trường trên thế giới, OnePlus vẫn là một hãng chuyên sản xuất điện thoại và những phụ kiện liên quan.
Phụ kiện mới nhất của hãng dành cho điện thoại chính là chiếc đồng hồ thông minh có tên gọi OnePlus Watch. Mới được ra mắt trong thời gian gần đây, OnePlus Watch là một chiếc đồng hồ thông minh có mức giá bằng một nửa so với Apple Watch Series 6 và Samsung Galaxy Watch 3, tuy nhiên lại không có nhiều tính năng bằng.
Dù vậy, OnePlus Watch vẫn là một sản phẩm mới đầy tính hứa hẹn, có thể làm hài lòng những ai đang cần tìm một chiếc đồng hồ thông minh có vẻ ngoài cao cấp hơn so với những dòng đồng hồ tập thể thao thông thường.
Thiết kế: Trải nghiệm đeo OnePlus Watch ra làm sao?
OnePlus Watch được phát hành với 2 phiên bản bao gồm phiên bản “Classic” với vỏ ngoài làm bằng thép không gỉ với dây đeo bằng cao su tổng hợp và phiên bản “Cobalt Limited Edition” với vỏ ngoài mạ bạch kim với dây đeo bằng da. Phiên bản OnePlus Watch mà tôi sử dụng để viết bài review là “Classic”, có màu sắc mà hãng đặt tên là “Midnight Black”.
Khác với OPPO Watch, OnePlus Watch có mặt đồng hồ hình tròn, điều này đồng nghĩa với việc thiết bị có ít không gian để trang bị thêm các cảm biến và có dung tích pin nhỏ hơn. Tuy nhiên thiết kế này lại đem lại cho người dùng cảm giác đeo thân thuộc của một chiếc đồng hồ truyền thống. Màn hình của chiếc đồng hồ không tràn hết viền, tuy nhiên viền bezel màu đen lại tạo nên vẻ ngoài liền mạch cho thiết bị. Theo lời của OnePlus, mặt kính của đồng hồ được làm cong 2.5D, tuy nhiên tôi lại không cảm thấy nhiều điểm khác biệt so với màn hình thông thường trong quá trình sử dụng hàng ngày.
OnePlus Watch được phát hành với duy nhất một kích cỡ là 46mm, có thể hơi lớn hoặc hơi nhỏ tùy thuộc vào kích cỡ cổ tay bạn. Rất may là chiếc đồng hồ có khối lượng khá nhẹ, cộng với dây đeo thoải mái khiến trải nghiệm đeo trên tay tương đối dễ chịu. Điều này cho phép tôi đeo liền 9 ngày trong suốt quá trình trải nghiệm mà không phải tháo ra. Thời gian duy nhất mà tôi tháo chiếc đồng hồ ra là khi đi tắm. Chiếc đồng hồ tuy có tiêu chuẩn chống nước IP68 nhưng tôi không thích đeo đồ điện tử trên tay khi tắm giặt. Thời gian thứ 2 mà tôi tháo chiếc đồng hồ ra là khi sạc pin.
Dây đeo kích thước 22mm đi kèm chiếc đồng hồ khá vừa vặn với cổ tay. Trong trường hợp bạn cần một chiếc dây đeo ngắn hơn, bạn có thể liên lạc với bộ phận hỗ trợ của OnePlus để nhờ ship một chiếc dây đeo ngắn hơn.
Nằm ở cạnh phải của mặt đồng hồ là 2 nút, bao gồm 1 nút nguồn và 1 nút chức năng. Cả hai nút này đều không nhô lên quá xa khỏi bề mặt thân đồng hồ nhưng vẫn rất dễ ấn. Nút bên trên có chức năng trở về màn hình chính trong khi nút dưới có nhiệm vụ khởi động một trong các ứng dụng được cài (bạn có thể lựa chọn ứng dụng được mở trong mục cài đặt).
Khả năng kiểm tra sức khỏe
OnePlus sản xuất chiếc OnePlus Watch với chức năng chính là đồng hồ kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ tập thể thao. Điều này khiến cho chiếc đồng hồ được trang bị nhiều cảm biến kiểm tra thông số sinh lý của người dùng cũng như các ứng dụng thể thao.
Bản thân chiếc đồng hồ có tiêu chuẩn chống nước và bụi bẩn IP68 và khả năng chịu áp lực lên đến 5ATM. Chiếc đồng hồ tuy không có thiết kế nồi đồng cối đá, nhưng sẽ vẫn đủ để chịu những va đập nhẹ chẳng may mắc phải khi bạn tập thể dục.
Theo lời OnePlus, chiếc đồng hồ hỗ trợ hơn 110 phương pháp tập thể dục. Tính tới thời điểm viết bài review, ứng dụng Workout của chiếc đồng hồ chỉ có 14 phương pháp. Chiếc đồng hồ được nói là có thể tự động nhận biết khi tôi chạy bộ và khi chạy nhanh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thực tế, chiếc đồng hồ lại không tự động chuyển qua chế độ thể dục tương ứng khi tôi chạy bộ. Dù vậy, lý do có thể là tôi chưa chạy khoảng cách đủ xa để chiếc đồng hồ nhận tín hiệu.
Mỗi phương pháp tập thể dục được trang bị một widget đơn giản với vài trang để bạn chuyển qua. Khi đi bộ ngoài trời, bạn có thể kiểm tra sóng GPS, nhịp tim hiện tại, thời lượng pin, thời gian và đặt chỉ tiêu trước khi tiến hành bài tập. Sau khi kết thúc bài tập, bạn có thể xem khoảng cách mà bạn đã đi, lượng ca-lo mà bạn đã tiêu, nhịp tim hiện tai và nhịp đi của bạn.
Vuốt màn hình sang bên trái và bạn có thể thay đổi nhạc từ bộ nhớ trong hoặc stream từ chiếc điện thoại của bạn. Vuốt màn hình sang bên phải và bạn có thể dừng, tiếp tục hoặc thay đổi mức âm lượng. Cuối cùng, bạn có thể nhấn bất cứ nút vật lý nào của chiếc đồng hồ để tạm dừng bài tập.
Nếu bạn để điện thoại ở nhà trước khi đi tập, OnePlus Watch vẫn có thể chỉ ra vị trí hiện tại của bạn nhờ chip định vị GPS được trang bị sẵn bên trong. Khả năng định vị này tuy không chuẩn xác được như so với định vị GPS của điện thoại nhưng vẫn sẽ cho bạn vị trí cơ bản mà bạn đang đứng.
Phần mềm: OnePlus Watch không sử dụng Wear OS liệu có ổn?
Vài tuần trước ngày thông báo của OnePlus Watch, hãng sản xuất đã xác nhận việc chiếc đồng hồ sẽ không sử dụng hệ điều hành Wear OS của Google. Theo lời giám đốc điều hành của OnePlus, hãng sẽ trang bị cho chiếc đồng hồ một hệ điều hành custom thay vì sử dụng Wear OS để mang lại thời lượng pin tốt hơn cho sản phẩm.
Nếu bạn đã quen với Wear OS, thì lời giải thích của hãng là hoàn toàn hợp lý. Phần lớn các dòng đồng hồ thông minh chạy Wear OS đều phải chật vật về mặt thời lượng pin khi sử dụng qua ngày thứ 2.
TicWatch Pro 3 là một trong những chiếc đồng hồ có thời lượng pin dài nhất trên thị trường hiện nay, cho phép tôi sử dụng thoải mái suốt 2 ngày với mọi tính năng được kích hoạt. Để so sánh, thời lượng pin của OnePlus Watch rơi vào khoảng từ 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào cường độ sử dụng của bạn. Tuy nhiên, để đánh đổi mức thời lượng pin ấn tượng này, OnePlus Watch lại hơi thiếu các ứng dụng mà những dòng smartwatch thông thường có.
Do OnePlus Watch là một sản phẩm mới ra mắt cộng với việc sử dụng hệ điều hành hoàn toàn mới, các hãng phát triển phần mềm phải mất một khoảng thời gian mới có thể tối ưu hóa các ứng dụng cho thiết bị. Trên thực tế, tại thời điểm viết bài, chiếc OnePlus Watch chỉ có tổng cộng 19 ứng dụng chức năng.
Hiệu suất: Trải nghiệm hệ điều hành custom có mượt mà?
OnePlus Watch là một chiếc đồng hồ rất nhanh, mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn toàn mới so với các dòng đồng hồ thông minh giá rẻ chạy Wear OS. Mọi màn hình ứng dụng được hiện lên và ấn đi một cách mượt mà khi tay tôi lướt bên trên mặt đồng hồ. Các ứng dụng được cài sẵn có thời gian load cực nhanh và gần như không có thời gian trễ.
Wear OS đem đến cho người dùng một giao diện gọn gàng và tối giản. Các nút bấm trên màn hình được làm lớn cho phép người dùng dễ dàng ấn chọn. Giao diện của các ứng dụng không bị lộn xộn, đem lại trải nghiệm sử dụng liền mạch cho người dùng. Nhiều ứng dụng được thiết kế chia màn hình và có thể được vuốt lên và vuốt xuống để hiển thị thêm thông tin.
Hệ điều hành cho phép người dùng khả năng điều hướng dễ dàng và hợp lý. Tương tự như Wear OS, bạn có thể vuốt lên trên từ phía cạnh dưới để hiển thị màn hình thông báo. Vuốt từ phải qua trái để hiển thị thông tin thêm về ứng dụng, vuốt từ trên xuống dưới để hiện ra màn hình Cài đặt nhanh, trong khi thao tác nhấn giữ sẽ chuyển mặt đồng hồ. Dù OnePlus cho phép người dùng lựa chọn 1 trong tổng số 50 loại mặt đồng hồ khác nhau, bạn lại không thể tự ý thêm thiết kế mặt đồng hồ riêng của cá nhân.
Thời lượng pin: OnePlus Watch trụ được bao lâu với một lần sạc?
Dù mặt phần mềm của OnePlus Watch không quá ấn tượng, tôi lại hoàn toàn kinh ngạc trước thời lượng pin của chiếc đồng hồ. Trong quá trình sử dụng 24 giờ thông thường, lượng pin của chiếc đồng hồ tụt khoảng từ 9 đến 10% với mọi tính năng cảm biến thông minh được kích hoạt. Trong quá trình sử dụng, tôi thường xuyên nhận và nhắn tin, xem thời gian và kiểm tra thời tiết.
Khi tôi để điện thoại tại nhà và đi ra ngoài đi dạo với chế độ GPS được kích hoạt, đồng thời stream nhạc thông qua tai nghe không dây, thời lượng pin tụt xuống khoảng 10 đến 11% trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Tổng kết: OnePlus Watch có đáng mua hay không?
OnePlus Watch là chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên khá hứa hẹn từ một hãng sản xuất chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất dòng sản phẩm này. Nếu bạn cần một thiết bị đeo tay có thiết kế bắt mắt hơn các dòng đồng hồ hỗ trợ thể thao thông thường, trong khi lại có mức giá rẻ hơn so với các dòng đồng hồ phân khúc cao cấp, thì OnePlus Watch là một lựa chọn không tồi.
Chiếc đồng hồ có thể cạnh tranh với 2 dòng đồng hồ từ 2 hãng sản xuất phụ kiện nhiều kinh nghiệm trên thị trường đó là Huawei và Xiaomi. Đây là một thành tích đáng nể đối với dòng phiên bản đồng hồ thông minh đầu tiên của hãng. OnePlus Watch có vẻ ngoài cao cấp, trải nghiệm sử dụng mượt mà, có thời lượng pin 1 tần. Tuy nhiên, những điểm mạnh này lại bị kéo lại bởi hệ điều hành custom thiếu nhiều hỗ trợ về mặt phần mềm từ bên thứ 3, cũng như thiếu các ứng dụng tiện ích được cài sẵn.
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu OnePlus Watch có thực sự đáng mua? Nếu bạn tìm được chiếc đồng hồ với mức giá khuyến mại thì câu trả lời 100% là có. Còn nếu không, hãy nghĩ về mục đích sử dụng của chiếc đồng hồ khi bạn mua về. Nếu bạn cần một chiếc đồng hồ thông minh đơn giản và dễ sử dụng, thì có thể một sản phẩm chạy hệ điều hành Wear OS hoặc Tizen OS sẽ không dành cho bạn. Nếu bạn cảm thấy những hạn chế của Oneplus Watch là quá lớn thì hãy cân nhắc những lựa chọn khác.
Điểm cộng
- Thiết kế đồng hồ truyền thống đẹp mắt
- Trải nghiệm đeo trên tay thoải mái
- Độ bền cao với tiêu chuẩn chống nước IP68
- Hiệu suất mượt mà
- Thời lượng pin siêu dài
Điểm trừ
- Thiếu hỗ trợ phần mềm từ bên thứ 3
- Không có khả năng sạc không dây