Đánh giá Samsung Galaxy S20 FE 4G: Giá phải chăng, nhiều tính năng cao cấp

Samsung Galaxy S20 FE 4G

Samsung Galaxy S20 FE là câu trả lời của Samsung trong thời buổi đại dịch toàn cầu. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, sản phẩm mà người tiêu dùng muốn không phải là một chiếc flagship đắt tiền, mà là một chiếc điện thoại tầm trung có giá trị sử dụng cao. Đây là phân khúc giá mà các hãng như Apple, OnePlus và Xiaomi đang tập trung mạnh trong năm nay và Samsung cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại có nhiều ưu điểm như Galaxy S20 với một mức giá phải chăng, hãy lựa chọn Galaxy S20 FE.

Thông số kỹ thuật Samsung Galaxy S20 FE 4G

  • Màn hình: 6.5-inch 20:9 FHD+ (2400×1080) Super AMOLED
  • CPU: Samsung Exynos 990
  • RAM: 6GB
  • Camera sau: 12MP + 12MP + 8MP
  • Camera trước: 32MP
  • Bộ nhớ trong: 128GB
  • Kích thước: 74.5 x 159.9 x 8.4 mm
  • Khối lượng: 190g
  • Pin: 4,500mAh

Thiết kế của Samsung Galaxy S20 FE 4G

Samsung Galaxy S20 FE có thiết kế bên ngoài không quá ấn tượng nhưng lại có độ thực dụng cao. Trước hết hãy nhìn vào khía cạnh chất lượng build của chiếc điện thoại. Máy được trang bị khung viền nhôm mỏng và sử dụng chất liệu nhựa để chế tạo mặt lưng thay vì được làm bằng kính. Về mặt độ bền, đây lại là một điểm cộng, do nhựa không dễ vỡ như kính khi rơi từ trên cao.

Mặt trước của chiếc điện thoại chính là nơi độ bền của máy bị hạn chế. Màn hình của máy được bảo vệ bởi tấm kính cường lực Corning Gorilla Glass 3, thấp hơn phiên bản kính cường lực mới nhất hiện nay đến 3 thế hệ.

Nút nguồn và cụm nút tăng giảm âm lượng của máy có độ bền chấp nhận được và có phản hồi xúc giác khá đầm tay, tuy nhiên những dòng máy như OnePlus 8 Pro lại làm tốt hơn ở lĩnh vực này.

Samsung Galaxy S20 FE 4G

Về mặt cảm giác cầm nắm trên tay, Galaxy S20 FE đem lại trải nghiệm khá thoải mái khi cầm trên tay. Màn hình kích thước 6.5 inch của máy không quá lớn, các góc cạnh của máy được bo cong mềm mại, độ dày của máy ở mức tầm trung (8.4 mm) và có khối lượng 190 gram. Chiếc điện thoại nhẹ hơn nhiều khi so sánh với OnePlus 8 Pro.

Mặt lưng của máy được hoàn thiện nhám đem lại cảm giác cầm nắm thoải mái hơn so với chiếc mặt lưng nhựa trơn được sử dụng ở dòng máy sê-ri M và sê-ri A của hãng.

Thiết kế mặt trước của Galaxy S20 FE lại là một khía cạnh mà Samsung làm chúng tôi thất vọng. Màn hình của máy được khoét một lỗ nhỏ ở chính dưới cạnh trên, là nơi mà Samsung đặt camera selfie cho chiếc Galaxy S20 FE. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi thất vọng chính là tỷ lệ màn hình so với thân máy khiêm tốn là 84.8%.

Viền màn hình ở 4 cạnh đều có kích thước lớn hơn nhiều so với những gì ta thấy ở chiếc Galaxy S20+, chiếc máy này có tỷ lệ màn hình là 90.5%. Điều này nghĩa là dù có màn hình kích thước nhỏ hơn 0.2 inch, chiếc Galaxy S20 FE lại có thân máy lớn hơn so với chiếc S20+.

Chuyển qua mặt lưng, chúng ta có thể thấy ngôn ngữ thiết kế của các dòng máy được sản xuất năm 2020 của Samsung. Cụm camera 3 ống kính được đặt trên góc trái, có hình chữ nhật với 4 cạnh bo cong mềm mại. Cụm camera của máy nhô lên một chút so với mặt lưng do được trang bị cảm biến chính có kích thước 1/1.7 inch.

Máy được phát hành với 4 phiên bản màu sắc mà Samsung đặt tên là Cloud Navy, Cloud Mint, Cloud Lavender, Cloud White, Cloud Orange và Cloud Red. Phiên bản Galaxy S20 FE mà chúng tôi sử dụng để review sử dụng phiên bản màu sắc Cloud Mint. Phiên bản này sử dụng tông màu xanh lá nhẹ nhàng và rất trung tính.

Galaxy S20 FE có tiêu chuẩn chống nước và bụi bận IP68 và được trang bị khe đựng SIM kép. Tuy nhiên, máy lại không có giắc cắm tai nghe 3.5 mm như các dòng máy thuộc sê-ri Galaxy S20 khác. Hãng cũng không tặng kèm cáp chuyển đổi USB Type-C sang giắc 3.5 mm vậy nên bạn phải bỏ thêm ít tiền nếu muốn sử dụng tai nghe với chiếc điện thoại mới mua của mình.

Màn hình của Samsung Galaxy S20 FE 4G

Samsung Galaxy S20 FE được trang bị một màn hình phẳng có kích thước 6.5 inch, độ phân giải Full HD+, tấm nền Super AMOLED, có tỷ lệ là 20:9 và mật độ điểm ảnh 407 ppi. Màn hình có tần số quét lên đến 120Hz. Bạn có thể lựa chọn một trong hai tần số quét màn hình là 60 và 120Hz trong mục cài đặt hiển thị của máy.

Samsung Galaxy S20 FE 4G

Việc chiếc điện thoại sử dụng màn hình phẳng thay vì màn hình cong có thể là điểm cộng hoặc là điểm trừ tùy thuộc vào mỗi người. Theo tôi, màn hình phẳng đem lại khả năng sử dụng thực dụng hơn, có cảm giác cầm trên tay chắc chắn và ít bị trơn trượt hơn.

Galaxy S20 FE sử dụng tấm nền Super AMOLED thay vì tấm nền Dynamic AMOLED được trang bị trên các dòng máy flagship của hãng. Điều này nghĩa là màn hình của máy chỉ đạt chuẩn HDR10 chứ không phải HDR10+.

Hiệu năng

Samsung Galaxy S20 FE 4G được trang bị con chip Exynos 990 do Samsung sản xuất, trong khi phiên bản 5G được trang bị chip Qualcomm Snapdragon 865.

Exynos 990 là con chip xử lý 3 cụm, được cấu thành bởi 2 nhân lớn Exynos M5 có xung nhịp 2.7GHz, 2 nhân tầm trung ARM Cortex-A76 xung nhịp 2.5GHz và 4 nhân nhỏ ARM Cortex-A55 xung nhịp 2GHz. Con chip được trang bị GPU Mali-G77MP11 của ARM. Xét về mặt tổng thể, Exynos 990 là con chip flagship có mức hiệu năng khá tốt.

Camera

Samsung Galaxy S20 FE được trang bị cụm camera sau với tổ hợp 3 ống kính. Camera chính của máy có cấu hình tương tự so với Galaxy S20 và Galaxy S20+. Điều này nghĩa là ống kính chính của máy sử dụng cảm biến Samsung ISOCELL S5K2LD 12MP, có kích thước 1/1.7 inch, khẩu độ f/1.8 và có khả năng chống rung quang học. Đặc điểm nổi bật của cảm biến này chính là việc sử dụng mảng lọc màu Bayer.

Camera góc siêu rộng của máy được trang bị cảm biến 12MP, kích thước 1/3 inch, khẩu độ f/2.2 và có góc chụp 123 độ. Cảm biến này không có tính năng tự động lấy nét. Chiếc camera này sử dụng cảm biến có chất lượng kém hơn so với các dòng máy thuộc sê-ri Galaxy S20.

Samsung Galaxy S20 FE 4G

Chiếc camera thứ 3 của máy là camera telephoto. Camera sử dụng cảm biến độ phân giải 8MP, kích thước 1/4.5 inch, khẩu độ f/2.4 và sở hữu tính năng chống rung quang học.

Về mặt lý thuyết, Galaxy S20 FE có lợi thế khi chụp hình ở điều kiện đầy đủ ánh sáng với khả năng phóng to quang học.

Galaxy S20 FE có khả năng quay video khá tốt. Máy có thể quay video ở độ phân giải tối đa là 4K với 60 fps. Máy hỗ trợ thu âm với định dạng dữ liệu HEVC. Chiếc điện thoại hỗ trợ việc quay video với camera góc siêu rộng và camera telephoto. 2 tính năng chống rung điện tử (EIS) và chống rung quang học (OIS) được kích hoạt khi quay video với mức khung hình 30 fps, trong khi OIS được giữ nguyên khi quay ở mức khung hình 60 fps.

Phần mềm

Để kiểm tra độ mượt mà của Galaxy S20 FE, chúng tôi sử dụng bài benchmark có tên gọi JankBench. Phần mềm này có chức năng mô phỏng các tác vụ cơ bản hàng ngày của người dùng.

Về mặt hiệu suất sử dụng đời thật, Galaxy S20 FE đem lại trải nghiệm sử dụng khá thoải mái. Ở chế độ màn hình 120Hz, mọi hoạt ảnh máy đều được thực hiện một cách mượt mà và nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhất định, tôi vẫn có thể thấy được một vài hiện tượng giật lag nhẹ khi điều hướng xung quanh hệ điều hành.

Tổng kết

Galaxy S20 FE là một chiếc điện thoại chất lượng cao, là lựa chọn có giá trị sử dụng tốt hơn nhiều so với phiên bản flagship của hãng.

Những điểm mạnh của Galaxy S20 FE bao gồm màn hình kích thước 6.5 inch, độ phân giải 120Hz, tấm nền AMOLED, nhiều lựa chọn màu sắc, hiệu suất sử dụng đời thực tốt, chất lượng ảnh chụp tốt trong điều kiện đủ ánh sáng, cảm biến vân tay dưới màn hình chính xác, nhiều tính năng hữu ích trong hệ điều hành.

Danh sách những điểm hạn chế của chiếc điện thoại bao gồm tỷ lệ màn hình so với thân máy thấp, màu sắc màn hình không quá trung thực, hiệu năng GPU không quas ấn tượng và không được tặng kèm củ sạc khi mua máy.

Tổng kết lại, một thị trường đầy ắp những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ khiến cho Samsung Galaxy S20 FE gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nên sự khác biệt giữa đám đông.

Điểm cộng

  • Hiệu năng tốt
  • Màn hình 120Hz rực rỡ
  • Thời lượng pin dài
  • Chất lượng ảnh chụp tốt

Điểm trừ

  • Chất lượng build không quá ấn tượng

Nguồn: biên tập thietbiketnoi.com