Samsung Galaxy A52 là chiếc điện thoại tầm trung mới nhất của Samsung. Phiên bản Samsung Galaxy A51 năm ngoái là chiếc điện thoại Android bán chạy nhất năm 2020, với hơn 23 triệu máy được bán trên khắp thế giới. Sự thành công của dòng điện thoại là minh chứng cho thấy phần lớn người tiêu dùng quan tâm đến độ uy tín của hãng sản xuất, chất lượng camera và trải nghiệm sử dụng hơn là một chiếc điện thoại có cấu hình cao trên lý thuyết từ các hãng sản xuất nhỏ hơn.
Samsung Galaxy A52 là phiên bản cập nhật mới nhất của dòng máy đó. Galaxy A52 mang đến cho người dùng những cải tiến lớn về mặt phần cứng, bao gồm một chiếc màn hình mới, camera chất lượng tốt hơn, tốc độ sạc nhanh hơn và phiên bản kết nối mạng 5G riêng biệt dành cho một số thị trường trên thế giới.
Cùng với sự cải tiến về mặt phần cứng, Samsung còn cam kết sẽ hỗ trợ cập nhật phiên bản hệ điều hành Android lên đến 3 năm cho chiếc Galaxy A52. Điều này khiến Galaxy A52 là một trong số ít các dòng điện thoại tầm trung trên thị trường có thời gian hỗ trợ cập nhật dài. Máy có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng phân khúc như Google Pixel 4a và OnePlus Nord, nhưng liệu có phải là chiếc điện thoại có thể bán được hàng triệu phiên bản? Dù ấn có tượng đầu tiên rất tốt, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này thông qua bài đánh giá Galaxy A52 dưới đây.
Thông số kỹ thuật Samsung Galaxy A52
- Màn hình: 6.5-inch FHD+ Super AMOLED (1080 x 2400)
- CPU: Qualcomm Snapdragon 720G
- RAM: 6GB
- Camera sau: 64MP + 12MP + 5MP + 5MP
- Camera trước: 32MP
- Bộ nhớ trong: 128GB
- Kích thước: 75.1 x 159.9 x 8.4mm
- Khối lượng: 189g
- Pin: 4,500 mAh
Xem giá
Thiết kế của Samsung Galaxy A52
Samsung Galaxy A52 có thiết kế bên ngoài rất tương đồng với Galaxy S21 Ultra. Máy đã bỏ đi thiết kế mặt lưng nhựa hoàn thiện bóng bẩy của phiên bản tiền nhiệm. Thay vào đó, Galaxy A52 sở hữu một vỏ lưng nhựa tối giản với một bề mặt hoàn thiện sa-tanh.
Tên chính thức của các phiên bản màu sắc mà hãng đặt tên bao gồm Awesome Black, Awesome Blue, Awesome Violet, và Awesome White. Vỏ ngoài của chiếc điện thoại không được ấn tượng cho lắm. Mặt lưng của máy trông hơi đơn điệu và có chất lượng build mỏng manh, bạn có thể cảm thấy bề mặt của chiếc điện thoại bị uốn cong vào trong khi cầm trên tay.
Mặt lưng của máy rất dễ bám vân tay, trong khi bề mặt phẳng lỳ của chiếc điện thoại khiến người dùng khó cầm chắc trên tay. Điều này khiến cho việc đeo ốp lưng cho Galaxy A52 là một điều rất cần thiết. Một điều trớ trêu là khác với phiên bản trước, máy không tặng kèm sẵn ốp lưng điện thoại trong hộp khi mua.
Cụm camera sau của máy nhô lên một chút so với mặt lưng của chiếc điện thoại. Máy có khung viền được làm bằng nhựa, sở hữu bề mặt hoàn thiện với cùng tông màu với mặt lưng, tương tự như phiên bản máy trước.
Galaxy A52 được bố trí bố cụm nút chức năng và cổng sạc tương tự như các dòng điện thoại khác của Samsung. Cụm nút tăng giảm âm lượng và nút nguồn được đặt ở cạnh phải, trong khi cạnh trái hoàn toàn trống trơn. Cạnh dưới của chiếc điện thoại được trang bị giắc cắm tai nghe 3.5 mm, microphone chính, cổng USB Type-C và dải loa chính. Trong khi đó, nằm tại cạnh trên của chiếc điện thoại là chiếc microphone phụ có chức năng cách âm, nằm ngay cạnh khe đựng SIM lai. Dải loa thoại của máy có chức năng kiêm luôn dải loa phụ, đem lại âm thanh stereo cho chiếc điện thoại.
Dù có những hạn chế trong vật liệu sản xuất, Galaxy A52 vẫn có tiêu chuẩn chống nước và bụi bẩn IP67. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc điện thoại vẫn có thể sử dụng được khi bị nhấn chìm dưới mực nước 1m trong vòng tối đa 30 phút.
Màn hình của Samsung Galaxy A52
Dòng điện thoại Galaxy A5x được trang bị màn hình Super AMOLED kể từ dòng máy đầu tiên. Xu hướng này được tiếp tục với chiếc A52, với một chiếc màn hình 6.5 inch, độ phân giải Full HD+, tấm nền Super AMOLED, với một chiếc camera selfie đục lỗ tại chính giữa ở cạnh trên màn hình. Chiếc camera này có kích thước khá nhỏ, không làm ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm hình ảnh của người dùng. Theo lời của Samsung, màn hình của máy có chỉ số độ sáng tối đa lên đến 800 nit.
Màn hình của máy hỗ trợ công nghệ HDR10+ và HLG, cho phép người dùng thưởng thức các nội dung HDR. Sử dụng tấm nền AMOLED do Samsung sản xuất, màn hình máy có độ sáng rực rỡ và độ tương phản màu sắc cao. Do là nằm ở phân khúc tầm trung, màn hình của máy vẫn bị hiệu ứng cầu vồng.
Với phiên bản này, Samsung đã trang bị cho dòng máy tầm trung của hãng một màn hình có tần số quét cao hơn. Phiên bản LTE của chiếc Galaxy A52 được trang bị một màn hình có tần số 90Hz. Điều này nghĩa là màn hình của máy được làm mới nhanh gấp rưỡi so với màn 60Hz truyền thống, từ đó đem lại trải nghiệm sử dụng mượt mà.
Do máy được trang bị con chip tầm trung là Qualcomm Snapdragon 720G, bạn có thể gặp một vài tình trạng giật lag khi có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm cùng một lúc. Dù vậy, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm sử dụng tổng thể của bạn. Khác với các dòng flagship của Samsung, máy không có cài đặt thay đổi tần số quét màn hình tự động mà chỉ có 2 lựa chọn duy nhất là 90 và 60Hz.
Máy được trang bị bảo mật vân tay bên dưới màn hình tương tự như các phiên bản tiền nhiệm, có độ chính xác và tốc độ nhận cải thiện.
Camera
Camera là một trong những lĩnh vực khác được cải tiến ở chiếc Galaxy A52. Máy được trang bị cụm camera sau với tổ hợp 4 ống kính. Trong đó bao gồm camera chính 64MP, camera góc siêu rộng 12MP, camera macro 5MP và cảm biến chiều sâu 5MP. Trong khi đó, máy được trang bị camera selfie độ phân giải 32MP. Camera của A52 được trang bị tính năng chống rung quang học OIS, cho phép người dùng quay video mà không bị rung hình.
Camera chính của máy được trang bị với ống kính f/1.8 và chụp những bức ảnh độ phân giải 16MP mặc định với sự hỗ trợ của công nghệ gộp điểm ảnh 4 trong 1. Ứng dụng Camera của máy có giao diện tương đồng với ứng dụng được cài sẵn trong các dòng máy cao cấp của hãng, bao gồm Galaxy Note 20 Ultra và sê-ri Galaxy S21.
Ngoài chế độ chụp hình 16MP ra, Galaxy A52 còn có thể chụp ảnh sử dụng độ phân giải tối đa của cảm biến. Những bức ảnh chụp ở chế độ 64MP của chiếc Galaxy A52 có màu sắc ít bão hòa hơn so với những bức ảnh 16MP. Trên thực tế, những bức hình 64MP có tông màu tự nhiên trong khi màu sắc của những bức ảnh 16MP trông như thể đã được đẩy lên bởi phần mềm.
Trong điều kiện thiếu sáng hoặc buổi tối, tính năng gộp điểm ảnh mang lại độ phơi sáng tốt cho những bức hình mà máy chụp. Điều ngạc nhiên là camera của A52 tự động tăng thời gian phơi nhiễm sáng ngay cả khi không sử dụng chế độ chụp ảnh đêm Night Mode.
Camera góc siêu rộng 12MP sử dụng ống kính có tiêu cự f/2.2, mang lại góc nhìn rộng tối đa 123 độ.
Ngoài 2 chiếc camera kể trên, Galaxy A52 còn được trang bị ống kính macro 5MP cho phép người dùng chụp những vật thể có khoảng cách từ 3 đến 5cm so với ống kính. Chất lượng hình ảnh từ chiếc ống kính năng chỉ ở mức tầm trung, với màu sắc thể hiện sai lệch và mờ mịt.
Hiệu năng
Samsung Galaxy A52 được trang bị con chip Qualcomm Snapdragon 720G. Dù con chip này là sự cải thiện lớn so với dòng chip Exynos 9611 của phiên bản tiền nhiệm, dòng chip tầm trung của Qualcomm thỉnh thoảng vẫn phải chật vật ở một số trường hợp nhất định. Chiếc điện thoại có một vài hiện tượng giật lag khi tôi điều hướng quanh hệ điều hành, nhất là khi chiếc điện thoại đang được sạc pin hoặc khi Play Store đang cập nhật ứng dụng.
Để đo mức hiệu năng của Galaxy A52 và so sánh máy với những dòng điện thoại cùng tầm giá, chúng tôi chấm điểm thông qua Geekbench 5 và 3DMark. Các dòng máy được so sánh bao gồm Redmi Note 9 Pro 5G, OnePlus Nord và Samsung Galaxy F62.
Ở bài kiểm tra hiệu năng tổng thể với Geekbench, chiếc Galaxy A52 đạt điểm số hiệu suất xử lý đa nhân là 1531, thấp nhất so với những dòng máy được so sánh.
Về khả năng xử lý đồ họa, chiếc Galaxy A52 đem lại trải nghiệm vừa tầm với những tựa game cấu hình tầm trung. Dù máy có thể chạy được tựa game nặng ví dụ nhu COD Mobile, bạn sẽ gặp tình trạng lag và độ phản hồi trễ trong quá trình chơi, gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm giải trí.
Phần mềm
Dù trong quá khứ, Samsung được coi là một trong những hãng sản xuất điện thoại có hạn chế lớn nhất về mặt phần mềm. Điều này đã thay đổi kể từ ngày hãng cho ra mắt công chúng hệ điều hành One UI. Giờ đây, Samsung được xem là hãng công nghệ đi đầu với sự hỗ trợ phần mềm nhanh chóng và đáng tin cậy.
Với chiếc Galaxy A52, hãng đã cam kết sẽ hỗ trợ cập nhật hệ điều hành của máy trong vòng ít nhất 3 năm và cập nhật bảo mật ít nhất 4 năm.
Tổng kết
Samsung Galaxy A52 mang đến cho người dùng nhiều điểm cải tiến so với phiên bản máy tiền nhiệm. Những điểm cải thiện này bao gồm một màn hình chất lượng hơn, camera tốt hơn, tốc độ sạc nhanh, hiệu năng mạnh mẽ hơn.
Trong khi các dòng máy tầm trung của hãng khác thường đánh đổi tất cả để mang lại cấu hình mạnh mẽ cho người dùng, Samsung đã đi một còn đường hoàn toàn khác với điểm đến tương tự bằng cách mang đến cho người dùng những tính năng cao cấp như camera cao cấp, màn hình Super AMOLED, tiêu chuẩn IP67 và thời gian hỗ trợ cập nhật phần mềm lên đến 4 năm.
Điểm cộng
- Màn hình AMOLED 90Hz
- Hỗ trợ cập nhật phần mềm thời gian dài
- Tiêu chuẩn chống nước và bụi bẩn IP67
Điểm trừ
- Nhiều bloatware
- Chất lượng build tầm trung