Thế hệ PC 386
IBM đã dẫn đầu về công nghệ, nhưng điều đó bị mai một khi Compaq phát hành Deskpro 386 năm 1986. Intel thời gian này đã phát hành CPU 32-bit 80386, nhưng không may cho IBM, Compaq đã nhanh chân hơn trên thị trường với một máy 386 có RAM 1MB. và hệ điều hành MS-DOS 3.1.
Tốc độ thế hệ 386 nhanh hơn gấp hai đến năm lần so với thế hệ 286, với giá khởi điểm là 6.500 đô la. Máy của Compaq trở thành flagship vào thời gian này và cướp đi danh hiệu lãnh đạo ngành điện toán của IBM.
IBM đã quay trở lại cuộc chiến với Personal System/2 (PS/2) vào năm 1987, cuối cùng sau một năm IBM đã phát hành thế hệ 386 ra thị trường; cấu hình mạnh nhất có CPU 20MHz, RAM 2MB và đĩa cứng 115MB.
Đây là một chiếc máy tính mang tính bước ngoặt, tiêu chuẩn hóa những thứ như đĩa mềm 3,5 inch 1,44MB và các cổng PS/2 vẫn được sử dụng bởi chuột và bàn phím cho đến thời gian gần đây.
Tuy nhiên, bước nhảy vọt lớn nhất là sự ra đời của đồ họa VGA trên máy tính để bàn. Mang đến độ phân giải 640×480 hiển thị 16 màu và chế độ phân giải thấp 320×200 hiển thị 256 màu, đáp ứng nhu cầu chơi game trên máy tính để bàn.
Bất chấp những tiến bộ đáng kinh ngạc đó, IBM vẫn tiếp tục thất thế trước những người đi sau. Mặc dù dòng PS/2 bán chạy trong một thời gian, nhưng máy của IBM vẫn quá đắt đối với thị trường.
Khi những năm 80 trôi qua, cái tên ‘PC’ bắt đầu mất liên kết với IBM và thay vào đó mọi người bắt đầu nhắc điến ‘IBM-tương thích với IBM’.
Mặc dù PC đã càn quét nước Mỹ, nhưng ở nhiều khu vực trên toàn thế giới, các dòng máy khác vẫn rất phổ biến; Châu Âu được thống trị bởi Atari ST và Commodore Amiga.
Khi PC vẫn chưa có GUI, những máy tính dựa trên Motorola 68000 đã có GUI tinh vi và khả năng đa phương tiện đáng kinh ngạc nhưng có giá bán thấp hơn. Điều này gây khó khăn cho quá trình trinh phục thế giới của PC trong một số năm.
Tuy nhiên, PC vẫn tiếp tục phát triển, với những nâng cấp như đồ họa 800×600 SVGA (Super VGA) vào năm 1988.
Cuối những năm 80 Intel kết thúc thập kỷ bằng cách phát hành thế hệ CPU 486 vào tháng 4 năm 1989, CPU mạnh mẽ này sẽ khởi động thập kỷ tiếp theo.
Máy tính thế hệ 486 đầu tiên là Power Platform 486/25 của IBM phát hành vào tháng 10 năm đó, chiếc máy mạnh nhất trên thị trường. PC bước vào thập kỷ mới giã từ dòng CPU 8 bit và mang trong mình bộ vi xử lý 32 bit đầy đủ và đồ họa SVGA.
Cuộc chiến hệ điều hành 32-bit
Thời đại Windows đồng nghĩa với PC. Khi bạn hỏi mọi người cái gì chạy trên PC và đó là những gì họ sẽ nói. Cho đến nay không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy, tập đoàn “WinTel” phát hành các bản cập nhật của bộ xử lý và phần mềm song hành với nhau.
Nhưng tại sao? Các tính năng phần mềm mới yêu cầu phần cứng nhanh hơn và phần cứng nhanh hơn thúc đẩy phần mềm nâng cấp. Điều đó tạo thành một vòng lặp.
Tuy nhiên, khi Microsoft đã trở thành một công ty lớn và tích cự mở rộng phạm vi phần mềm của mình, đã có một dự án khác đang khởi động. Nó có sự khởi đầu khiêm tốn từ chiếc PC i386 của một sinh viên, nhưng cuối cùng trở thành phần mềm vận hành cho những chiếc máy tính nhanh nhất trên hành tinh.
Nhưng làm thế nào mà một đội bao gồm một sinh viên Phần Lan và một số hippies người California lại có thể tạo ra một hệ sinh thái thách thức Microsoft?
Hãy cùng tìm hiểu! Chúng tôi sẽ thảo luận về những thay đổi lớn trong thế giới người tiêu dùng và doanh nghiệp ở nhánh này của lịch sử PC, nhưng chúng tôi sẽ dành riêng phần cuối của seri này để nói về sự phát triển của Linux và cộng đồng nguồn mở, để bạn đọc có thể dễ hiểu nhất theo dòng thời gian.
Chúng ta trở lại với Microsoft, các phiên bản Windows đầu tiên không thành công, nhưng với Windows 3.0 phát hành năm 1990 cho máy tính để bàn PC được coi là một sự thay thế khả thi cho Macintosh và Amiga. Windows 3.0 có giao diện mới, khả năng “đa nhiệm” và các ứng dụng điều khiển bằng chuột giúp giải phóng người dùng khỏi dòng lệnh.
Trong khi đó, hệ điều hành OS/2 của IBM đã thiết lập được vị trí trong các doanh nghiệp Mỹ. Đến năm 1990, liên minh giữa IBM và Microsoft tan rã, hai bên trở thành đối thủ của nhau.
Mặc dù các phiên bản của OS/2 mới hơn và tiên tiến hơn, nhưng hiện tại Microsoft đã có lợi thế về công nghệ. IBM vẫn bị ràng buộc bởi thế hệ 286, điều này khiến OS/2 chủ yếu chạy trên 16-bit do đó không thể sử dụng các tính năng nâng cao của 386.
Tháng 4 năm 1992 cuối cùng OS/2 đã nâng cấp lên hệ điều hành 32-bit. Xét về tổng thể, nó vượt trội hơn, với các phần mở rộng cho DOS và hỗ trợ Windows 3.x trong một môi trường ổn định.
Nhưng trong khi Windows nhắm mục tiêu vào các máy của nhiều nhà sản xuất, OS/2 nhắm mục tiêu vào phần cứng chỉ của IBM, vì vậy nó không thể chạy trên nhiều hệ thống khác nhau mà Windows chạy hoàn hảo. Hơn nữa, trong khi IBM bán OS/2 như một sản phẩm riêng biệt, Microsoft đã kết hợp Windows với các PC của các nhà sản xuất OEM.
Sự thống trị của Microsoft bắt đầu với Windows for Workgroups 3.11 vào tháng 8 năm 1993. Nó có khả năng chạy 32-bit và kết nối mạng tích hợp.
Nó nhanh chóng thâu tóm thị phần mảng doanh nghiệp. Khoảng thời gian này Debian và Slackware được phát hành.
Kỷ nguyên giải trí đa phương tiện
Vào giữa những năm 90, mọi PC đều có soundcard, ổ CD-ROM và một bộ loa phát nhạc. Dung lượng lưu trữ 650MB của CD-ROM giúp bạn chơi nhiều game hơn, với các đoạn phim chuyển cảnh và nhạc phim CD-audio. Các trường học đã mua các gói giải trí với video lưu trữ và tương tác.
Bây giờ, thế hệ 486 đã là tiêu chuẩn. Mặc dù những chiếc 386 vẫn là lựa chọn của các doanh nghiệp, nhưng bạn cần một chiếc 486 để tận hưởng “đa phương tiện”. Vào thời điểm này, giá phần cứng đã giảm đáng kể so với những năm 80 thường có CPU Intel, thập niên 90 các nhà sản xuất đối thủ đang tăng nhanh về số lượng và hạ giá thành.
Khởi đầu CPU AMD thường đi sau Intel, nhưng chip AMD có hiệu suất tốt hơn và cho phép tốc độ xung nhịp cao hơn, cho hiệu suất tương đương các chip hàng đầu Intel với mức giá thấp hơn nhiều.
Cyrix lúc này đang tạo dựng tên tuổi với bộ xử lý 486 nâng cấp, cung cấp khả năng nâng cấp giá rẻ cho những người sở hữu máy 386 với bo mạch chủ cũ của họ.
Intel Pentium phát hành năm 1993 đã mang đến thế hệ CPU tiếp theo. Intel đã bỏ “86” để tạo sự khác biệt với các nhà sản xuất khác, với “Pent” đến từ “penta” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là năm (hàm ý thế hệ 586). Pentium cho hiệu suất trên mỗi chu kỳ xung nhịp gần gấp đôi so với thế hệ 486, nhưng Pentium đời đầu chỉ có tốc độ 50-66MHz. Trong khi đó, AMD đang tung ra những CPU 486 được ép xung điên cuồng, như DX4-120 chạy ở tốc độ 120MHz mang đến hiệu năng gần như tương đương Pentium đời đầu. Hiệu suất mạnh mẽ với giá thấp hơn của AMD đã thu hút các nhà sản xuất như Acer và Compaq, và không chỉ họ thiết kế của Cyrix đã lọt vào tầm ngắm của IBM, bộ đôi AMD và IBM bắt đầu hợp tác vào năm 1994.
Năm 1995 chứng kiến sự ra đời của tiêu chuẩn ATX mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, quy định các vị trí lắp đặt bo mạch mới và các tính năng như tắt máy tự động. Nhưng bây giờ người đưa ra các tiêu chuẩn không còn là IBM nữa mà là Intel.
Nếu bạn ở đây và chưa xem qua phần 1 & 2
- Lịch sử máy tính PC: Máy tính ra đời năm nào – Phần 1
- Lịch sử máy tính PC: Apple II Đối thủ vĩ đại – Phần 2
Hết phần 3 – Vui lòng đón đọc phần 4