Nhu cầu về máy in 3D
Tại sao mình lại nói vấn đề này đầu tiên khi nói đến dòng máy in 3D tự chế. Đầu tiên bạn phải xác định nhu cầu của bạn cần chiếc máy in trong lĩnh vực nào, công việc gì từ đó mới xác định được công nghệ in và kiểu máy in mà bạn sẽ lắp. Mỗi công nghệ in và kiểu máy in lại có những ưu nhước điểm khác nhau và phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng.
Máy in tự chế mà mình đang hướng tới sử dụng công nghệ in FDM ( in đùn nhựa hay đắp nhựa từng lớp) ưu điểm của công nghệ này là đơn giản, giá thành lắp máy rẻ, thời gian triển khai nhanh, dễ lắp ráp và sửa chữa. Bên cạnh đó nó cũng có nhược điểm như độ chính xác mô hình không cao ( có sai số so với bản vẽ trên máy tính) nhưng bạn có thể hạn chế phần nào những sai số này, khoảng sai lệch về khoảng giá trị chấp nhận được với nhu cầu của bạn ( nếu bạn nào cần sai số mô hình tương đương như máy CNC thì không nên nghĩ đến máy in 3D công nghệ FDM). Độ mịn hay yêu cầu về bề mặt chi tiết cần nhiều công đoạn để cải thiện (công nghệ in SLA có ưu điểm hơn về mặt này)
Xác định kiểu máy in 3D
Ở đây chúng ta không nói đến các loại máy in bán sẵn trên thị trường. Trong dòng máy in Reprap (máy in tự lắp) cũng có rất nhiều kiểu máy in như : Delta, Mendel, Prusa … Các bạn có thể lên google và search từ khóa Reprap để xem thêm các model khác.
Với kinh nghiệm của bản thân trong loạt bài này mình sẽ nói về model Prusa i3. Vì sao lại chọn model này ?
Nhìn hình dáng nếu bạn nào biết về cơ cấu máy CNC có thể nhận ra máy có dạng H frame. Hai trục z 2 bên và trục x tạo thành hình chữ H. Ưu điểm của cơ cấu này là dễ lắp đặt và căn chỉnh chuẩn cho máy mặc dù chi phí về linh kiện sẽ nhiều hơn các model khác ( vd model này cần tới 5 motor bước trong khi máy Delta chỉ cần 4) nhưng bạn nên biết chi phí của 1 chút linh kiện sẽ không thể sánh được với lượng thời gian và công sức bạn bỏ ra để căn chỉnh máy, chỉ cần 1 sai sót nhỏ trong cơ cấu cũng dẫn đến máy không thể in được hoặc sản phẩm in không đạt yêu cầu. Và với những bạn mới tiếp cận với công nghệ in 3D thì cơ cấu này tương đối trực quan và dễ hình dung nên khi bạn tìm kiếm linh kiện, lắp ráp cũng sẽ dễ dàng hơn.
Và đặc biết kinh nghiệm của mình mách các bạn thì cơ cấu này tương đối khỏe so với các kiểu máy khác nên sau này khi bạn đã đi sâu vào lĩnh vực thiết kế sẽ có thể ứng dụng để làm nhiều việc khác với chiếc máy in 3D không chỉ dùng để in mô hình( trong các loạt bài chuyên mục khác mình sẽ chia sẻ những ứng dụng này, rất thú vị đó ^ ^).
Ở bài này các bạn cũng đã phần nào xác định được chiếc máy in của mình sẽ như thế nào rồi nhỉ, bài sau mình sẽ chia sẻ cho các bạn cấu tạo và cách thức 1 chiếc máy in 3D hoạt động như thế nào nhé. Khi đã nắm rõ về nguyên lý các bạn sẽ rất thuận tiện trong việc tìm kiếm linh kiện và lắp ráp máy in 3D.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài sau. Nhớ like fanpage để cập nhật bài mới sớm nhất các bạn nhé.